Việt Nam rút kinh nghiệm sau ca Covid-19 đầu tiên tử vong, sớm dập dịch ở Đà Nẵng

© Ảnh : Thanh Vũ – TTXVNHội Chữ thập đỏ và Đoàn thanh niên Phường 10, Quận 3 thực hiện đo thân nhiệt và hướng dẫn người dân rửa tay phòng chống dịch COVID – 19 trước khi vào trụ sở UBND.
Hội Chữ thập đỏ và Đoàn thanh niên Phường 10, Quận 3 thực hiện đo thân nhiệt và hướng dẫn người dân rửa tay phòng chống dịch COVID – 19 trước khi vào trụ sở UBND. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam khẳng định, dịch coronavirus ở Đà Nẵng còn phức tạp vì chưa xác định được nguồn lây, Việt Nam đã áp dụng những biện pháp mạnh nhất, cần lên dây cót, tập trung cao nhất dập thật sớm ổ dịch ở Đà Nẵng.

Chiều 31/7, Việt Nam ghi nhận thêm 37 trường hợp dương tính với coronavirus, trong đó có 26 ca bệnh xâm nhập, nâng tổng số ca nhiễm của cả nước lên thành 546 ca mắc Covid-19.

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa quyết định hỗ trợ Đà Nẵng 100 máy thở cùng nhiều trang thiết bị y tế để phòng, chống dịch Covid-19.

 Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại Trạm Y tế phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chính thức có ca tử vong đầu tiên vì Covid-19

Trước tình hình dịch bệnh do SARS-CoV-2 diễn biến phức tạp tại Đà Nẵng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Thành phố đã quyết định thành lập Bệnh viện Dã chiến thuộc Sở Y tế tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang.

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương sẵn sàng xét nghiệm Covid-19 tại chỗ. Đồng thời, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã ký công điện đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng UBND các tỉnh thành phố về hỗ trợ đẩy nhanh công tác xét nghiệm, truy vết các trường hợp liên quan đến những ca dương tính với Covid-19.

Liên quan đến ca tử vong đầu tiên vì Covid-19, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế khản trương hội chẩn rút kinh nghiệm về trường hợp này và rà soát toàn bộ quá trình điều trị bệnh nhân. Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho rằng diễn biến dịch Covid-19 tại Đà Nẵng tương đối phức tạp vì vẫn chưa xác định được nguồn lây.

Việt Nam có thêm 37 trường hợp nhiễm Covid-19

Thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 chiều ngày 31/7 cho biết, Việt Nam vừa ghi nhận thêm 37 ca dương tính với SARS-CoV-2.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm của người dân xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn. - Sputnik Việt Nam
Kỷ lục: Đà Nẵng thêm 45 ca mắc Covid-19 mới, Việt Nam có nguy cơ rất cao lây nhiễm rộng

Cụ thể, trong thông báo của Bộ Y tế nêu rõ, 26/37 ca mắc mới là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay.

Ngoài ra, còn có 3 ca tại TP. Hồ Chí Minh và 8 ca tại Quảng Nam là ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng cộng, Việt Nam hiện có 546 ca bệnh.

Đáng chú ý, trong ngày hôm nay, Việt Nam đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên liên quan đến coronavirus, đó là trường hợp bệnh nhân số 428 bị nhồi máy cơ tim, có bệnh lý nền là tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, suy thận mãn tính giai đoạn cuối, biến chứng. Bệnh nhân đồng thời cũng bị suy hô hấp do tim suy và ảnh hưởng của SARS-CoV-2.

Các trường hợp nhiễm mới hôm nay, Bộ Y tế cho biết cụ thể. Bệnh nhân số 510 là nữ, 57 tuổi, ở phường 12, quận 10, TP. Hồ Chí Minh.

Về tiểu sử dịch tễ, Bộ Y tế cho hay, trong thời gian từ 5-7/2020 bệnh nhân có chăm sóc mẹ, bố tại Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng và Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.

Các trường hợp mắc nCoV 511, 512, 513, 514, 515 và số 516 đều là bệnh nhân mang quốc tịch Việt Nam, là thuyền viên Tàu chở gas.

Nhân viên y tế lấy mẫu máu để xét nghiệm nhanh cho người dân tại Trạm Y tế phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế dồn sức cho Đà Nẵng dập dịch, WB viện trợ Việt Nam chống Covid-19

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19, trong khoảng thời gian từ ngày 2-5/7/2020, các thuyền viên có dừng ở Qatar, 14-16/7/2020 ở Ấn Độ, qua Singapore để tiếp nhiên liệu.

Đến ngày 28/7, nhóm bệnh nhân này nhập cảnh Cảng Vũng Tàu, tất cả được cách ly ngay trên tàu sau nhập cảnh. Sau đó được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc.

Về trường hợp ca nhiễm nCoV số 517, Bộ Y tế cho biết, đây là người phụ nữ 55 tuổi, trú ở phường Lê Hồng Phong, TP. Quãng Ngãi.

Ngày 29/6 - 22/7, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 22/07/2020 chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh. Từ ngày 23/07/2020 về nhà con gái tại phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức.

© Ảnh : TTXVN phátCác bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu cho bệnh nhân COVID-19 ngay trong đêm.
Việt Nam rút kinh nghiệm sau ca Covid-19 đầu tiên tử vong, sớm dập dịch ở Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu cho bệnh nhân COVID-19 ngay trong đêm.

Ca mắc Covid-19 số 518 là người phụ nữ, 61 tuổi, ở phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Ngày 19-23/07/2020 đến Bệnh viện Đà Nẵng thăm và chăm sóc bệnh nhân số 436.

Một số trường hợp nhiễm coronavirus ở Quảng Nam được ghi nhận hôm nay như bệnh nhân số 519, nam, 40 tuổi, Hội An, Quảng Nam. Ngày 23/7/2020 chăm sóc bệnh nhân số 428 tại Bệnh viện Đà Nẵng (bệnh nhân 428 vừa qua đời ngày 31/7).

Bệnh nhân số 520 là nữ, 51 tuổi, trú tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam. Ngày 20- 24/07/2020 có đi điều trị tư cho bệnh nhân số 433

Ca mắc SARS-CoV-2 số 521 là một thiếu niên, 15 tuổi, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đây là cháu ngoại bệnh nhân 433.

Pano tuyên truyền phòng, chống dịch được treo ngay cửa ra vào bến xe Mỹ Đình.  - Sputnik Việt Nam
Dịch Covid-19 Việt Nam phức tạp hơn trước: Có cách ly Hà Nội, TP.HCM?

Bệnh nhân số 522 là nam, 67 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam. Ngày 09-22/07/2020 điều trị khoa Thận nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng.

Bệnh nhân số 523 là nữ, 63 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam. Đây là vợ bệnh nhân 522, ngày 09-22/07/2020 chăm sóc chồng điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Ca nhiễm Covid-19 nhân số 524 là nữ, 86 tuổi, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ngày 11-16/7/2020, bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng. Ngày 18-27/7/2020, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bình An. Ngày 27/7/2020, bệnh nhân chuyển đến điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam.

Bệnh nhân số 525 là cụ ông 90 tuổi, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ngày 13-20/7/2020 điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Ca bệnh nCoV số 526 nam, 50 tuổi, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ngày 13-20/7/2020, bệnh nhân chăm sóc BN525 tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Đặc biệt, theo thông báo của Bộ Y tế, các bệnh nhân số 527 đến 546 đều là các bệnh nhân trở về nước trên chuyến bay VN06 từ Guinea Xích đạo về Sân bay Nội Bài lúc 15h00 ngày 29/7/2020.

Như vậy tính đến 18h ngày 31/7, Việt nam ghi nhận tổng cộng 546 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó 302 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Số lượng ca mắc mới liên quan tới Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 104 ca. Từ 6h đến 18h ngày 31/7 ghi nhận 37 ca mắc mới.

Các nhân viên y tế đang bước ra từ tiệm bánh pizza ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam vào giai đoạn 3 chống COVID-19: Khó có khả năng mở đường bay vào ngày 1/8

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe là 53.767 người, trong đó 619 đang cách ly tập trung tại bệnh viện, 38.523 người cách ly tại nhà và nơi lưu trú, 14.625 người được cách ly tập trung tại cơ sở khác.

Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương đã công bố khỏi bệnh cho 4 bệnh nhân gồm các bệnh nhân số 356 (nam, 42 tuổi, quốc tịch Việt Nam), bệnh nhân 359 (nam, 35 tuổi, quốc tịch Việt Nam), bệnh nhân 383 (nam, 40 tuổi, quốc tịch Myanmar) và ca bệnh số 413 (nam, 31 tuổi, quốc tịch Myanmar).

Trong số các ca mắc coronavirus đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 6 ca. Số ca âm tính lần 2 trở lên là 8 ca. Số ca tử vong là một trường hợp.

Vingroup hỗ trợ Đà Nẵng 100 máy thở xâm nhập

Trong văn bản gửi tới Thành ủy TP.Đà Nẵng, UBND TP. Đà Nẵng và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Đà Nẵng hôm nay 31.7, Tập đoàn Vingroup đã đề đề nghị tài trợ TP.Đà Nẵng nhiều trang thiết bị y tế để phòng, chống dịch Covid-19.

Lấy mẫu xét nghiệm phát hiện sớm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Real time – PCR tại thành phố Lào Cai.  - Sputnik Việt Nam
Quân đội Việt Nam siết chặt biên giới, ca tử vong ở Đà Nẵng không nhiễm Covid-19

Cụ thể, đại diện Vingroup nhận định tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay tại TP.Đà Nẵng đang diễn biến phức tạp, có nguy cơ lây lan và bùng phát mạnh trong cộng đồng. Mong muốn là doanh nghiệp tiên phong, kêu gọi các thành phần trong xã hội cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh, cũng như để người dân Đà Nẵng được yên tâm và góp phần trấn an xã hội, Tập đoàn Vingroup đề nghị tài trợ khẩn cấp cho địa phương 100 máy thở xâm nhập VFS 510.

Được biết, đây là 1 trong 2 mẫu máy thở "Made in Vietnam" đầu tiên do Vinsmart phát triển, được công nhận chính thức bởi Bộ Y tế. Thiết bị do Vingroup sản xuất cũng đã vượt qua các bài đo kiểm chất lượng độc lập, được tiến hành đánh giá lâm sàng thông qua việc sử dụng thực tế tại nhiều bệnh viện tuyến đầu như BV Bạch Mai, BV Quân y 103, BV Vinmec... với sự theo dõi, đánh giá sát sao của các bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia đầu ngành.

Ngoài ra, Tập đoàn Vingroup cũng cho biết sẵn sàng cho mượn trang thiết bị y tế và điều động nhân lực y tế từ hệ thống bệnh viện Vinmec của Tập đoàn, hỗ trợ bệnh viện dã chiến đang thành lập tại Đà Nẵng. Bên cạnh đó, bệnh viện Vinmec Đà Nẵng sẵn sàng tiếp nhận các ca bệnh cần có phương tiện đặc biệt để xử lý như bệnh nhân có chỉ định can thiệp động mạch vành, chấn thương xương, chấn thương sọ não... theo chi trả của Bảo hiểm y tế hoặc theo đơn giá/mức chi trả của các Bệnh viện công.

Trước đó, ngày 30/7, Vingroup thông tin cho biết, Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec (thuộc Tập đoàn Vingroup) đã phát triển thành công hai bộ Kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (VinKit), đạt chất lượng tương đương các sinh phẩm chẩn đoán theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Các nhân viên y tế đang bước ra từ tiệm bánh pizza ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam căng mình ứng phó với đợt bùng phát dịch Covid-19 mới

Trong đó, bộ VinKit SARS-CoV-2 Multiplex RT-PCR do Vinmec nghiên cứu, cải tiến có khả năng tích hợp phản ứng “3 trong 1”, giảm được 70% thao tác kỹ thuật, tăng gấp đôi tốc độ thực hiện, đảm bảo độ chính xác cao với chi phí thấp.

Theo thông báo của Tập đoàn, hai bộ kit test VinKit SARS-CoV-2 RT-PCR 1.0 và VinKit SARS-CoV-2 Multiplex RT-PCR được Vinmec phát triển dựa trên quy trình công nghệ của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), đã được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cấp phép sử dụng tháng 3/2020.

“Kết quả kiểm định độc lập từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và sinh phẩm y tế cho thấy 02 bộ VinKit hoạt động ổn định, chính xác 100% trên mẫu lâm sàng, đạt ngưỡng phát hiện tương đương với sinh phẩm chẩn đoán theo khuyến cáo của WHO”, Vingroup khẳng định.

Cũng theo thông báo của Vingroup, bộ Kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 là dự án sản xuất thứ 2 của Tập đoàn Vingroup nhằm ứng phó với đại dịch Covid -19.

Trước đó, tháng 5/2020, máy thở do Công ty Vinsmart (thuộc Tập đoàn Vingroup) phát triển với tỉ lệ nội địa hóa lên tới 70% đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, và đã trao tặng cho Nga, Ukraina và Singapore.

Đà Nẵng lập thêm Bệnh viện dã chiến tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang

Ngày 31/7, một cơ sở mới tiếp nhận điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 là Bệnh viện dã chiến thuộc Sở Y tế đã được thành lập tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang. Bệnh viện được lập theo quyết định số 139/QĐ-BCĐ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Đà Nẵng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Tái bùng phát dịch Covid-19 ở Việt Nam: Vỡ trận sẽ không kịp trở tay
Bên cạnh Bệnh viện dã chiến ở Cung Thể thao Tiên Sơn được mở ra trước đó, việc xây dựng thêm Bệnh viện dã chiến ở Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang sẽ giúp mở rộng quy mô tiếp nhận, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 trong tình hình mới.

Bệnh viện dã chiến tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang có sức chứa 200 giường bệnh, ở thôn Thạch Nham Đông, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang.

Đây sẽ là nơi cách ly, chăm sóc và điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 theo quy định và thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến của Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang đã được Sở Y tế phê duyệt.

 Cơ cấu, tổ chức, hoạt động các phân khu bên trong Bệnh viện dã chiến được thực hiện theo Quyết định số 1942/QĐ-BYT ngày 4/5/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Mô hình tổ chức, hoạt động bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân mắc Covid-19”.

Sở Y tế có trách nhiệm tham mưu, đề xuất lãnh đạo thành phố ban hành quyết định kiện toàn bộ máy lãnh đạo bệnh viện, hướng dẫn tổ chức, hoạt động bệnh viện theo đúng quy định pháp luật.

UBND thành phố Đà Nẵng trước đó đã thống nhất và chọn Cung Thể thao Tiên Sơn làm Bệnh viện dã chiến với sức chưa khoảng 1.000 giường. Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đang phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương khảo sát, họp bàn kế hoạch và xây dựng Bệnh viện dã chiến tại khu vực này một cách nhanh nhất.

Bộ Y tế: Tăng tốc truy vết các trường hợp về từ Đà Nẵng

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương khẩn trương tăng tốc thực hiện truy vết các trường hợp đi về từ thành phố Đà Nẵng tính từ 1/7-28/7 và từ các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao theo thông báo khẩn của Bộ Y tế.

Tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai được ngăn rào chắn phong tỏa để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng. - Sputnik Việt Nam
Phải tìm ra nguồn lây Covid-19 ở Đà Nẵng, người dân không nên hoang mang

Chiều nay, 31/7, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế GS.TS Nguyễn Thanh Long đã ban hành công điện số 1191 gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai khẩn trương, nhanh chóng nhiều biện pháp phòng chống dịch coronavirus.

Theo công điện của Bộ trưởng Bộ Y tế, tiếp theo các Công điện số 1167 của Bộ Y tế ngày 29/7 về việc khẩn trương rà soát, quản lý, thực hiện cách ly trường hợp đi đến các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao trên địa bàn TP Đà Nẵng, Bộ Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia.

Bộ Y tế yêu cầu phát huy trách nhiệm của chính quyền cơ sở, đề cao trách nhiệm của lãnh đạo chính quyền địa phương, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai quyết liệt, kịp thời các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn và thực hiện triệt để phương châm bốn tại chỗ theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng, các địa phương khẩn trương, tăng tốc thực hiện việc truy vết các trường hợp đi về từ thành phố Đà Nẵng từ 01/7/2020 đến 28/7/2020 và các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao theo các thông báo khẩn của Bộ Y tế, các trường hợp tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh, tiến hành ngay việc cách ly y tế phù hợp theo quy định, lấy mẫu thực hiện xét nghiệm và giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe.

“Huy động các cơ sở có khả năng thực hiện xét nghiệm, thực hiện việc thanh toán bảo hiểm y tế cho xét nghiệm Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam”, GS.TS Nguyễn Thanh Long nêu rõ.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tăng cường năng lực, thành lập các tổ, đội giám sát cách ly, theo dõi sức khỏe người dân tại cộng đồng, giao trách nhiệm phụ trách các hộ dân trên địa bàn, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bảo đảm phát hiện sớm các trường hợp. Thực hiện phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng với tất cả các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh không để lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

© Ảnh : Tuấn Anh - TTXVNLãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk kiểm tra công tác chuẩn bị điều trị, cách ly bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Đắk Lắk.
Việt Nam rút kinh nghiệm sau ca Covid-19 đầu tiên tử vong, sớm dập dịch ở Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk kiểm tra công tác chuẩn bị điều trị, cách ly bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Đắk Lắk.

Bộ Y tế cũng đã yêu cầu UBND ba tỉnh thành phố gồm Hà Nội, TP.HCM, Đắk Lắk chỉ đạo tiếp tục điều tra dịch tễ, lập dnah sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan đến bệnh nhân, thực hiện tốt cách ly và lấy mẫu xét nghiệm để tiến hành khẳng định.

Những người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị bắt giữ tại đồn biên phòng Chi Ma, Lạng Sơn. - Sputnik Việt Nam
Nhập cảnh trái phép, nguy cơ Việt Nam lây nhiễm Covid-19: Ai phải chịu trách nhiệm?

Đồng thời, hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng ký công điện 1183 gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng UBND các tỉnh, thành phố về việc xét nghiệm virus Covid-19.

Theo đó, các địa phương chủ động chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực xét nghiệm tại chỗ bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và điều kiện an toàn sinh học cấp II tiến hành lấy mẫu xét nghiệm coronavirus với tất cả các trường hợp nhiễm nCoV trong giai đoạn dịch Covid-19 ban hành kèm Quyết định số 2245 của Bộ Y tế.

Bộ Y tế yêu cầu đàu tư, nâng cấp phòng xét nghiệm và các phương tiện, thiết bị bổ sung sinh phẩm trong trường hợp cần thiết để xét nghiệm SARS-CoV-2 bảo đảm hiệu quả phù hợp, tránh lãng phí.

Bộ Y tế đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị Quân Y có phòng xét nghiệm đủ năng lực để hỗ trợ các đơn vị địa phương, ngành y tế trong việc triển khai xét nghiệm virus corona, tiếp tục phổi hợp với y tế địa phương lấy mẫu cho các đối tượng trong khu tập trung tại các cơ sở quân đội và gửi ngay mẫu để tiến hành xét nghiệm. Đặc biệt là các đơn vị quân y các bệnh viện trực thuộc đóng trên địa bản thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.

Về phần Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế đề nghị nhận được sự hỗ trợ từ các đơn vị trực thuộc đủ năng lực xét nghiệm Covid-19 đảm bảo đủ điều kiện về công cụ, vật tư phối hợp, hỗ trợ Bộ Y tế xét nghiệm trên diện rộng trong trường hợp cần thiết.

Việt Nam rút kinh nghiệm sau ca tử vong đầu tiên liên quan đến Covid-19

Chiều nay, 31/7, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 tại Việt Nam đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Tất cả hành khách đều thực hiện việc đeo khẩu trang tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam xuất hiện chủng Covid-19 mới, Đà Nẵng giãn cách xã hội ít nhất 14 ngày

Tại cuộc họp, Bộ Y tế đã thông báo trường hợp bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tử vong tại Việt Nam. Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), các chuyên gia hàng đầu Việt Nam đã 6 lần hội chẩn và tích cực điều trị, nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi vì bệnh nền nặng. Bệnh nhân suy thận mãn, chạy thận nhân tạo chu kỳ 2 tuần/lần trong 10 năm nay.

“Hội đồng chuyên Bộ Y tế khẩn trương hội chẩn rút kinh nghiệm trường hợp này và rà soát toàn bộ quá trình điều trị bệnh nhân. BN 428 có các yếu tố bệnh lý nền nặng, tuổi cao và được tiên lượng nặng, thể trạng bệnh nhân suy kiệt do chạy thận 10 năm nay. Bệnh nhân tử vong sau một cơn nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân có bệnh nền về huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy thận suy tim giai đoạn cuối và viêm phổi do mắc Covid-19”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Tại đây, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết thêm về ca tử vong đầu tiên vì coronavirus của Việt Nam.

Người đứng đầu Bộ Y tế cho hay, đây là trường hợp bệnh nhân rất nặng, cao tuổi, nhiều bệnh lý nền nặng, đã được hội chẩn nhiều lần của Tiểu ban điều trị và các chuyên gia đầu ngành về hồi sức cấp cứu, tim mạch, truyền nhiễm, được Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế điều trị, hồi sức tích cực, cấp cứu liên tục.

“Thậm chí, Bộ đã cử GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, chuyên gia đầu ngành tim mạch vào trực tiếp điều trị nhưng vẫn không cứu được. Hiện Đà Nẵng còn một số trường hợp rất nặng”, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết.

Theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, diễn biến dịch bệnh tại Đà Nẵng tương đối phức tạp vì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định được nguồn lây. Tuy nhiên, hiện nay đa số các ca phát hiện đều thuộc cụm bệnh viện ở Đà Nẵng. Một vài ca bệnh khác không liên quan đến cụm bệnh viện đang được tiến hành điều tra nguồn gốc lây nhiễm.

“Xác định tình hình ở Đà Nẵng không đơn giản vì những bệnh nhân mắc Covid-19 đều là những bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý nền nặng (cấp cứu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo). Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu Bộ Y tế đã chỉ đạo rất sát sao, tập trung phương tiện, trang thiết bị, điều động những lực lượng tốt nhất vào Đà Nẵng”, lãnh đạo Bộ Y tế cho hay.

Nhân viên xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng tích cực xét nghiệm các mẫu tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Virus corona ở bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng là chủng mới, xâm nhập vào Việt Nam
Hiện Bộ Y tế đã nâng công suất xét nghiệm tại Đà Nẵng lên 10.000 mẫu/ngày. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, cùng các chuyên gia giỏi nhất đã vào Đà Nẵng phối hợp với địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cho biết, diễn biến dịch bệnh nhanh chóng những ngày qua làm tâm lý người dân Đà Nẵng không khỏi lo lắng. Chính quyền địa phương đã vào cuộc rất quyết liệt, chỉ đạo nghiêm ngặt, nhưng có thời điểm cũng lúng túng. Các cơ quan chức năng cần tiếp tục tập trung lực lượng để hỗ trợ dập dịch ở địa phương này.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Sớm dập dịch ở Đà Nẵng

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, ưu tiên cao nhất bây giờ là tiếp tục thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, của Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế, các ngành, tập trung khoanh gọn, dập thật sớm ổ dịch ở Đà Nẵng.

“Chúng ta đã dùng những biện pháp rất mạnh, Bộ Y tế đã lập tổ công tác đặc biệt, tăng cường rất nhiều chuyên gia, huy động các lực lượng công an, quốc phòng cùng vào cuộc dập dịch. Thông tin đến bây giờ cho thấy về cơ bản các ca bệnh được phát hiện đều liên quan đến khu 3 bệnh viện ở Đà Nẵng nhưng chúng ta không được chủ quan. Các địa phương phải tăng cường siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt các thành phố lớn”, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 cho biết.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, tình hình dịch bệnh bên ngoài rất phức tạp, trong 24 tiếng đồng hồ qua đã ghi nhận trên 200.000 ca nhiễm mới. Các nước đều tăng nhanh cả về ca nhiễm và số tử vong.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp.
Việt Nam rút kinh nghiệm sau ca Covid-19 đầu tiên tử vong, sớm dập dịch ở Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp.
“Do vậy, chúng  ta không thể nào ở trạng thái bình thường mà nhất định phải bình thường mới”, Phó Thủ tướng khẳng định, đồng thời, Ban Chỉ đạo thống nhất trình Thủ tướng ban hành văn bản chỉ đạo để sẵn sàng trong trạng thái bình thường mới khi có sự cố như Đà Nẵng.

Kiểm tra nhiệt độ tại một trường trung học ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng
Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế tăng cường lực lượng phòng, chống dịch cho Đà Nẵng, đồng thời phải chỉ đạo quyết liệt hệ thống bệnh viện thực hiện nghiêm các chỉ đạo trước đây về tầm soát, sàng lọc, bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ, đúng với ý nghĩa y tế là tuyến đầu, luôn sẵn sàng cao độ, đặc biệt là những khoa điều trị bệnh nhân nặng, có bệnh lý nền.

Đối với việc chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp sắp tới, mặc dù đã tính đến phương án một tỉnh hay một số tỉnh có dịch phải cách ly theo Chỉ thị 16, nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục theo dõi chặt chẽ đến sát ngày thi để có phương án căn cứ đúng tình hình thực tế, báo cáo Thủ tướng.

“Phương án thi phải đảm bảo an toàn sức khỏe cho thí sinh, tuân thủ quy định về phòng, chống dịch nhưng vẫn phải đảm bảo cơ hội cho những học sinh có năng lực được vào học những trường ĐH theo nguyện vọng, năng lực của mình”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала