Đầu tư của Việt Nam vào Nga: Cả hai nước đều cần

© Sputnik / Maksim Bogodvid / Chuyển đến kho ảnhSản xuất dầu
Sản xuất dầu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong thập kỷ qua, Nga đã trở thành nước lớn thứ hai sau Lào về nhận đầu tư của Việt Nam. Tiếp đó, trong tốp 5 còn có Campuchia, Venezuela và Myanmar, theo dữ liệu từ báo cáo của Cơ quan đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.

Trong cuộc phỏng vấn củs Sputnik, GS-TSKH Kinh tế Vladimir Mazyrin lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) đã phân tích báo cáo này và cho ý kiến nhận xét về những vấn đề liên quan.

Maksim Akimov - Sputnik Việt Nam
Chính phủ Nga ghi nhận việc tăng cường các dự án đầu tư của Việt Nam tại Nga
«Suốt một thời gian dài, Việt Nam đã cơ bản là nước nhận viện trợ nước ngoài, trước tiên và chủ yếu là từ Liên Xô, và sau đó là đầu tư nước ngoài, bao gồm cả từ Nga. Trong những năm gần đây, bản thân Việt Nam cũng trở thành nước tài trợ. Xuất khẩu vốn tư bản ra nước ngoài có cơ sở và thể hiện sự tăng trưởng tiềm năng và nhu cầu kinh tế của Việt Nam. Hơn thế nữa, điều quan trọng đáng lưu ý là đầu tư của nước Cộng hòa này không rót vào bất kỳ đâu, mà chỉ dành cho những lĩnh vực có quan tâm lợi ích trực tiếp và mang tính năng động thời sự. Điển hình như đầu tư vào Nga, là khối dầu khí. Ở đây, những khoản đầu tư lớn nhất trong tổng khối lượng 2,8 tỷ USD đầu tư Việt Nam rót vào hai liên doanh nằm trên lãnh thổ Nga. Về khí đốt, với Gazprom và về dầu mỏ, với Zarubezhneft. Nét đặc thù của các liên doanh này ở chỗ họ là «hình ảnh đối xứng» của các liên doanh Việt-Nga trên địa bàn Việt Nam. Như vậy, người Việt Nam hoạt động đồng đẳng ngang cấp với chúng ta: chúng ta đầu tư vào sản xuất dầu khí ở Việt Nam và phía Việt Nam cũng làm như thế ở Nga».

Tại sao Việt Nam quan tâm đến ngành dầu khí?

Theo quan điểm của GS Mazyrin, sở dĩ Việt Nam dành quan tâm cho chính ngành công nghiệp đặc biệt này bởi Hà Nội hiểu rõ thực tế ngày càng cạn kiệt nguồn dự trữ dầu mỏ và việc sản xuất khí đốt ở nước Cộng hòa trở nên rất phức tạp, ở một mức độ không nhỏ là do bối cảnh chính trị, cụ thể là quan hệ với Trung Quốc. Dường như Việt Nam phải tính đến lúc không thể tự đáp ứng nhu cầu của mình về khí đốt hoặc dầu mỏ, do đó cần tìm kiếm nguồn cung từ bên ngoài biên giới.

Trong tương quan này, GS Mazyrin cũng đề cập đến việc Việt Nam từ chối thực hiện dự án nguyên tử hòa bình, mà khởi đầu lẽ ra là cùng với Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam.

Mỏ khí đốt Mộc Tinh  - Sputnik Việt Nam
Truyền thông: Gazprom và PetroVietnam ký kết thỏa thuận về hợp tác chiến lược
«Dầu mỏ, khí đốt, than đá là những nguồn năng lượng phi tái tạo. Đặt cược vào các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và phong điện thì không mấy triển vọng. Hai loại này đều đắt giá hơn và trong hàng loạt trường hợp là có hại cho môi trường. Ví dụ, để lắp đặt các tấm pin mặt trời đòi hỏi một diện tích địa bàn lớn, sẽ phải lấy ra từ vốn đất nông nghiệp. Mà các cánh quạt xoay trong gió tạo ra xung động liên tục vào nền đất đến mức không thể sống ở đó. Đối với các nước có diện tích lãnh thổ lớn, nguồn năng lượng này có thể là một phương án lựa chọn, nhưng với quốc gia đông dân mà diện tích lãnh thổ hạn chế như Việt Nam, điều đó là vô vọng. Tôi cho rằng lời từ chối của Việt Nam với dự án hạt nhân là do có sự vận động hành lang của phương Tây và không đáp ứng cho lợi ích của Việt Nam. Chưa bao giờ Việt Nam dư thừa điện và sẽ không bao giờ có chuyện như vậy. Nước Cộng hòa với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng đã vấp phải và đang đối mặt với tình trạng thiếu điện ngày càng gay gắt hơn. Tôi tin rằng Việt Nam sẽ trở lại với dự án điện hạt nhân trong tương lai không xa», - GS Mazyrin dự đoán.

Vốn đầu tư của Việt Nam rót vào nông nghiệp Nga

Tiếp tục phân tích báo cáo của Cơ quan chuyên trách Việt Nam về đầu tư nước ngoài, GS Mazyrin lưu ý rằng sau đầu tư vào ngành dầu khí ở Nga, đứng thứ hai về đầu tư Việt Nam vào Nga là lĩnh vực nông nghiệp.

31.01.2018 Khai trương tổ hợp chăn nuôi bò sữa do tập đoàn TH True Milk xây dựng ở quận Volokolamsky, tỉnh Moskva. - Sputnik Việt Nam
NH Nông nghiệp Nga sẽ chi 240 triệu $ cho dự án của TH Group (Việt Nam) ở tỉnh Kaluga
«Nét đặc thù của hướng đi này là những khoản đầu tư tư nhân, khác với đầu tư của tập đoàn Nhà nước Petrovietnam. Đây là điển hình tuyệt vời được phía Nga hoan nghênh và khuyến khích. Tôi cho rằng số liệu công bố trong báo cáo còn chưa phản ánh đầy đủ khối lượng của những khoản đầu tư này, bởi dự án quy mô của tập đoàn TN chỉ mới bắt đầu thực hiện. Dự trù cung cấp khoản đầu tư hơn 2 tỷ USD, trong khi đó, theo tôi nghĩ, trong báo cáo chỉ phản ánh không quá nửa tỷ. Bởi dự án hiện thời đang được thực thi ở khu vực Matxcơva và tỉnh Kaluga của Nga, phía trước vẫn còn kế hoạch dành cho vùng Siberia và Viễn Đông nữa. Hơn thế nữa, chính cách tiếp cận của người Việt Nam đối với việc thực hiện dự án chăn nuôi bò sữa xứng đáng được tôn vinh, vì đó là lối tiếp cận tiên phong. Họ thực hiện kế hoạch tổ chức nông nghiệp theo chiều dọc, bao trọn từ cánh đồng đến quầy hàng. Tôi không thấy dữ liệu về việc có chăng nước nào khác đã thực hiện lối tiếp cận tương tự ở Nga».

Trung tâm Văn hóa-Kinh doanh

Loại hình thứ ba, theo ý kiến của GS-TSKH Mazyrin, hướng đi bề nổi trên bình diện đầu tư Việt Nam vào Nga, đó là tổ chức Trung tâm đa năng Văn hóa-Kinh doanh «Hà Nội» tại Matxcơva. Tuy nhiên GS Mazyrin cho rằng so với đầu tư Việt Nam rót vào liên doanh dầu khí và nông nghiệp ở Nga, thì hiệu quả lãi suất do đầu tư vào Trung tâm Văn hóa-Kinh doanh là thấp.

Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Hà Nội muốn tái thiết trung tâm lịch sử theo kinh nghiệm của Matxcơva
«Khi nghiên cứu phê chuẩn dự án, lập trường của chính quyền Matxcơva như sau: chúng tôi cấp đất cho bạn xây dựng, với điều kiện chuyển tất cả thương nhân Việt Nam đang buôn bán ở chợ sang kinh doanh văn minh trong Trung tâm. Tuy nhiên, động thái chuyển hoá này có vẻ đã không diễn ra: giá cho thuê gian hàng trong Trung tâm mới không vừa tầm phù hợp với những người buôn bán nhỏ. Vì vậy, thu nhập chính ở Trung tâm lại trông vào số phòng khách sạn và một siêu thị Nga bố trí ở tổ hợp đa năng này. Nhưng đồng thời, Trung tâm là địa bàn thuận tiện dành cho việc quảng bá văn hóa Việt Nam ở Nga: tại đây tổ chức nhiều sự kiện giao lưu hữu nghị chính thống, các triển lãm chuyên đề, giới thiệu sản phẩm và Lễ hội ẩm thực Việt Nam».

GS Mazyrin nêu ý kiến rằng có phương hướng rất triển vọng nếu phía Việt Nam đầu tư vào doanh nghiệp công nghiệp nhẹ ở Nga như các cơ sở dệt may và sản xuất giày dép.

«Người Việt Nam có cả vốn tư bản và những doanh nhân xuất sắc. Họ là những người có óc thực dụng nhạy bén, được hướng dẫn bởi nguyên tắc - không có gì, ngoài công việc kinh doanh. Tuy nhiên, nhìn vào báo cáo, chúng ta thấy họ không đầu tư vào bất kỳ nước nào họ muốn, mà chỉ chú ý đến nơi cung cấp cơ hội cho hoạt động này. Qua báo cáo của cơ quan Việt Nam có thể xác nhận rằng trong số những nền kinh tế phát triển lớn trên thế giới, chỉ riêng Nga luôn sẵn lòng dành những cơ hội như vậy cho các doanh nhân Việt Nam, mà không gây khó như kiểu chiêu thức «vặn tay vét túi» có thể bắt gặp ở nhiều nước khác», - GS Mazyrin kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала