Ấn Độ «chép bài» của Hoa Kỳ để kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc

© REUTERS / India's Press Information BureauKiểm tra của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại khu vực xung đột ở biên giới với Trung Quốc
Kiểm tra của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại khu vực xung đột ở biên giới với Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vòng đàm phán thứ năm về chiến dịch rải quân dọc theo tuyến kiểm soát thực tế đã diễn ra trong bối cảnh những nỗ lực mới của Ấn Độ nhằm làm suy yếu sự hiểu biết và tin cậy trong quan hệ với Trung Quốc.

Các chuyên gia mà Sputnik phỏng vấn nhận xét rằng động thái này của Ấn Độ là vô nghĩa về mặt chiến lược và so sánh với những nỗ lực của Hoa Kỳ trên phương diện kiềm chế Trung Quốc.

Đàm phán sẽ kéo dài bao lâu?

Vòng đàm phán thứ năm ở cấp đại diện quân sự cấp cao  theo nội dung giảm căng thẳng trên biên giới đã diễn ra tại đồn biên phòng Moldo trên lãnh thổ Trung Quốc. Theo thông báo trên kênh truyền hình Ấn Độ NDTV dẫn các nguồn trong quân đội, phía Ấn Độ đang tìm cách tách hoàn toàn lực lượng ở Ladakh và khôi phục hiện trạng trong khu vực. Trước đó, cả hai bên đã ghi nhận một số tiến bộ trong đàm phán, nhưng tiến trình rút quân vẫn chưa được hoàn tất.

Một người đàn ông cầm một tấm áp phích kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc tại thành phố Ahmedabad, Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
Liệu Ấn Độ có được lợi khi chuyển hướng từ Trung Quốc sang phương Tây?

Chuyên gia Vladimir Volkhonsky từ ĐHTH Quốc gia Matxcơva (MGU) nhận xét với Sputnik rằng thương lượng giữa hai nước này vẫn là quá trình dài ngày phía trước.

«Bây giờ khó có thể nói đến chuyện phân định biên giới, nhưng cách này hay cách khác thì các bên đều đồng ý với nhau cho đến một số liệu nào đó - bao nhiêu binh sĩ từ cả hai phía cần ở những điểm cụ thể dọc theo tuyến kiểm soát. Đây là những vấn đề thuần tuý kỹ thuật, được giải quyết ở cấp độ chuyên gia quân sự và hậu cần. Và hiện giờ rất khó đoán rằng nói chung sẽ có bao nhiêu vòng đàm phán nữa». 

Trước ngưỡng vòng tham vấn biên giới thứ năm, Bloomberg dẫn nguồn từ các quan chức cấp cao của Ấn Độ công bố kế hoạch của New Delhi về triển khai thêm 35.000 quân dọc biên giới tranh chấp với Trung Quốc ở dãy Hymalaya. Những nguồn tin ẩn danh của Ấn Độ thừa nhận rằng động thái này sẽ thay đổi hiện trạng quy chế của Ấn Độ trên biên giới và tăng cao ngân sách quân sự. Các quan chức tuyên bố rằng tình hình yêu cầu bổ sung đơn vị bởi thỏa thuận về biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc không được thực hiện.

Ấn Độ gia tăng tiềm năng quân sự 

Ngày 29 tháng 7, năm chiến đấu cơ Rafale đầu tiên mà New Delhi mua của Pháp đã hạ cánh ở Ấn Độ. Trong tương quan này, hãng thông tấn AFP lưu ý rằng dường như Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnat Singh đã sử dụng sự xuất hiện của các máy bay chiến đấu để phát đi lời cảnh cáo ngầm cho phía Trung Quốc. Bộ trưởng gọi sự kiện này là «mốc khởi đầu một kỷ nguyên mới» trong lịch sử quân sự của đất nước Ấn Độ. 

Xe tải của quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc dẫn đến Ladakh, gần Gagangir ở quận Ganderbal của Kashmir vào ngày 17 tháng 6 năm 2020. - Sputnik Việt Nam
Truyền thông: Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tháo dỡ các công trình tạm thời ở Ladakh
«Nếu ai đó lo ngại về điều này hoặc chỉ trích tiềm năng mới của Không quân Ấn Độ, thì đó hẳn phải là những đối tượng muốn đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng tôi», - ông Rajnat Singh tuyên bố.

Ông không trực tiếp nêu tên Trung Quốc, nhưng giới truyền thông và các nhà quan sát cho rằng bình luận của vị lãnh đạo cơ quan quân sự rõ ràng nhắm đến nước hàng xóm, như AFP lưu ý.

Chuyên gia Boris Volkhonsky không loại trừ rằng tín hiệu đó có thể cũng gửi cho Pakistan:

«Chuyện Ấn Độ đang nỗ lực gia tăng tiềm năng quốc phòng không phải là bí mật. Vấn đề là không chỉ trong quan hệ với Trung Quốc, mà còn với một nước láng giềng khác là Pakistan. Chuyện ở đây cũng nói về việc nâng cao quy chế của Ấn Độ, chí ít là với tư cách một cường quốc khu vực và trong triển vọng là cường quốc toàn cầu. Triển khai thêm quân nhằm phô trương thanh thế, là cử chỉ cho thấy Ấn Độ sửa soạn tiến hành đàm phán biên giới, nhưng không nhường lui lợi ích quốc gia của mình theo nguyên tắc «nếu muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh».

Khi tiếng Trung không còn được khuyến khích

Tuần này, Bộ Giáo dục Ấn Độ chuẩn bị xét lại quyết định thành lập Viện Khổng Tử cộng tác với bảy trường cao đẳng và đại học địa phương. Cũng dự kiến xem lại 54 bản ghi nhớ mà các tổ chức giáo dục uy tín ở Ấn Độ ký kết với các đối tác Trung Quốc.

Đồng thời, trước đó các phương tiện truyền thông Ấn Độ loan tin rằng tiếng Trung không được nhắc tới trong danh sách các thứ tiếng nước ngoài khuyến nghị cho các sinh viên nghiên cứu. 

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  - Sputnik Việt Nam
Ý kiến chuyên gia: Ấn Độ và Trung Quốc sẽ coi nhau là đối thủ ở Nam Á trong tương lai

Chuyên gia Volkhonsky dẫn thực tiễn song song của Hoa Kỳ về kiềm chế Trung Quốc.

«Việc này chính là gắn với vòng xoáy căng thẳng phát sinh trong quan hệ Ấn-Trung. Đây là bước đi bất đối xứng, có gì đó gợi nhớ đến cách mà Hoa Kỳ đang làm, tức là ban hành lệnh cấm công ty này hay hãng khác hợp tác với Trung Quốc, cấm mua công nghệ… Trong trường hợp này, ở Ấn Độ, điều đó chạm đến lĩnh vực «sức mạnh mềm». Biện pháp đó hướng tới mục đích hạn chế sự phát triển có thể của tình cảm thân Trung Quốc trong chính cộng đồng xã hội Ấn Độ». 

Có chi tiết trong bài xã luận trên tờ Hindustan Times số ra ngày Chủ nhật chứng tỏ thực trạng thiếu tin cậy về quân sự trong quan hệ giữa hai nước. Được biết, Chính phủ Ấn Độ đã thông báo với các đại sứ quán của nước mình ở Hoa Kỳ, Nga và các nước châu Âu, giao nhiệm vụ tìm kiếm nhà sản xuất và đặt mua khẩn cấp đồng phục và lều bạt mùa đông dành cho các đơn vị vùng núi. Trong trường hợp thiếu thốn cung ứng vật tư, đã có kế hoạch chuyển dự trữ sang vùng biên giới Ấn - Trung, tính toán phục vụ nhu cầu của tiền đồn căn cứ quân sự do Ấn Độ triển khai trên sông băng Siachen.

Tờ báo cũng dẫn ra ý kiến của một nhà quân sự Ấn Độ ẩn danh, thừa nhận rằng «chúng tôi không tin người Trung Quốc và e rằng họ sẽ quay trở lại phía bắc hồ Pangongtso một lần nữa vào mùa hè năm 2021». Mặc dù phía Trung Quốc đã rút binh sĩ tại các điểm tiếp xúc ở Galwan và Hot Springs, vẫn còn để lại một nhóm quân nhỏ bám trụ ở điểm tuần tra Gogra, từ đó mở ra con đường đến hồ Pangongtso, như tờ báo cho biết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала