Bộ Y tế dồn sức cho Đà Nẵng dập dịch, WB viện trợ Việt Nam chống Covid-19

© Ảnh : Thanh Tùng - TTXVNNhân viên y tế lấy mẫu máu để xét nghiệm nhanh cho người dân tại Trạm Y tế phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.
Nhân viên y tế lấy mẫu máu để xét nghiệm nhanh cho người dân tại Trạm Y tế phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Y tế đã cử những chuyên gia giỏi nhất về điều trị, xét nghiệm, dự phòng, máy thở, trang thiết bị y tế, khẩu trang - dồn sức dập dịch coronavirus ở Đà Nẵng và chi viện cho Quảng Nam kiểm soát tốt Covid-19.

Bản tin lúc 18h chiều 30/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, Việt Nam có thêm 5 trường hợp nhiễm coronavirus mới ở Quảng Nam, nâng tổng số ca mắc SARS-CoV-2 của cả nước lên thành 464 bệnh nhân.

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa hỗ trợ Việt Nam 6,2 triệu USD không hoàn lại để tăng cường năng lực giám sát và xét nghiệm Covid-19, nghiên cứu vắc-xin, phát triển bộ test kit xét nghiệm coronavirus và truyền thông nâng cao ý thức phòng chống dịch.

Thêm 5 ca ở Quảng Nam mắc Covid-19

Bộ Y tế chiều 30/7 công bố thêm 5 trường hợp mắc Covid-19 mới ở Quảng Nam. Việt Nam có 464 người nhiễm nCoV.

Lực lượng chức năng phong tỏa khu vực ngõ 230/26 Mễ Trì Thượng, nơi có trường hợp nghi nhiễm COVID-19 đang sinh sống. - Sputnik Việt Nam
Chủng mới virus corona lây lan nhanh: Việt Nam sắp thêm nhiều ca nhiễm mới?

Với 5 ca nhiễm mới này nâng tổng số người mắc SARS-CoV-2 ở Quảng Nam lên thành 8 trong vòng 6 ngày qua. Tính từ thời điểm Đà Nẵng bùng phát dịch trong cộng đồng đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 48 ca lây nhiễm cộng đồng. Trong đó, Đà Nẵng có 34 người, Quảng Ngãi một trường hợp và Quảng Nam 8 trường hợp. Riêng Hà Nội 2 ca, Đắk Lắk 1 ca, TP.HCM hai người mắc.

Trong số 464 ca dương tính, có 369 người đã khỏi bệnh/bình phục, còn 95 bệnh nhân hiện đang được tích cực điều trị. Trong số này, có 14 người đã âm tính một lần, 4 ca âm tính từ hai lần trở lên và 77 trường hợp còn dương tính với Covid-19.

Về các ca mắc coronavirus mới này, Bộ Y tế thông tin cụ thể cho biết, bệnh nhân số 460 là người phụ nữ 49 tuổi quê xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Được biết, trong các ngày từ 18/6-20/7, bệnh nhân có chăm sóc chồng tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Đà Nẵng. Đến ngày 23/7 thì bắt đầu có các biểu hiện bệnh lý như đau đầu, mệt, đau họng.

Về bệnh nhân mắc nCoV số 461, Bộ Y tế cho biết, đây là người phụ nữ 45 tuổi ở ohường Sơn Phong, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam. Từ ngày 13-14/7/2020, bệnh nhân đến khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Đà Nẵng để chăm sóc mẹ bị ốm. Ngày 26/7, bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi.

Ca bệnh số 462 là người đàn ông 53 tuổi, ở phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Hôm 24/7, ông có đến chăm sóc bố là bệnh nhân 428 tại khoa Nội – Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.

© Ảnh : Thanh Tùng - TTXVN Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại Trạm Y tế phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.
Bộ Y tế dồn sức cho Đà Nẵng dập dịch, WB viện trợ Việt Nam chống Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại Trạm Y tế phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.

Bệnh nhân nhiễm nCoV số 463 là nữ, 45 tuổi, ở Cẩm Nam, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam. Bệnh nhân này đến chăm sóc bố là ca bệnh số 428 tại khoa Nội – Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng hôm 24/7.

Nhân viên xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng tích cực xét nghiệm các mẫu tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Virus corona ở bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng là chủng mới, xâm nhập vào Việt Nam

Bệnh nhân mắc Covid-19 số 434 là nữ bệnh nhân 69 tuổi ở phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ngày 18/07, người phụ nữ này đi thăm bệnh nhân số 428.

Bộ Y tế cho biết, cả 5 trường hợp được lấy mẫu ngày 28/7/2020 lấy mẫu, kết quả ngày 30/7/2020 dương tính với coronavirus.

Hiện tại, Việt Nam đang có khoảng 81.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được cách ly. Trong số này có 472 người được cách ly tại bệnh viện, 14.000 người hiện đang ở các cơ sở tập trung và 66,561 người hiện đang được cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Bệnh nhân nhiễm coronavirus số 437 rất nặng

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, tính đến thời điểm này đã có 369/469 ca bệnh của Việt Nam đã được công bố khỏi bệnh, chiếm 79,5% tổng số ca bệnh. Hiện Việt Nam vẫn chưa ghi nhận ca tử vong nào vì coronavirus.

Pano tuyên truyền phòng, chống dịch được treo ngay cửa ra vào bến xe Mỹ Đình.  - Sputnik Việt Nam
Dịch Covid-19 Việt Nam phức tạp hơn trước: Có cách ly Hà Nội, TP.HCM?

Chiều nay, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị cho biết, trường hợp bệnh nhân số 437 đang diễn biến rất nặng. Hiện tại, bệnh nhân này đang phải can thiệp ECMO, các bác sĩ tích cực xử lý và điều trị cho trường hợp này.

Bệnh nhân số 437 là người đàn ông 61 tuổi ở phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Ca bệnh này có bệnh nền là suy thận mạn, đã điều trị chạy thận. Ông còn bị tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, gout tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian dài trước khi phát hiện nhiễm coronavirus.

Trước đó, Bộ Y tế cho hay, ngày 22/7, bệnh nhân vào lại khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Đà Nẵng, để chạy thận. Hôm sau, người này xuất hiện triệu chứng khó thở, mệt nhiều nên được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng.

Các nhân viên y tế đang bước ra từ tiệm bánh pizza ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam vào giai đoạn 3 chống COVID-19: Khó có khả năng mở đường bay vào ngày 1/8

Ngày 27/7, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Khi vào khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, thể trạng mệt mỏi. Sau đó, bệnh nhân này phải thở máy.

Cũng trong lần hội chẩn quốc gia lần thứ 5 này chỉ trong vòng 1 tuần qua, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn đề nghị các bệnh viện báo cáo về tình hình bệnh nhân đang điều trị SARS-CoV-2 tại các cơ sở y tế phải thở máy, công tác vận chuyển bệnh nhân giữa Bệnh viện Đà Nẵng đến Bệnh viện trung ương Huế, nhu cầu về trang thiết bị, máy lọc thận, quả lọc, máy thở…

Tại buổi hội chẩn chiều nay, các điểm cầu báo cáo về tình hình bệnh nhân đang điều trị, theo đó tại Bệnh việc C Đà Nẵng  hiện đang điều trị 2 bệnh nhân số 420 và 445.

Lãnh đạo BV C Đà Nẵng cho biết, trường hợp bệnh nhân số 420 không còn cảm giác khô miệng, vận động tay chân bình thường, thông khí phổi tốt. Trước đó, ca bệnh số 420 có thời gian diễn biến rất nặng.

Về phần mình, TS Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, hiện đơn vị này đang điều trị cho 19 bệnh nhân, trong đó 2 ca phải can thiệp ECMO, 2 ca thở máy, ca 428 suy thận nặng, thở máy vừa cấp cứu xong các thông số tạm ổn.

Đồng thời, hôm nay Bệnh viện Đà Nẵng đã làm việc với Bệnh viện Trung ương Huế để chuyển thêm 5 bệnh nhân chạy thận nhân tạo đến bệnh viện ở Huế.

Ngoài ra, có một bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Hoàn Mỹ phải thở máy được đề nghị chuyển đến Bệnh viện trung ương Huế.

GS.TS Nguyễn Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện trung ương Huế cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân 438 nặng từ BV Đà Nẵng chuyển đến tối ngày 28/7.

Hiện bệnh nhân đã có tiến triển tốt hơn rất nhiều. Bệnh nhân không phải nằm hồi sức. Ngoài ca này, bệnh viện cũng tiếp nhận trường hợp ca bệnh 436 có bệnh nền.

“Hiện, bệnh viện cũng đang chuẩn bị tiếp nhận thêm các ca bệnh từ BV Đà Nẵng và BV Phổi Đà Nẵng chuyển ra. Đồng thời bệnh viện đã chuẩn bị khu tiếp nhận bệnh nhân nặng”, GS.TS Nguyễn Như Hiệp cho biết.

Bộ Y tế dồn sức cho Đà Nẵng, chi viện cho Quảng Nam

Ngày 30/7, Bộ Y tế đã quyết định tăng cường chi viện nhân lực phòng chống dịch cho Đà Nẵng để giúp thành phố dập dịch Covid-19.

Lấy mẫu xét nghiệm phát hiện sớm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Real time – PCR tại thành phố Lào Cai.  - Sputnik Việt Nam
Quân đội Việt Nam siết chặt biên giới, ca tử vong ở Đà Nẵng không nhiễm Covid-19

Trong đoàn chi viện của Bộ Y tế có các chuyên gia từ Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Cục phòng, chống HIV/AIDS, Viện Pasteur Nha Trang và Viện Pasteur TP.HCM. Tất cả các chuyên gia của Bộ Y tế sẽ phối hợp với ba tổ công tác đặc biệt về giám sát dịch, xét nghiệm và điều trị mà Bộ Y tế đã cử ra Đà Nẵng từ 25/7.

Theo thông báo của Bộ Y tế, toàn bộ lực lượng chi viện này sẽ do PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương chỉ đạo. Ngoài ra, Bộ Y tế còn huy động thêm gần 800 sinh viên của Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng và Đại học Y Dược Huế tham gia thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch tại Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đã chuyển tới Đà Nẵng 10 máy thở và hỗ trợ thêm khẩu trang N95 cho các bệnh viện trên địa bàn thành phố và Bệnh viện trung ương Huế.

Phát biểu trong cuộc hội chẩn quốc gia chiều 30/7, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Bạch Mai trưởng đoàn công tác của BV Bạch Mai tại điểm cầu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết về cơ sở vật chất bệnh viện tỉnh Quảng Nam có thể tiếp nhận bệnh nhân, nhưng nhân lực và trang thiết bị bệnh viện còn thiếu nhiều.

GS.TS Nguyễn Quang Tuấn đề nghị bổ sung nhân lực Hồi sức tích cực cho Bệnh viện tỉnh Quảng Nam từ các trung tâm y tế của TP.Hồ Chí Minh.

Ths. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh, Tổ trưởng Tổ điều trị Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế đang hỗ trợ tại Đà Nẵng cho biết, trong những ngày qua, Bộ Y tế phối hợp với BV Bạch Mai, BV Chợ Rẫy đào tạo cho Trung tâm y tế Hòa Vang.

Hiện Trung tâm có thể tiếp nhận 180 bệnh nhân và đang thiết lập trung tâm Thận nhân tạo.

Trước tình hình này, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn đã đề nghị Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh cử thêm bác sĩ hồi sức vào hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Trung ương tỉnh Quảng Nam, đề nghị Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh hỗ trợ, đào tạo và kiểm định cho các BV tại Quảng Nam về công tác xét nghiệm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Tái bùng phát dịch Covid-19 ở Việt Nam: Vỡ trận sẽ không kịp trở tay

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, việc hội chẩn trực tuyến để các giáo sư tư vấn và hỗ trợ thêm về chuyên môn, quan trọng nhất là các bác sĩ điều trị trực tiếp về tình hình bệnh nhân.

Do đó, các bệnh viện báo cáo về Sở Y tế và khẩn trương đánh giá nhu cầu và gửi văn bản đề nghị hỗ trợ về trang thiết bị, máy móc, thuốc, vật tư tiêu hao, khẩu trang về Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo Quốc gia để đáp ứng và huy động từ mọi nguồn lực.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng yêu cầu, tất cả các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Đà Nẵng tham gia vào công tác điều trị. Đồng thời, tất cả các cán bộ y tế bệnh viện phải được đào tạo tập huấn để sẵn sàng hỗ trợ và chi viện cho các bệnh viện tại địa phương và các tỉnh lân cận.

Đặc biệt, việc phân luồng cách ly và phòng ngừa phải được thực hiện rất sớm, khi có yếu tố dịch tễ nghi ngờ, biểu hiện lâm sàng rõ phải thực hiện ngay xét nghiệm.

TS.Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin cho biết, trong số 219 công dân được đón về nước từ Guinea Xích đạo hôm qua, có 125 ca dương tính với coronavirus. Trong số này, có 6 người bị tổn thương phổi và có 3/6 bệnh nhân bị nhiễm sốt rét và ký sinh trùng cần được theo dõi sát sao.

WB viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 6,2 triệu USD ứng phó với đại dịch Covid-19

Chiều 30/7 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiến hành lễ ký kết Hiệp định viện trợ không hoàn lại trị giá hơn 6,2 triệu USD giúp Việt Nam tăng cường năng lực giám sát và xét nghiệm, nghiên cứu vắc-xin, bộ kit test xét nghiệm coronavirus và công tác truyền thông.

Tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai được ngăn rào chắn phong tỏa để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng. - Sputnik Việt Nam
Phải tìm ra nguồn lây Covid-19 ở Đà Nẵng, người dân không nên hoang mang

Được biết, đây là dự án do Quỹ Tài chính khẩn cấp Phòng chống Đại dịch (PEF) qua khoản bảo hiểm được phân bổ cho Việt Nam.

Mục tiêu của dự án là nhằm tăng cường năng lực của hệ thống phòng xét nghiệm tại Viện Vệ sinh và Dịch tễ Trung ương (NIHE) và các hệ thống phòng xét nghiệm khác trên toàn quốc, giúp tăng năng lực đánh giá miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19.

Bên cạnh đó, khoản viện trợ mà WB cung cấp cho Việt Nam cũng sẽ được sử dụng vào công tác mua sắm và cung cấp trang bị nhằm nâng cao năng lực cho Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC), phục vụ nghiên cứu và phát triển vắc-xin mới và xét nghiệm chẩn đoán nhanh.

© Ảnh : Trần Việt - TTXVNQuang cảnh lễ ký kết.
Bộ Y tế dồn sức cho Đà Nẵng dập dịch, WB viện trợ Việt Nam chống Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Quang cảnh lễ ký kết.
“Tình hình Covid-19 tại Việt Nam đang diễn tiến phức tạp. Dự án khẩn cấp này không chỉ giúp Chính phủ nhanh chóng theo dõi và ứng phó với Covid-19 mà còn góp phần xây dựng một hệ thống y tế vững chắc và có sức chống chọi với các sự kiện y tế khẩn cấp trong tương lai”, bà Stefanie Stallmeister, quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu tại lễ ký kết.

Những người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị bắt giữ tại đồn biên phòng Chi Ma, Lạng Sơn. - Sputnik Việt Nam
Nhập cảnh trái phép, nguy cơ Việt Nam lây nhiễm Covid-19: Ai phải chịu trách nhiệm?
Về phần mình, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa sự hỗ trợ mà Quỹ PEF cùng với Ngân hàng Thế giới. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ nhằm nhanh chóng hoàn tất các thủ tục tiếp nhận khoản viện trợ trong thời gian ngắn nhất.

Trong khuôn khổ dự án này, sẽ có 200 phòng xét nghiêm tham gia giám sát và xét nghiệm Covid-19 tại các bệnh viện, trung tâm y tế và trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh trên khắp cả nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала