Việt Nam vào giai đoạn 3 chống COVID-19: Khó có khả năng mở đường bay vào ngày 1/8

© AP Photo / Hau DinhCác nhân viên y tế đang bước ra từ tiệm bánh pizza ở Hà Nội.
Các nhân viên y tế đang bước ra từ tiệm bánh pizza ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Số ca nhiễm COVID-19 xuất hiện nhanh và đột ngột tại Đà Nẵng, và sau đó, lan sang các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi chỉ sau 3 đến 5 ngày. Lần đầu tiên, Việt Nam thực hiện cách ly xã hội cả một thành phố trực thuộc trung ương để phòng chống dịch COVID-19.

Tình hình COVID-19 tại Việt Nam đang có nhiều đột biến nhanh và phức tạp. Sputnik đã phỏng vấn chuyên gia về các vấn đề chính trị, quân sự và kinh tế, đại tá Nguyễn Minh Tâm, cộng tác viên trung thành của Sputnik về giai đoạn 3 của cuộc chiến dịch phòng chống COVID-19, đặc biệt là những biện pháp Việt Nam đang thực hiện trong tình hình hiện nay.

Tốc độ lây lan tăng nhanh

Sputnik: Chào ông Nguyễn Minh Tâm! Tình hình COVID-19 hiện nay ở Việt Nam như thế nào, thưa ông? Có lý do để hoảng loạn hay không?

Chuyên gia Nguyễn Minh Tâm: Việt Nam đã bước vào giai đoạn thứ 3 của Chiến dịch phòng chống COVID-19 với các đặc điểm sau:

Lực lượng chức năng phong tỏa khu vực ngõ 230/26 Mễ Trì Thượng, nơi có trường hợp nghi nhiễm COVID-19 đang sinh sống. - Sputnik Việt Nam
Chủng mới virus corona lây lan nhanh: Việt Nam sắp thêm nhiều ca nhiễm mới?

Số ca nhiễm COVID-19 xuất hiện nhanh và đột ngột tại cùng một thành phố Đà Nẵng và sau đó, lan sang các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi chỉ sau 3 đến 5 ngày. Tính đến 12h trưa 29-7-2020, đã có 31 ca nhiễm COVID-19 được xác nhận. Trong đó: 1 ca nhập cảnh từ Nga qua cảng hàng không Cần Thơ, 6 ca có nguồn lây chưa xác định tại Đà Nẵng, 24 ca lây chéo tại Đà Nẵng, chủ yếu ở 5 bệnh viện: BV Đà Nẵng, BV C Đà Nẵng, BV Phổi Đà Nẵng, BV Giao thông vận tải Đà Nẵng và BV 199 (Bộ Công an).

Có thể nói, tốc độ lây lan tăng nhanh đột ngột. Hiện tại có 3 ca diễn biến nặng ngay sau khi nhập viện, phải thở máy và sử dụng ECMO ngoài cơ thể, tiên lượng xấu. Trong số đó, có 2 ca có triệu chứng sốt, ho từ hàng tuần trước nhưng không đi thăm khám ở các trung tâm y tế hiện đại để được trợ giúp mà lại tự điều trị hoặc thăm khám ở các cơ sở y tế tư nhân không đủ năng lực chẩn đoán và điều trị.

© Ảnh : TTXVN phátBệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, có lực lượng an ninh túc trực.
Việt Nam vào giai đoạn 3 chống COVID-19: Khó có khả năng mở đường bay vào ngày 1/8 - Sputnik Việt Nam
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, có lực lượng an ninh túc trực.

Trong giai đoạn 3 chủng virus SARS-COV-2 mới

Sputnik: Chủng virus SARS-COV-2 trong giai đoạn 3 này có gì khác với 2 đợt trước không?

Lấy mẫu xét nghiệm phát hiện sớm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Real time – PCR tại thành phố Lào Cai.  - Sputnik Việt Nam
Quân đội Việt Nam siết chặt biên giới, ca tử vong ở Đà Nẵng không nhiễm Covid-19
Chuyên gia Nguyễn Minh Tâm: Chủng virus SARS-COV-2 mới trong giai đoạn 3 này khác với 5 chủng virus SARS-COV-2 đã lưu hành tại Việt Nam trong giai đoạn 1 khi xâm nhập từ Trung Quốc và giai đoạn 2 khi virus xâm nhập từ Châu Âu. Đây là chủng đã có biến đổi gen, có khả năng bám dính lâu hơn trên bề mặt nên lây lan nhanh hơn mặc dù độc lực vẫn như cũ. Rất có thể đây là chủng virus đã lưu hành ở Bắc Mỹ và Châu Mỹ La tinh. Các dữ liệu về chủng virus mới hiện đang được phân tích, xác minh.

Hiện tai, chưa xác định đươc F0. Không loại trừ ngồn F0 “lọt lưới” qua các đường mòn, lối mở trên biên giới từ những trường hợp nhập cảnh trái phép, chủ yếu từ Trung Quốc. Việc xác lập và khám phá chuyên án chống các tổ chức đường dây nhập cảnh trái phép có thể sẽ cho “đáp số” về nguồn lây nhiễm mới. Cũng không loại trừ việc cách ly những người nhập cảnh có sơ hở, để mầm bệnh lọt ra ngoài khu vực cách ly và lây lan ra cộng đồng.

Việt Nam phản ứng nhanh

Sputnik: Việt Nam đang tổ chức chống dịch trong tình hình hiện nay như thế nào?

Chuyên gia Nguyễn Minh Tâm: Như trong các giai đoạn trước đây, Chính phủ Việt Nam và các cơ quan chức năng đã phản ứng rất nhanh, chỉ sau 3 ngày kể từ khi phát hiện ca bệnh số 416 (ca bệnh đầu tiên của giai đoạn 3), đã thực hiện cấp tốc các biện pháp đối phó gồm có:

a) Về phòng ngừa, chống lây lan:

  • - Thực hiện cách ly xã hội trên toàn thành phố Đà Nẵng theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ. Có thể tham khảo về chỉ thị này trên link https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/-/asset_publisher/TW6LTp1ZtwaN/content/huong-dan-thuc-hien-chi-thi-16-ct-ttg-ve-cach-ly-xa-hoi. Các địa phương khác có người đi đến hoặc trở về từ Đà Nẵng thì thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24-4-2020 của Thủ tướng Chính phủ (tham khảo link https://thuvienphapluat.vn/van-ban/the-thao-y-te/Chi-thi-19-CT-TTg-2020-tiep-tuc-thuc-hien-bien-phap-phong-chong-dich-COVID-19-trong-tinh-hinh-moi-440991.aspx )
  •  Phong tỏa cách ly tuyệt đối khu vực có 3 bệnh viện của Đà Nẵng nằm liền kề nhau. Phong tỏa và cách ly các điểm dân cư cấp tổ dân phố, khu dân phố có bệnh nhân COVID-19 tại Đà Nẵng và các điểm phát hiện có ca lây nhiễm. Đưa đi cách ly tập trung những người đã tiếp xúc trực tiếp với các ca lây nhiễm.
  • Trong vòng 24 giờ, giải tỏa khách du lịch đang ở Đà Nẵng bằng đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Các địa phương có khách du lịch trở về từ Đà Nẵng thực hiện cách ly tập trung đối với những người đã đến 20 địa điểm có các ca nhiễm bệnh lui tới theo Thông báo số 17/TB-BYT ngày 28-7-2020 của Bộ Y tế; thực hiện cách ly tại nơi cư trú với những người trở về từ Đà Nẵng sau ngày 17-7-2020; thực hiện khai báo y tế bắt buộc đói với những người trở về từ Đà Nẵng sau ngày 8-7-2020.
  • Khách du lịch còn bị kẹt lại tại Đà Nẵng phải ở nguyên nơi đã tạm trú, chỉ ra ngoài khi có việc thật cần thiết. Chính quyền Đà Nẵng sẽ bảo đảm cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men, chăm sóc sức khỏe cho các du khách chưa kịp rời Đà Nẵng trước 0 giờ ngày 28-7-2020.
  • Tạm dừng giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy và đường biển đến và đi từ Đà Nẵng từ 0 giờ ngày 28-7-2020, trừ các phương tiện phục vụ phòng chống dịch, cấp cứu bệnh nhân, vận chuyển hàng y tế và các phương tiện bảo đảm quốc phòng, an ninh.
  •  Các địa phương trong cả nước tiến hành đeo khẩu trang khi đi ra đường và đến nơi công cộng, thực hiện giản cách xã hội (khoảng cách tiếp xúc 2 m); hạn chế tập trung đông người, hủy bỏ một số sự kiện, giải đấu thể thao, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ nghi tôn giáo. Riêng kỳ thi tốt nghiệp PTTH vẫn tiếp tục thực hiện bình thường theo kế hoạch nhưng phải bảo đảm giãn cách xã hội trong và ngoài phòng thi.
  • Lực lượng phòng hóa tại Quân khu 5 chịu trách nhiệm tiêu độc khử trùng tại các bệnh viện có bệnh nhân COVID-19 đang điều trị; các khu vực có bệnh nhân COVID-19 cư trú hoặc lui tới trước đó.
  •  Lực lượng Công an Nhân dân tại Đà Nẵng bảo đảm an ninh trật tự, phối hợp với các lực lượng chuyên trách y tế và quân đội phong tỏa nghiêm ngặt các khi vực cách ly, phối hợp truy vết các ca lây nhiễm, làm rõ lịch trình đi lại, tiếp xúc của các bệnh nhân phục vụ cho công tác cách ly phòng ngừa lây lan.
  • Bộ Công an khẩn trương lập án, điều tra, làm rõ các đường dây, tổ chức, cá nhân có hành vi tổ chức cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép, kiểm tra rà soát toàn bộ các trường hợp tạm trú, tạm vắng, phát hiện sớm các trường hợp nhập cảnh trái phép để xử lý theo pháp luật.
  •  Bộ đội Biên phòng trên tất cả toàn bộ các tuyến biên giới tăng cường chốt trực, tuần tra, nhất là các khu vực có địa hình phức tạp, có đường mòn, lối mở, không được để lọt bất kỳ một trường hợp nhập cảnh trái phép nào.
  • Bộ Công thương và các bộ có liên quan bảo đảm cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho Đà Nẵng trong thời gian cách ly xã hội.
  • Bộ Thông tin truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tăng cường tuyên truyền vận động người dân tham gia phòng chống dịch, tự bảo vệ mình; phối hợp với các lực lượng chức năng ngăn chặn, xử lý các thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc về dịch COVID-19 trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội; bảo đảm thông tin công khai, minh bạch, chính xác, tránh gây hoang mang trong nhân dân.

b) Về điều trị:

  • Tái kích hoạt hệ thống ứng phó khẩn cấp, đặt các đội ứng cứu khẩn cấp vào tình trạng sẵn sàng.
  •  Tăng cường lực lượng y bác sĩ có nhiều kinh nghiệm điều trị bệnh nhân COVID-19 từ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy đến Đà Nẵng. Khẩn trương hội chẩn và có biện pháp điều trị thích hợp đối với các bệnh nhân nặng; hạn chế tử vong tới mức thấp nhất.
  • Bổ sung tối đa phương tiện, vật tư y tế cho Đà Nẵng để điều trị bệnh nhân.
  •  Khẩn trương phân lập chủng virus mới phát hiện để có phác đồ điều trị thích hợp. Tiếp tục hoàn thiện phác đồ điều trị bệnh nhân COVID-19 ở mọi cấp độ và nhiều bệnh cảnh khác nhau.
  • Đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu chế tạo vaccine phòng ngừa virus SARS-COV-2 và các loại thuốc điều trị đặc hiệu COVID-19

Những người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị bắt giữ tại đồn biên phòng Chi Ma, Lạng Sơn. - Sputnik Việt Nam
Nhập cảnh trái phép, nguy cơ Việt Nam lây nhiễm Covid-19: Ai phải chịu trách nhiệm?
Việc dịch COVID-19 đột ngột bùng phát tại Đà Nẵng là điều đã được Chính phủ Việt Nam dự liệu từ trước. vấn đề còn lại chỉ là thời điểm xảy ra. Vì đã xây dựng sẵn các kịch bản ứng phó với các tình huống dịch bệnh COVID-19 ở 5 cấp độ từ khi mới bùng phát dịch bệnh giai đoạn 2, đồng thời đã có các kinh nghiệm đối phó với ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai và các ổ dịch khác trong cộng đồng nên Chính phủ Việt Nam và các cơ quan chức năng đã phản ứng kịp thời, mau lẹ; thực thi kiên quyết các biện pháp khoanh vùng, phòng ngừa nhiều lớp. Đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam thực hiện cách ly xã hội cả một thành phố trực thuộc trung ương để phòng chống dịch COVID-19.

Xã hội Việt Nam bình tĩnh và cảnh giác cao độ

Sputnik: Có sự hoảng loạn không, thưa ông? Theo đánh giá của ông, có lý do để hoảng loạn hay không?

Chuyên gia Nguyễn Minh Tâm: Trong vụ bùng phát COVID-19 mới ở Đà Nẵng, một số người có lo lắng, hoang mang, nhưng nhìn chung, người dân Việt Nam rất bình tĩnh, thực hiện nghiêm các chỉ thị của Chính phủ và các biện pháp phòng chống dịch.

Nhân viên xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng tích cực xét nghiệm các mẫu tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Virus corona ở bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng là chủng mới, xâm nhập vào Việt Nam

Trong đợt dịch mới này, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua vét lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm. Mọi người bình tĩnh theo dõi chặt chẽ các thông tin khuyến cáo từ Bộ Y tế và các cơ quan chức năng, không có một số biểu hiện hoảng loạn như khi bắt đầu hai đượt dịch trước đó, khi phát hiện bệnh nhân số 1 và bệnh nhân số 17.

Ngay cả khi Bộ Y tế công bố phát hiện chủng virus SARS-COV-2 lần này là một chủng mới, người dân Việt nam nói chung cho rằng không có lý do gì để hoảng loạn. Đa số người dân Việt Nam đã nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh, nhưng còn cao hơn nữa, họ đã nhận thức được vai trò chủ động của chính mình cũng như tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật tự giác. Vì vậy, kể từ khi dịch bệnh COVID-19 tái bùng phát tại Đã Nẵng, tại các địa phương trong cả nước, kể cả Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường và người dân lại tiếp tục thực hiện những biện pháp phòng dịch căn bản như đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, giữ cự ly giãn cách khi tiếp xúc, v.v…

Không khí xã hội Việt Nam hiện nay, theo đánh giá của tối, là bình tĩnh và cảnh giác cao độ, không thể nói là có dấu hiệu hoảng loạn!

Khả năng sẽ chưa mở đường bay

Sputnik: Trong tình hình hiện nay, khả năng là việc mở một số đường bay từ 1/8 sẽ không thực hiện được?

Kiểm tra nhiệt độ tại một trường trung học ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng
Chuyên gia Nguyễn Minh Tâm: Khả năng đó là có bởi chưa chắc phía Trung Quốc đã đồng ý cho Việt Nam bay. Một số nơi khác cũng vậy. Nói chung thì mở đường bay cũng giống như mở du lịch, làm sớm quá trong tình hình COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay là không khả thi, thậm chí lợi bất cập hại. Nhiệm vụ trước mắt là tập trung điều trị cho số ca trong nước và hơn 120 ca từ Equator Guinea về Việt Nam tối nay 29/7. Ngành hàng không còn tiếp tục vận chuyển thêm người Việt ở nước ngoài về. Mỗi đội bay (cơ trưởng, cơ phó, hoa tiêu và 5-6 tiếp viên) sẽ phải cách ly 14 ngày, nếu không có vấn đề gì mới được bay tiếp. Nếu mở thêm nhiều đường bay nước ngoài, ngành hàng không sẽ sớm bị thiếu hụt nhân lực.

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNSau khi xuống máy bay, toàn bộ công dân và phi hành đoàn sẽ được đưa về khu cách ly y tế.
Việt Nam vào giai đoạn 3 chống COVID-19: Khó có khả năng mở đường bay vào ngày 1/8 - Sputnik Việt Nam
Sau khi xuống máy bay, toàn bộ công dân và phi hành đoàn sẽ được đưa về khu cách ly y tế.

Sputnik: Cảm ơn ông Nguyễn Minh Tâm đã chia sẻ thông tin với Sputnik.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала