Việt Nam thêm bệnh nhân Covid-19 tử vong, chuyên gia nói về độc lực virus corona ở Đà Nẵng

© Ảnh : Đỗ Trưởng-TTXVNLấy mẫu xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 tại thành phố Huế.
Lấy mẫu xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 tại thành phố Huế. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Độc lực của virus corona ở các bệnh nhân mắc Covid-19 tại Đà Nẵng không đổi. Tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 tử vong ở Đà Nẵng không phản ánh sức khỏe cộng đồng hay độc lực của virus. Đây là quan điểm của BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Bộ Y tế sáng nay thông tin cho biết, Việt Nam xác nhận thêm 10 trường hợp nhiễm coronavirus mới (7 người ở Đà Nẵng và 3 người ở Quảng Nam, đều liên quan Bệnh viện Đà Nẵng) nâng tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 của cả nước lên thành 652.

Sáng 4/8, Việt Nam có thêm ca mắc Covid-19 tử vong – bệnh nhân số 426 và 496. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay, bệnh nhân Covid-19 số 426 (nữ, 62 tuổi) tử vong do suy thận mạn giai đoạn cuối, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và Covid-19. Còn bệnh nhân số 496 (nam, 65 tuổi) qua đời vì suy thận mạn giai đoạn cuối, nhiễm trùng huyết, suy tim cấp và Covid-19.

Việt Nam thêm 10 ca mắc Covid-19

Theo bản tin công bố lúc 6h sáng nay, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam cho biết, cả nước vừa ghi nhận thêm 10 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 mới. Tất cả các ca mắc mới đều liên quan đến “ổ dịch” ở Đà Nẵng. Việt Nam hiện có tổng cộng 652 người mắc nCoV.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người Phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì Họp báo - Sputnik Việt Nam
Đà Nẵng nên học kinh nghiệm chống Covid-19 của Vũ Hán? Bộ Công an nói về các vụ án lớn

Theo đó, 7/10 ca nhiễm coronavirus mới ở Đà Nẵng, trong khi đó, ba trường hợp còn lại tại Quảng Nam cũng liên quan đến Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.

Về ba trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 vừa được công bố ở Quảng Nam – các bệnh nhân từ số 643 đến 645, Bộ Y tế cho hay, độ tuổi của họ từ 35-67 và có liên quan đến Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.

Cụ thể, một ca nhiễm ở Quảng Nam từng điều trị tại Khoa Nội - Thần kinh - Huyết học, Bệnh viện Đà Nẵng. Hai người còn lại là diện F1 của bệnh nhân mắc virus corona số 555 (Bệnh nhân tại Khoa Ngoại - Thần kinh) của Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.

7 trường hợp nhiễm coronavirus sáng nay được công bố tại Đà Nẵng gồm các bệnh nhân từ số 646-652, trong đó có cả một nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, 5 bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. Đồng thời, có một trường hợp là F1, đang được cách ly tập trung tại Khu ký túc xá phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Bộ Y tế cho biết, đối với 7 bệnh nhân mắc Covid-19 mới này tại Đà Nẵng, độ tuổi từ 30-68.

Như vậy, số lượng ca mắc nCoV mới trong cộng đồng kể từ thời điểm 25/7 (sau 99 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm cộng đồng mới) lên tới 205 trường hợp. Trong số 652 ca mắc SARS-CoV-2 của Việt Nam, có 307 ca nhiễm nhập cảnh, được cách ly ngay sau khi về nước.

Nhân viên y tế đến tận nhà lấy mẫu xét nghiệm cho người lớn tuổi, sức đề kháng kém có nguy cơ lây nhiễm cao - Sputnik Việt Nam
6 ca Covid-19 tử vong, số ca nhiễm tăng cao, chủng coronavirus ở Đà Nẵng đã biến đổi?
Hiện, số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe của Việt Nam đã tăng đến 133.279 người. Trong đó, tại các cơ sở y tế hiện đang theo dõi chặt chẽ 1.258 trường hợp, có 20.427 người được cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung khác và có 111.594 người đang thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Theo báo cáo của Tiểu Ban Điều trị, Việt Nam đã điều trị khỏi cho 374/652 ca mắc Covid-19 (57,4%) tổng số ca bệnh.

Tính đến thời điểm hiện tại, trong số các ca nhiễm SARS-CoV-2 của Việt Nam đang điều trị tại các cơ sở y tế, có 21 người đã âm tính từ 1-2 lần với coronavirus. Còn 251 ca dương tính với nCoV.

Cả nước đã có 8 bệnh nhân mắc Covid-19 tử vong. Đây đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, tiểu đường, sốc nhiễm trùng…

Bộ Y tế: Bệnh nhân 426 tử vong vì suy thận mạn giai đoạn cuối và mắc Covid-19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 tại Đà Nẵng, sáng 4/8 đã thông tin về trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 số 426 tử vong vì “suy thận mạn giai đoạn cuối và mắc Covid-19”.

Cụ thể, bệnh nhân số 426 là nữ, 62 tuổi, ở Hòa Vang, Đà Nẵng. Đây là ca bệnh có tiền sử bị suy thận mãn tính 10 năm, được điều trị tại khoa Nội thận, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng từ 18/7-27/7 vừa qua.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng: Việt Nam độc lập, tự cường, không bị động, lúng túng, ngay cả với Covid-19

Như trước đó đã thông báo, từ ngày 30/7, nữ bệnh nhân mắc coronavirus số 426 này được chuyển sang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Sang ngày 31/7, bệnh nhân tiếp xúc kém, ăn uống kém, khó thở nhẹ.

Ngày 01/8, vào khoảng 3:00 sáng, bệnh nhân bắt đầu phải thở máy. Đến 7:00: bệnh nhân mê man, huyết áp tụt.

Đến chiều 17:00 cũng ngày bệnh nhân bị suy đa tạng, choáng nhiễm trùng, nhiễm độc.

Sang ngày 02/8, bệnh nhân lọc thận liên tục, thở máy. Ngày 03/8, vào khoảng 1:05: bệnh nhân mạch chậm, đe dọa ngừng tuần hoàn, hô hấp. Đến khoảng 8:00: bệnh nhân hôn mê sâu, thở máy hoàn toàn qua nội khí quản, 10:24: bệnh nhân hôn mê, xuất huyết tiêu hóa, 18h30: mạch rời rạc, huyết áp tụt dần.

© Ảnh : Quốc Dũng - TTXVNMỗi tổ công tác của Trung tâm y tế Quận Sơn Trà có khoảng 5, 6 y, bác sỹ, đi đến từng khu phố để lấy mẫu xét nghiệm.
Việt Nam thêm bệnh nhân Covid-19 tử vong, chuyên gia nói về độc lực virus corona ở Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Mỗi tổ công tác của Trung tâm y tế Quận Sơn Trà có khoảng 5, 6 y, bác sỹ, đi đến từng khu phố để lấy mẫu xét nghiệm.

Sang đến ngày hôm nay 4/8, vào khoảng 1:20 bệnh nhân ngừng tim, hồi sức nhưng không hiệu quả. Nữ bệnh nhân số 426 được xác định tử vong vào khoảng 2:30 sáng 4/8.

Về nguyên nhân tử vong, Bộ Y tế nêu rõ: “Bệnh nhân tử vong co suy thận mạn giai đoạn cuối, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và Covid-19”.

Một người phụ nữ mang thức ăn cho người thân của mình trong một khu dân cư bị đóng cửa do một trường hợp nhiễm coronavirus được xác nhận, Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản ghi nhận ca mắc Covid-19 về từ Việt Nam, Đà Nẵng đổi chiến lược

Trước đó, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố Đà Nẵng công bố dịch tễ của nữ bệnh nhân này cho biết, tối ngày 27/7, ngày 17/7, bệnh nhân khó thở, mệt nhiều nên đến khám và được điều trị tại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Đà Nẵng.

Sang ngày 26/7, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho, được xét nghiệm dịch hầu họng và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Chiều ngày 27/7 bệnh nhân được đưa vào cách ly tại khoa Nội Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đà Nẵng. Theo ngành Y tế Đà Nẵng, trong vòng 14 ngày qua bệnh nhân chỉ ở nhà và đến điều trị tại Khoa Nội Thận-Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.

Bộ Y tế công bố nguyên nhân tử vong của bệnh nhân số 496

Về trường hợp bệnh nhân Covid-19 số 496 tử vong, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, đây là một người đàn ông 65 tuổi ở Hòa Vang, Đà Nẵng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc về phòng, chống Covid-19

Bệnh nhân số 496 có tiểu sử bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối, thận nhân tạo chu kỳ, nhiễm khuẩn huyết.

Trong tháng 5 bệnh nhân điều trị tại khoa Nội thận Bệnh viện Đà Nẵng và đã ra viện ngày 24/7. Tuy nhiên, đến ngày 28/7, bệnh nhân được xác định dương tính với coronavirus và được chuyển đến Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.

Khi đó, bệnh nhân đã bị khó thở, phải đặt nội khí quản và thở máy. Từ các ngày 29/7-1/8 bệnh nhân nằm yên dưới tác dụng của thuốc an thần và thở máy. Sang ngày 2/8, bệnh nhân thở máy, lọc máu liên tục và huyết áp giảm.

Ngày 04/8/2020, 7h45: bệnh nhân hôn mê, đồng tử giãn, mất hoàn toàn phản xạ. Đến 8h30: bệnh nhân 426 tử vong.

“Chẩn đoán tử vong: Suy thận mạn giai đoạn cuối, nhiễm trùng huyết, suy tim cấp và Covid-19”, Bộ Y tế nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng cho hay, hiện nay Việt Nam còn một số bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao trong thời gian tới do bệnh lý nền nặng và lớn tuổi.

Một cảnh sát đeo mặt nạ tại một trung tâm xét nghiệm coronavirus tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 30 ca mắc Covid-19

Trước đó, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 tại Đà Nẵng đã nhiều lần đề cập về nhóm đối tượng có nguy cơ cao diễn biến tăng nặng khi mắc Covid-19 đó là nhóm người cao tuổi (trên 60 tuổi), có bệnh lý nền (tiểu đường, cao huyết áp, suy thận mãn, lọc máu chu kỳ, ung thư, phổi tắc nghẽn mãn tính) hoặc có cơ địa, thể trạng béo phì, suy kiệt.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, đây là những yếu tố dễ dẫn đến nguy cơ tăng nặng khi mắc Covid-19.

Cụ thể hơn, theo đại diện Bộ Y tế, đối với nhóm nguy cơ cao này, nếu nhiễm coronavirus sẽ gây suy giảm sức đề kháng, khiến lượng virus phát triển trong cơ thể nhanh hơn, tổn thương cơ quan nhanh hơn so với bệnh nhân khác.

Tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 ở Đà Nẵng tử vong không phản ánh độc lực của virus

Đây là nhận định đáng chú ý của BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương liên quan đến việc Việt Nam xuất hiện ca mắc Covid-19 tử vong cũng như dịch coronavirus diễn biến hết sức phức tạp, tốc độ lây lan nhanh, đã có trường hợp lây nhiễm từ người bệnh sang người bệnh, nhân viên y tế, người nhà, người chăm sóc người bệnh.

Cư dân đeo khẩu trang trên xe tay ga ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế công bố lịch trình đi lại của bệnh nhân số 589 mắc Covid-19

Như đã đề cập ở trên, cùng với việc Bộ Y tế sáng nay công bố thêm hai trường hợp bệnh nhân Covid-19 số 496 và 426 tử vong vì suy thận mạn giai đoạn cuối và mắc Covid-19, nhiều chuyên gia y tế hàng đầu của Việt Nam cũng đã nêu quan điểm, hiện nay còn một số bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ tử vong cao trong thời gian sắp tới do bệnh lý nền nặng và tuổi cao.

Đặc biệt, nhiều bệnh nhân diễn biến nặng, có nhiều bệnh mạn tính, tuổi cao đặc biệt là có thời gian nằm điều trị ở các khoa Hồi sức cấp cứu, lọc máu lâu ngày.

Theo thông báo của Bộ Y tế, tính đến 11h40 sáng 4/8, Việt Nam ghi nhận 652 ca mắc coronavirus, 374 ca đã điều trị khỏi (57,4%), 8 trường hợp tử vong (1,1%).

Cần đặc biệt lưu ý, hiện có khoảng 13 trường hợp mắc Covid-19 trong tình trạng rất nặng, nguy kịch, trong đó điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế 7 ca, điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng 6 ca. Trong số các bệnh nhân nguy kịch, có 6 người phải dùng ECMO, trong khi trước khi xảy ra đợt dịch ở Đà Nẵng, cả nước chỉ có 2 ca bệnh phải can thiệp tim phổi nhân tạo ECMO.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế phân tích, các bệnh nhân này đã suy các cơ quan quan nội tạng trong quá trình điều trị trước đây. Hệ thống miễn dịch, sức đề kháng suy yếu.

“Có những bệnh nhân suy thận mạn chạy thận chu kỳ trên 10 năm, nhiều bệnh nhân suy tim, bệnh nhân ung thư, nhiều bệnh nhân cao tuổi, có bệnh nhân đã 100 tuổi. Nay bệnh nhân bị mắc thêm Covid-19 làm cho cơ hội tiến triển của các bệnh mạn tính tăng lên, trở thành những bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng và rất nặng”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Khuê cho biết.

Thời gian qua, đã xuất hiện một số nghi ngại rằng, số lượng ca mắc Covid-19 tử vong đang tăng cao, chứng tỏ độc lực của virus chủng SARS-CoV-2 mới tại Đà Nẵng cao hơn nhiều so với chủng trước đây.

Nhân viên y tế tại một nhà hàng ở Hà Nội, nơi phát hiện ca nghi nhiễm Covid-19, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 2 bệnh nhân tử vong vì nền bệnh lý nặng và mắc Covid-19

Lý giải về vấn đề này, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương BSCKII. Nguyễn Trung Cấp cho hay, đúng là “rất không may”, đợt dịch lần này ở Đà Nẵng rơi vào 3 nhóm bệnh nhân rất nguy hiểm gồm: bệnh nhân suy thận mạn, chạy thận nhiều năm, bệnh nhân ở khoa ung bướu và bệnh nhân khoa hồi sức.

“Đây là nhóm bệnh nhân dù không mắc Covid-19 cũng đã tiềm ẩn nguy cơ tử vong. Việc bị nhiễm SARS-CoV-2 chỉ như “giọt nước tràn ly”, dẫn đến tử vong cao bất thường như hiện tại, chứ không phản ánh sức khỏe cộng đồng hay độc lực của virus”, BS. Cấp nêu ý kiến.

Trên thực tế, số ca mắc Covid-19 đợt này tăng nhanh. Kết quả giải trình tự gen cho thấy đây là chủng mới xâm nhập vào Việt Nam, có đột biến làm tăng khả năng cảm nhiễm, dẫn tới tỷ lệ lây nhiễm cao.

Cụ thể, về chỉ số lây nhiễm, lần này rơi vào khoảng 5-6, trong khi đó lần trước chỉ khoảng 1,8 – 2,2. Bên cạnh đó, lần lây nhiễm trước không xuất hiện nhiều ca ở cộng đồng. Thực tế ở Đà Nẵng đã ghi nhận 6 ca trong cộng đồng nhưng chưa phát hiện được nguồn lây. Đặc biệt lần này tỷ lệ F2 bị nhiễm cũng nhiều.

Điều này cũng đã được một số chuyên gia y tế, dịch tễ hàng đầu của Việt Nam trước đó đề cập.

Thông tin thêm về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chủng virus SARS-CoV-2 mới vừa được phát hiện tại Đà Nẵng có tốc độ lây lan nhanh hơn gấp nhiều lần, tuy nhiên độc lực không thay đổi so với chủng cũ.

“Việc nắm rõ về tốc độ lây lan, độc lực của chủng SARS-CoV-2 mới sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan bệnh Covid-19 một cách hiệu quả”, GS.TS Nguyễn Văn Kính nhấn mạnh.

Đối với vấn đề này, GS.TS Nguyễn Gia Bình, Tổ trưởng Tổ Hội chẩn chuyên môn chăm sóc điều trị ca bệnh Covid-19 diễn biến nặng, nguy kịch, tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 tử vong theo tuổi (qua theo dõi 72.000 bệnh nhân ở Trung Quốc) cho thấy: Tỷ lệ tử vong trên 70 tuổi là 8%, trên 80 tuổi tử vong là 14.9 %. Trong khi đó, tại Ý, 90% tử vong là bệnh nhân 90 tuổi.

Người đàn ông với bao gạo định mệnh cho người nghèo ở Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 28 ca mắc Covid-19

Theo thống kê, suy hô hấp là nguyên nhân chính, tiếp theo là suy tuần hoàn, suy đa tạng, do mắc từ trước, tim mạch, suy thận, đái tháo đường, COPD, suy giảm miễn dịch.

“Tại Việt Nam, 7 bệnh nhân Covid-19 tử vong (hiện đã là 8 ca tử vong) đều mang sẵn bệnh lý nền rất nặng, cộng thêm mắc bệnh Covid-19 thì việc tử vong của người bệnh là điều bất khả kháng”, GS. Nguyễn Gia Bình nhấn mạnh.

GS. Nguyễn Gia Bình dẫn chứng bệnh nhân số 499 tử vong mới đây, bệnh nhân bị ung thư máu giai đoạn cuối, không đáp ứng điều trị hóa chất. Hệ thống bạch cầu giống như hệ thống bảo vệ thì nay sinh ra bạch cầu bất thường, không có chức năng bảo vệ.

“Bệnh nhân bị viêm phổi rất nặng, rơi vào tình trạng sốc không phục hồi được. Vì thế, nguyên nhân tử vong không khẳng định hoàn toàn do Covid-19, mắc thêm bệnh Covid-19 nữa giống như “giọt nước làm tràn ly”, vị chuyên gia nói.
Tất cả dồn sức cho Đà Nẵng dập dịch Covid-19, Việt Nam sẽ đẩy lùi dịch bệnh

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử lý triệt để “ổ dịch,” các khu vực nguy cơ cao tại thành phố Đà Nẵng; tranh thủ từng giờ, từng phút để truy vết phát hiện các trường hợp nghi nhiễm, có nguy cơ lây nhiễm.

Nhân viên y tế trao đổi với người dân địa phương cạnh nhà của một bệnh nhân nhiễm coronavirus ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Đà Nẵng: Công bố kết quả điều tra, giám sát dịch tễ 10 ca bệnh Covid-19 mới ghi nhận

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan, chính quyền các cấp trong cả nước tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp nhằm kiểm soát hiệu quả, không được chủ quan, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng, trong đó, tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm quan điểm “chống dịch như chống giặc,” tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

Những ngày qua, Bộ Y tế Việt Nam đã áp dụng các biện pháp chưa từng có tiền lệ khi huy động tổng lực các chuyên gia dày kinh nghiệm chống dịch đến Đà Nẵng, hỗ trợ thêm Quảng Nam.

Ngay khi phát hiện ra ca bệnh đầu tiên, Bộ Y tế đã cử những đoàn tinh nhuệ nhất, có kinh nghiệm chuyên môn cao nhất trên nhiều lĩnh vực từ điều trị, xét nghiệm, truy vết, điều tra dịch tễ, truyền nhiễm “chia lửa” với Đà Nẵng, hỗ trợ thêm Quảng Nam và các địa phương.

Như trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường phát biểu trong cuộc họp báo Chính phủ chiều 3/8, “đội quân kinh nghiệm nhất đều điều tới Đà Nẵng”.

“Tất cả đội quân có kinh nghiệm nhất ở đợt phòng chống dịch đầu tiên đều được đưa vào chiến dịch này. Chúng tôi khoanh vùng cách ly, tiêu độc khử trùng để dập dịch ở 3 bệnh viện ở Đà Nẵng và một số điểm ghi nhận có ca mắc cộng đồng. Sau đó phong tỏa những nơi nguy cơ lây nhiễm cao”, Thứ trưởng Trương Quốc Cường nhấn mạnh.

Trong giai đoạn này, dịch bệnh với những diễn biến mới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam- Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đều lên tiếng đề nghị nhân dân đề cao cảnh giác phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh.

Trung tâm xét nghiệm nhanh chóng về coronavirus tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế: Bệnh nhân 499 tử vong do ung thư đường máu ác tính, viêm phổi nặng và mắc Covid-19

Tuy nhiên, người dân không nên hoang mang, lo lắng và tiếp tục tin tưởng, ủng hộ, tự giác tham gia, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch và Bộ Y tế.

Đặc biệt, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ của Việt Nam vẫn luôn quán triệt tinh thần, mỗi người dân tiếp tục là một chiến sĩ, mỗi thôn, xóm, làng, bản, khu phố là pháo đài, cùng chung sức, đồng lòng chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала