Một số chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2020

© REUTERS / KhamNgười đàn ông có con đi xe đạp, đeo mặt nạ bảo vệ, trên đường phố Hà Nội, Việt Nam
Người đàn ông có con đi xe đạp, đeo mặt nạ bảo vệ, trên đường phố Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Xe chưa cấp biển có thể được tham gia giao thông; 11 trường hợp bị thu hồi đăng ký xe, biển số xe; CSGT cấp huyện được tuần tra, xử phạt trên quốc lộ; gia đình quân nhân dự bị được trợ cấp đến 240.000 đồng/ngày... là những chính sách có hiệu lực kể từ tháng 8/2020.

Xe chưa cấp biển có thể được tham gia giao thông

Nội dung này được quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an về việc quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Theo Thông tư 58 có hiệu lực từ 1/8, xe chưa được đăng ký, cấp biển số chính thức có nhu cầu tham gia giao thông cần tiến hành đăng ký tạm thời.

Trong khi trước đây, Bộ Công an chỉ cho phép đăng ký tạm thời và tham gia giao thông với trường hợp xe ô tô lưu hành từ kho, cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác.

Tuy nhiên, xe đăng ký tạm thời chỉ được phép tham gia giao thông theo thời hạn, tuyến đường và phạm vi hoạt động ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời.

Khu vực xung quanh Hồ Gươm ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Hàng loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2020

11 trường hợp bị thu hồi đăng ký xe, biển số xe

Ngày 16/6, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.

Thông tư đã bổ sung 4 trường hợp phải thu hồi đăng ký xe, biển số xe so với quy định cũ, gồm: xe đã đăng ký nhưng không đúng hệ biển; xe thuộc diện sang tên, chuyển quyền sở hữu; xe quân sự không còn nhu cầu cấp biển số xe dân sự; xe đã đăng ký nhưng phát hiện hồ sơ xe giả hoặc cấp biển số không đúng quy định.

Ngoài ra, còn 7 trường hợp khác cũng phải thu hồi đăng ký xe, biển số xe Thông tư 58 vẫn kế thừa quy định cũ, gồm: xehỏng không sử dụng được hoặc xe bị phá hủy do nguyên nhân khách quan; xe tháo máy, khung để thay thế cho xe khác.

Xe tạm nhập của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tái xuất hoặc chuyển nhượng tại Việt Nam; xe được miễn thuế nhập khẩu, nay chuyển nhượng sang mục đích khác; xe đăng ký tại các khu kinh tế - thương mại đặc biệt hoặc khu kinh tế cửa khẩu quốc tế theo quy định của Chính phủ khi tái xuất hoặc chuyển nhượng vào Việt Nam; xe bị mất cắp, chiếm đoạt không tìm được, chủ xe đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe.

Cuối cùng là xe hết niên hạn sử dụng; xe không được phép lưu hành theo quy định của pháp luật; xe có kết luận của cơ quan thẩm quyền bị cắt hàn hoặc đục lại số máy, số khung hoặc số máy hoặc số khung.

Chỉ 4 trường hợp CSGT được dừng phương tiện

Từ ngày 5/8, khi Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông (CSGT) có hiệu lực thì chỉ còn 4 trường hợp CSGT được dừng phương tiện, gồm:

  • Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm về giao thông và các hành vi vi phạm khác;
  • Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
  • Có Văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm.

CSGT cấp huyện được tuần tra, xử phạt trên quốc lộ

Theo Thông tư 65/2020/TT-BCA của Bộ Công an có hiệu lực từ 5/8, Công an cấp huyện bố trí lực lượng, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến quốc lộ sau:

  • Các tuyến quốc lộ, đoạn quốc lộ không phải tuyến trọng điểm, có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp và các tuyến giao thông đường bộ có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc đi qua thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện theo kế hoạch của giám đốc công an cấp tỉnh, trưởng phòng CSGT.
  • Các tuyến đường tỉnh; đường huyện; đường xã; đường chuyên dùng; đường đô thị không thuộc trường hợp các tuyến đường chính, tuyến đường có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp.
  • Phối hợp với Phòng CSGT tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính theo kế hoạch của giám đốc công an cấp tỉnh, trưởng phòng CSGT.

Như vậy, nếu như trước đây công an cấp huyện chỉ được phối hợp với Phòng CSGT tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trên quốc lộ theo kế hoạch của giám đốc công an cấp tỉnh thì nay đơn vị này đã được phép tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên một số tuyến quốc lộ, đoạn quốc lộ.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tòa án nhân dân

Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân ban hành 18/6/2020 có hiệu lực từ 10/08/2020.

Theo đó, thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tòa án nhân dân được quy định như sau:

  • Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án TAND cấp huyện.
  • Chánh án TAND cấp tỉnh giải quyết đối với các khiếu nại sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án TAND cấp tỉnh; Giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại quyết định, hành vi của Chánh án TAND cấp huyện, của công chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án TAND cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
  • Chánh án TAND tối cao giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án TAND tối cao.
  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết các khiếu nại sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh TAND tối cao; Giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại quyết định, hành vi của Chánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án TAND tối cao, của công chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án TAND tối cao đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Gia đình quân nhân dự bị được trợ cấp đến 240.000 đồng/ngày

Nghị định 79/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành đã quy định chế độ, chính sách trong xây dựng huy động lực lượng dự bị động viên. Nghị định có hiệu lực từ ngày 21/8/2020.

Ngoài quân nhân dự bị thì gia đình của họ cũng được hưởng trợ cấp, cụ thể:

  • 160.000 đồng/ngày đối với gia đình quân nhân dự bị thuộc diện lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
  • 240.000 đồng/ngày đối với gia đình quân nhân dự bị không thuộc các đối tượng trên.

Đặc biệt, nếu quân nhân dự bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì gia đình được hưởng trợ cấp nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.

EVFTA chính thức có hiệu lực

Từ ngày 1/8, Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều cơ hội cho kinh tế Việt Nam phát triển. Theo đó, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương hơn 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Theo lộ trình, sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Tổng thể 2 cẩu trục RMQC siêu trường siêu trọng. - Sputnik Việt Nam
Cú sốc Covid-19: Chờ đợi gì ở kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2020?

Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ góp phần làm GDP tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 đến 3,25% (cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện), 4,57-5,30% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 7,07-7,72% (cho giai đoạn 5 năm sau đó).

Về xuất khẩu, EVFTA dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.

Xét về tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, dự kiến kim ngạch của ta sẽ tăng trung bình 5,21- 8,17% (cho giai đoạn 05 năm đầu thực hiện), 11,12-15,27% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 17,98-21,95% (cho giai đoạn 5 năm sau đó).

Về nhập khẩu, nhập khẩu của Việt Nam từ EU tăng khoảng 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала