Hoa Kỳ yêu cầu từ Nga ngừng phát triển tên lửa? Thế đổi lại, Mỹ sẽ làm gì?

© Sputnik / The Ministry of Defence of the Russian Federation / Chuyển đến kho ảnhTên lửa hành trình với động cơ hạt nhân “Burevestnik”
Tên lửa hành trình với động cơ hạt nhân “Burevestnik” - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thượng nghị sĩ Alexei Pushkov phản ứng gay gắt trước việc Mỹ yêu cầu Nga ngừng phát triển tên lửa sử dụng động cơ hạt nhân. Nhà khoa học chính trị quân sự Oleg Glazunov trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik bày tỏ ý kiến rằng lập trường của Washington bắt nguồn từ nỗi sợ hãi về sức mạnh của Liên bang Nga.

Washington cần tập trung vào các cơ chế kiểm soát vũ khí hạt nhân mới, thay vì ra lệnh cho Matxcơva về việc "làm hay không làm gì". Đây là cách Thượng nghị sĩ Alexei Pushkov đáp lại những lời của đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về kiểm soát vũ khí, Marshall Billingsley, sau khi ông này nói rằng Nga cần từ bỏ việc phát triển và ứng dụng các loại tên lửa sử dụng động cơ năng lượng hạt nhân mới nhất, đồng thời gọi chúng là "Chernobyl biết bay".

Căn cứ điều khiển tên lửa đạn đạo liên lục địa ở bang Bắc Dakota. - Sputnik Việt Nam
"Đây là một bước tiến tới ngày tận thế". Điều gì sẽ xảy ra sau khi Mỹ rút khỏi START-3

Trước đó, khi đề cập tới tên lửa sử dụng động cơ năng lượng hạt nhân của Nga, Billingsley nói rằng loại vũ khí như vậy "hoàn toàn không được tồn tại". Theo ông, không có lời biện minh nào cho những "hệ thống ngày tận thế" này.

"Thế những tên lửa hạt nhân mới nhất của Mỹ, sẽ thay thế tất cả các LGM-30 Minuteman là gì?, chúng là vũ khí nhân đạo hay" thiên thần từ trời cao”? Xin nói cho ông Billingsley biết: đây chính là vũ khí của “Ngày tận thế”, - ông Pushkov viết trên Twitter.

Ông nhớ lại rằng Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp ước INF, đang rút khỏi START-3 và đang nỗ lực củng cố tiềm năng hạt nhân vốn đã mạnh mẽ của mình.

"Đây chính là sự tiến gần tới "Ngày tận thế", - ông Pushkov chỉ rõ.
© AP Photo / Ronald ZakĐặc phái viên của Tổng thống Mỹ về kiểm soát vũ khí, Marshall Billingsley
Hoa Kỳ yêu cầu từ Nga ngừng phát triển tên lửa? Thế đổi lại, Mỹ sẽ làm gì? - Sputnik Việt Nam
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về kiểm soát vũ khí, Marshall Billingsley

Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia của Hiệp hội các nhà khoa học chính trị quân sự, Phó giáo sư Khoa Khoa học chính trị và Xã hội học của Trường đại học kinh tế Plekhanov, Oleg Glazunov bày tỏ quan điểm rằng lập trường này của Hoa Kỳ bắt nguồn từ nỗi sợ hãi về sức mạnh của Liên bang Nga.

"Hoa Kỳ thua xa Nga trong lĩnh vực công nghệ tên lửa. Do đó, tất nhiên, Hoa Kỳ sợ những phát triển mới nhất, họ sợ rằng Nga đi trước. Đề xuất ngu ngốc rằng Nga cần từ chối thử vũ khí khác nhau bắt nguồn từ nỗi sợ hãi của Hoa Kỳ rằng Nga sẽ còn tiến xa hơn nữa, còn Hoa Kỳ sẽ tụt lại phía sau hơn nữa, và khi đó họ không còn có thể nêu ra những điều kiện của mình nữa", - ông Oleg Glazunov nói.
Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Mỹ từng kêu gọi Nga chấm dứt việc phát triển tên lửa có động cơ hạt nhân

Theo ông, các yêu cầu đơn phương sẽ không dẫn đến bất cứ điều gì - nếu Hoa Kỳ muốn Nga từ chối điều gì đó thì chính họ phải nhượng bộ.

"Thế đổi lại Hoa Kỳ sẽ làm gì? Không thể có chuyện tự nhiên thế được. Thế thì bản thân quý vị hãy ngừng thử nghiệm các công nghệ mới nhất của mình. Nghe có vẻ vô lý và không thể hiểu được: dựa trên cơ sở nào mà Nga phải ngừng thử nghiệm? Ngược lại, chúng ta phải cố gắng tăng khả năng phòng thủ càng nhiều càng tốt và tạo ra một đội quân mạnh, được trang bị vũ khí hiện đại. Chúng ta sẽ không có ý định tấn công bất cứ ai, đất nước chúng ta ủng hộ con đường hòa bình. Còn Hoa Kỳ thì mở ra vài cuộc chiến lớn ở Trung Đông mà cho tới giờ vẫn không dừng lại được", - nhà khoa học chính trị quân sự kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала