Báo chí Ba Lan đánh giá sức mạnh pháo Sprut của Nga

© Sputnik / Evgeny Biyatov / Chuyển đến kho ảnhXe tự hành chống tăng Sprut-SDM 1
Xe tự hành chống tăng Sprut-SDM 1 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Pháo chống tăng tự hành Sprut-SDM1, mà Ấn Độ có thể mua từ Nga, sẽ đối phó hiệu quả với các thiết bị quân sự của kẻ thù tiềm năng. Đây là ý kiến đăng trên báo Defense24 của Ba Lan.

Trước đó, báo Economic Time của Ấn Độ trích dẫn các nguồn tin quân sự cho biết chính phủ nước này đã cho phép mua xe tăng hạng nhẹ ở nước ngoài trong bối cảnh đối đầu quân sự với Trung Quốc ở vùng Đông Ladakh. Trong số các phương án lựa chọn, Economic Time đề cập đến Sprut SDM-1, có các tính năng kỹ thuật tương tự xe tăng T-72 và T-90 quân đội Ấn Độ đang sử dụng.

Với trọng lượng không lớn lắm, kích thước nhỏ gọn và hỏa lực hùng hậu, Sprut có thể phát huy hiệu quả cao trong vai trò vũ khí thay thế loại xe tăng chính của quân đội khi hoạt động trên địa hình đồi núi gập ghềnh, tác giả bài báo trên Defense24 cho biết.

Thiết bị pháo tự hành chống tăng Sprut-SD - Sputnik Việt Nam
Xe tăng lội nước hạng nhẹ "Sprut-SDM1" sẽ gia nhập thị trường thế giới

Ông lưu ý rằng Sprut-SDM1 là phương án tuyệt vời để vô hiệu hóa xe tăng Type 15 của Trung Quốc, mà Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc sử dụng để "hoạt động" ở vùng núi.

Sprut-SD là loại pháo chống tăng và phòng không tự hành của Nga. Nó được thiết kế để chiến đấu với xe tăng và các phương tiện bọc thép khác, cũng như bộ binh địch trong đội hình các đơn vị không quân đổ bộ, thủy quân lục chiến và lực lượng đặc nhiệm. Sprut-SDM1 là phiên bản hiện đại hóa của loại pháo này.

Xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ

Giữa Trung Quốc và Ấn Độ từ lâu đã tồn tại tranh chấp lãnh thổ về chủ quyền đối với khu vực miền núi phía bắc Kashmir, cũng như gần 60 nghìn km2 ở bang Arunachal Pradesh vùng đông bắc. Đường kiểm soát thực tế chạy qua khu vực Ladakh. Vào mùa thu năm 1962 tranh chấp này leo thang thành chiến tranh biên giới. Năm 1993 và 1996, Trung Quốc và Ấn Độ đã ký kết thỏa thuận gìn giữ hòa bình ở những khu vực tranh chấp.

Tình hình ở khu vực này trở nên căng thẳng hơn từ đầu tháng 5, khi một loạt các cuộc xung đột xảy ra giữa quân đội hai nước ở khu vực hồ núi cao Pangong Tso. Sau đó, Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu tăng cường sự hiện diện quân sự của họ ở Ladakh dọc theo đường kiểm soát thực tế. Một vòng xoáy căng thẳng mới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã nổ ra sau cuộc đụng độ giữa binh sĩ hai nước tại thung lũng Galwan ở Ladakh vào tối ngày 15 tháng Sáu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала