Liệu Ấn Độ có được lợi khi chuyển hướng từ Trung Quốc sang phương Tây?

© AP Photo / Ajit SolankiMột người đàn ông cầm một tấm áp phích kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc tại thành phố Ahmedabad, Ấn Độ
Một người đàn ông cầm một tấm áp phích kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc tại thành phố Ahmedabad, Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi Ấn Độ tập trung vào chuỗi cung ứng trong nước và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Ông đưa ra tuyên bố này trong cuộc họp trực tuyến của Hội đồng doanh nghiệp Mỹ - Ấn.

Theo ông, đây là cơ hội duy nhất để Ấn Độ giành quyền tự chủ từ Trung Quốc trong các lĩnh vực như viễn thông, cung cấp nguyên liệu dược phẩm, v.v. Ngoại trưởng Mỹ lưu ý Washington sẽ hỗ trợ tối đa cho Ấn Độ và an ninh đất nước.

Những khoảnh khắc khó khăn trong lịch sử quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ

Đã có nhiều thời khắc khó khăn trong lịch sử quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng Thủ tướng Ấn Độ hiện tại Narendra Modi trong những năm gần đây cố gắng tránh xa những mâu thuẫn chính trị và biên giới giữa hai nước và biến quan hệ song phương thành mối hợp tác kinh tế thực tế. Hai năm trước, hai nước đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh không chính thức đầu tiên tại Vũ Hán. 

© AFP 2023 / Handout / PIBThủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Liệu Ấn Độ có được lợi khi chuyển hướng từ Trung Quốc sang phương Tây? - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Thông điệp chính của hội nghị là: sự phát triển bền vững nền kinh tế hai nước lớn nhất châu Á là rất quan trọng, cả trong quan hệ song phương và toàn bộ khu vực. Do đó, cần tạo ra các cơ chế tăng cường tương tác kinh tế, cũng như cố gắng giải quyết mâu thuẫn chính trị và lãnh thổ còn tồn tại thông qua đối thoại. Hội nghị thượng đỉnh thứ hai tại Chennai, Ấn Độ, được tổ chức vào năm ngoái, là sự tiếp nối hợp lý của lần đầu tiên. Hai bên khẳng định cam kết đối với một giải pháp mang tính xây dựng cho các vấn đề an ninh khu vực. 

Cuộc tập trận chung Ấn Độ - Mỹ Malabar năm 2015 - Sputnik Việt Nam
Cuộc tập trận "Malabar". Trung Quốc sẽ ứng phó với việc quân sự hóa của “bộ tứ” như thế nào?

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nước đột nhiên xấu đi nghiêm trọng do hậu quả của một sự cố biên giới gần đây tại khu vực tranh chấp Ladakh ở dãy Himalya. Hiện giờ quân đội hai nước đang tìm cách ổn định tình hình trong khu vực. Tuy nhiên, những lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc đang vang lên ở Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ, theo hãng Reuters đưa tin, chỉ đạo hai nhà khai thác di động của mình là Bharat Sanchar Nigam (BSNL) và Mahanagar ĐT Nigam (MTNL) từ bỏ thiết bị Trung Quốc để nâng cấp mạng 4G. Ngoài ra, Ấn Độ chặn 59 chương trình và ứng dụng của Trung Quốc tại nước này, bao gồm TikTok, WeChat, Helo. Lý do chính thức là cuộc chiến chống lại mối đe dọa chủ quyền và an ninh quốc gia. 

© AP Photo / Manish SwarupCuộc biểu tình ở Ấn Độ chống lại hàng hóa Trung Quốc
Liệu Ấn Độ có được lợi khi chuyển hướng từ Trung Quốc sang phương Tây? - Sputnik Việt Nam
Cuộc biểu tình ở Ấn Độ chống lại hàng hóa Trung Quốc

Ngôn từ này rất phù hợp với những gì mà Hoa Kỳ lên tiếng khi đưa ra các biện pháp trừng phạt tiếp theo đối với các công ty Trung Quốc. Và nói chung, bản chất các hành động của Ấn Độ - chặn các công ty công nghệ và viễn thông Trung Quốc - rất giống với Washington. Hoa Kỳ rõ ràng đã quyết định lợi dụng mối quan hệ xấu đi giữa Ấn Độ và Trung Quốc, và thúc giục New Delhi nhìn về phía tây. Càng nhiều quốc gia có chung quan điểm với Washington về Trung Quốc, thì theo Nhà Trắng, càng dễ dàng kìm hãm sự phát triển và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc. 

Ứng dụng Tik Tok  - Sputnik Việt Nam
Tại sao Hoa Kỳ muốn cấm cửa ứng dụng di động của Trung Quốc?

Nhưng có một điểm quan trọng ở đây: để tạo ra một liên minh chống Trung Quốc, Hoa Kỳ bằng cách nào đó phải thu hút các quốc gia khác, và đưa ra một cái gì hấp dẫn để đáp lại. 

Mỹ có thể cung cấp những gì cho Ấn Độ?

Ít nhất, có thể nhớ lại tình hình với General Motors, công ty đã ngừng bán xe và đóng cửa sản xuất ở Ấn Độ. May mắn thay, doanh nghiệp vẫn còn hoạt động: công ty Trung Quốc Great Wall Motors đã mua lại cơ sở. Chỉ riêng trong tháng 1 năm nay, Great Wall đầu tư gần 500 triệu đô la vào nhà máy và sẽ sản xuất ô tô ở đó trong ba năm tới. Hoa Kỳ và Ấn Độ có một khoảng cách khổng lồ trong cơ cấu sản xuất, năng lực công nghệ. Hợp tác Mỹ - Ấn trong lĩnh vực này sẽ vô cùng khó khăn, Zhang Jiadong, giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu Nam Á tại Đại học Fudan nói. 

Công nhân làm việc trong dây chuyền sản xuất sợi tại nhà máy. - Sputnik Việt Nam
Các công ty chạy khỏi Trung Quốc: Liệu Việt Nam có chiến thắng cuộc đua đón “đại bàng”?

"Tôi không nghĩ Hoa Kỳ có thể làm bất cứ điều gì ở đây. Thứ nhất, vì ngành công nghiệp Mỹ rất phát triển. Không thể chuyển các ngành này sang Ấn Độ. Ngay cả khi Hoa Kỳ quyết định làm điều này, Ấn Độ khó có thể đảm bảo công việc bình thường của chúng. Thứ hai, Hoa Kỳ hiện muốn đưa lại sản xuất về quê hương. Liệu điều này sẽ dẫn đến còn nhiều chuỗi sản xuất dôi dư khác có thể để lại cho Ấn Độ? Từ quan điểm của Hoa Kỳ, tôi nghĩ động cơ chính là tấn công vào Trung Quốc, để các cơ sở hiện đang hoạt động ở Trung Quốc được chuyển đến Ấn Độ."

Về các chỉ số tuyệt đối, Mỹ vẫn đi trước Trung Quốc trong hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư với Ấn Độ. Theo thống kê do Bộ Thương mại Ấn Độ công bố, thương mại Mỹ - Ấn là 87,95 tỷ USD cho năm tài khóa 2010-2019. Đồng thời, thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc đạt 87,07 tỷ USD. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, Trung Quốc cũng thua xa Hoa Kỳ: tính đến cuối năm 2019, FDI của Trung Quốc vào Ấn Độ là 8 tỷ USD, trong khi chỉ số tương tự đầu tư của Mỹ vào Ấn Độ gấp 5 lần. 

Quan hệ Trung-Ấn. - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ đang cố gắng gây căng thẳng thêm trong quan hệ Trung-Ấn?

Tuy nhiên, Trung Quốc đang tích cực tăng đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ Ấn - động lực quan trọng nhất của nền kinh tế Ấn Độ. Trong ba năm, các khoản đầu tư Trung Quốc vào các công ty khởi nghiệp Ấn Độ tăng 12 lần, lên đến 4,6 tỷ đô la. Để so sánh, khối lượng vốn đầu tư nước ngoài năm 2019 từ Hoa Kỳ đến Ấn Độ là 4,22 tỷ đô la.

Trái tim của nền kinh tế thế giới là thị trường

Đối với các công ty công nghệ Trung Quốc, thị trường Ấn Độ dễ hiểu hơn: chính họ bắt đầu công việc trong những điều kiện tương tự. Ở cả hai quốc gia, hệ thống ngân hàng truyền thống kém phát triển hơn so với Hoa Kỳ. Thẻ tín dụng và các dịch vụ tài chính khác không có sẵn cho đại đa số mọi người. Tất cả những điều kiện cơ bản này tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh chóng các công nghệ tài chính ở Trung Quốc. Tình hình tương tự diễn ra ở Ấn Độ. Đó là lý do tại sao các công ty Trung Quốc, đã đạt được thành công trong thị trường của mình, giờ tìm cách áp dụng kinh nghiệm của họ vào Ấn Độ. Alibaba trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Paytm. Tencent đầu tư vào Hike. Ctrip vào MakeMyTrip. Cơ cấu hợp tác đầu tư và kinh tế được xác định theo thực tế xã hội và luật pháp thị trường. Các chỉ thị sẽ không có hiệu lực lâu dài, chuyên gia Zhang Jiadong nói. 

"Tôi tin rằng trái tim của nền kinh tế thế giới là thị trường. Đó là tỷ lệ cung và cầu. Sản phẩm của ai phù hợp hơn, có tỷ lệ chất lượng trên giá thành tốt hơn, sẽ có cơ hội. Nhập khẩu của Ấn Độ từ Trung Quốc dựa trên các nguyên tắc này. Thương mại giữa hai nước chuyển động không phải do quan hệ giữa nhà nước, mà do luật pháp của thị trường thế giới. Sớm hay muộn, tình hình thị trường sẽ thay đổi. Nhưng điều này sẽ không xảy ra do ý chí của các nhà lãnh đạo của bất kỳ quốc gia nào. Những biến dạng có chủ ý được tạo ra bởi các chính trị gia có thể có một số loại hiệu ứng ngắn hạn. Nhưng về lâu dài, mọi thứ đều tuân theo luật kinh tế".
Cuộc biểu tình của Ấn Độ chống lại Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Liệu việc giảm xung đột biên giới có thể đẩy xa làn sóng chống Trung Quốc tại Ấn Độ hay không?

Ấn Độ trước đây đã cố gắng giảm sự phụ thuộc công nghiệp và kinh tế vào Trung Quốc, nhưng trên thực tế, hóa ra thị trường vẫn tìm thấy các giải pháp tối ưu. Chẳng hạn, nước này đã đưa ra mức thuế bảo hộ 25% đối với các tấm pin mặt trời Trung Quốc vào năm 2018, hy vọng điều này sẽ giúp tăng năng lực sản xuất của chính họ. Nhưng trên thực tế, sản xuất trong nước không tăng và nhập khẩu các tấm pin mặt trời sang Ấn Độ lại tăng từ các nước châu Á khác: từ Việt Nam gấp 5 lần và từ Thái Lan gấp 26 lần. Hơn nữa, chúng còn thua kém sản phẩm Trung Quốc về chất lượng. Hiện giờ Hoa Kỳ đang đề xuất với Ấn Độ để giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu thô Trung Quốc cho công nghiệp dược phẩm. Nhiệm vụ dường như không kém phần khó khăn. Ấn Độ phụ thuộc 70% vào nguồn cung nguyên liệu dược Trung Quốc. Pompeo, trong một cuộc nói chuyện với các đồng nghiệp Ấn Độ, đã không đưa ra được hỗ trợ cụ thể trong vấn đề này. Và Hoa Kỳ có thể giúp đỡ như thế nào nếu 90% tất cả các loại kháng sinh, vitamin C, ibuprofen và hydrocortison được Hoa Kỳ nhập từ chính Trung Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала