Thêm 2 ca mắc Covid-19 tử vong, Đà Nẵng vẫn chưa xác định được nguồn lây coronavirus

© Ảnh : Trần Lê Lâm – TTXVNCác que sau khi phết lấy mẫu được bỏ chung trong ống nghiệm theo nhóm.
Các que sau khi phết lấy mẫu được bỏ chung trong ống nghiệm theo nhóm. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lần đầu tiên kể từ ngày 25/7, sau nỗ lực dập ổ dịch virus corona ở Đà Nẵng và trên cả nước, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Bộ Y tế cho biết đã có 46 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, sáng 10/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thông báo về hai bệnh nhân mắc coronavirus số 33 và 47 đã tử vong hôm nay. Việt Nam đã có 13 bệnh nhân Covid-19 tử vong trên nền các bệnh lý rất nặng.

PGS.TS Trần Đắc Phu đánh giá, đến thời điểm này có thể nói chúng ta đã kiểm soát, khống chế được ổ dịch ở Đà Nẵng và tâm dịch ở Bệnh viện Đà Nẵng, hạn chế được lây lan. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, nếu quyết liệt thực hiện các biện pháp chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 như đã quán triệt thời gian qua thì chúng ta có lòng tin không để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.

Theo Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, sáng nay, Việt Nam có thêm 4 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên của Đà Nẵng được công bố khỏi bệnh, đó là các ca bệnh số 423, 424, 441 và 442.

Đà Nẵng phát hiện 11 ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng nhưng không rõ nguồn lây. Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ nhấn mạnh, những ngày tới nếu tình hình xấu đi thì chúng ta triển khai các biện pháp mạnh hơn nữa, có thể bà con sẽ phải sẵn tâm lý cho việc phong tỏa cả thành phố.

Lần đầu tiên trong gần 2 tuần qua, Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới

Sáng 10/8, thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, Việt Nam không ghi nhận ca mắc virus corona mới. Cả nước có 841 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 46 người đã âm tính từ 1-2 lần với SARS-CoV-2.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho du khách bị mắc kẹt tại Đà Nẵng để hoàn tất quy trình đăng ký bay về thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 29 ca mắc Covid-19 ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị

Tính từ ngày 25/7, Bộ Y tế tổng kết cho biết, số ca mắc mới liên quan đến ổ dịch ở Đà Nẵng là 384 trường hợp nhiễm nCoV.

Về tình hình điều trị, Việt Nam đã có 399/841 ca bệnh Covid-19 khỏi bệnh/được xuất viện (47,4% tổng số ca nhiễm coronavirus cả nước).

Tính đến sáng nay, trong số các bệnh nhân đang điều trị Covid-19 tại các cơ sở y tế của Việt Nam, Bộ Y tế cho hay, đã có 46 trường hợp âm tính từ 1-2 lần với coronavirus (cụ thể âm tính lần 1 – 9 người và âm tính từ 2 lần trở lên là 37 ttrường hợp). Còn 389 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Cả nước đã có 13 ca mắc Covid-19 tử vong.

Tại Việt Nam, hiện đang cách ly 182.267 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch. Trong đó, có 5.139 người cách ly tại bệnh viện, 28.408 được theo dõi tại các cơ sở tập trung khác và cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 148.720 người.

Bộ Y tế nói về hai ca Covid-19 tử vong: Bệnh nhân số 430 và 737

Đáng buồn, dù đã nỗ lực cứu chữa, nhưng hai nữ bệnh nhân mắc coronavirus 33 tuổi và 47 tuổi đều không qua khỏi.

Bệnh nhân đã chết. - Sputnik Việt Nam
Bệnh nhân 456 mắc Covid-19 tử vong do biến chứng suy hô hấp, suy đa tạng

Sáng nay 10/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại thành phố Đà Nẵng đã thông tin về hai ca Covid-19 tử vong mới- trường hợp của bệnh nhân số 430 và 737.

“Đây là ca tử vong do Covid-19 thứ 12 và 13 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam”, phía Bộ Y tế Việt Nam xác nhận.

Cụ thể, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, ca mắc Covid-19 số 430 tử vong là bệnh nhân nữ, 33 tuổi. Người bệnh này có địa chỉ phường Hải Châu II, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

Hồ sơ bệnh án khẳng định, bệnh nhân có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối, suy tim, tăng huyết áp, nhiễm trùng huyết.

Về diễn tiến bệnh, Bộ Y tế cho hay, ngày 23/7, bệnh nhân mệt nhiều, khó thở, đi khám, nhập viện điều trị tại Khoa Nội thận Bệnh viện Đà Nẵng được chẩn đoán viêm phổi cấp do Covid-19, được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Đến ngày 26/7, bệnh nhân có kết quả dương tính với coronavirus.

Mẹ và con xếp hàng chờ xét nghiệm coronavirus tại một trung tâm test nhanh ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Hành trình của nữ cán bộ Thanh tra tại Đà Nẵng mắc Covid-19

Ngày 30/7, bệnh nhân diễn biến nặng, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế cơ sở 2 và được lọc máu liên tục. Ngày 1/8, bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy. Ngày 3/8, bệnh nhân được đặt ECMO (tim phổi nhân tạo).

Tuy nhiên, sau đó đến ngày 9/8, 22 giờ 30 phút: bệnh tình bệnh nhân nguy kịch, xuất hiện ngừng tuần hoàn hô hấp. Ngày 10/8, 0 giờ 30 phút: bệnh nhân tử vong.

Bệnh nhân được chẩn đoán tử vong “do viêm phổi nặng do Covid-19, biến chứng suy đa tạng không hồi phục, sốc nhiễm trùng nhiễm độc trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, lọc màng bụng chu kỳ và suy tim tăng huyết áp”.

Về trường hợp của bệnh nhân số 737, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nêu rõ, đây cũng là một bệnh nhân nữ, 47 tuổi, cư trú ở quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.

Trước khi nhiễm SARS-CoV-2, bệnh nhân đã có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối đã chạy thận nhân tạo chu kỳ và đặt Stent, suy tim, tăng huyết áp.

Đáng chú ý, ngày 27/7, bệnh nhân được cách ly xét nghiệm âm tính coronavirus. Đến ngày 4/8, bệnh nhân xét nghiệm lần 2 có kết quả dương tính với SARS-COV-2 và được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Đà Nẵng.

Tiếp đến, ngày 6/8, bệnh nhân được chuyển sang Trung tâm y tế Hòa Vang để điều trị. Ngày 9/8, 19 giờ 30 phút: bệnh nhân suy hô hấp, thở máy, đặt nội khí quản phải sử dụng thuốc an thần, thuốc trợ tim. Ngày 10/8, 0 giờ 45 phút: bệnh nhân hôn mê sâu, nhịp tim rời rạc rồi ngừng hẳn và đến 1 giờ 15 phút: bệnh nhân tử vong.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri.  - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: “Hy vọng đến ngày 15-20/8 sẽ khoanh vùng dập được dịch Covid-19”

Bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán tử vong do “nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận mạn tính giai đoạn cuối, thận nhân tạo chu kỳ và mắc Covid-19”.

Ngoài hai bệnh nhân 430 và 737 tử vong sáng 10/8, trước đó, Việt Nam đã ghi nhận 11 bệnh nhân Covid-19 tử vong gồm: các ca bệnh số 496, 426, 429, 524, 475, 499, 428, 437, 651,  718 và 456.

Phía Bộ Y tế Việt Nam khẳng định, các trường hợp tử vong này hầu hết đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường type 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi…

Đồng thời, trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, Việt Nam đã có những trường hợp bệnh nhân mắc coronavirus trên nền bệnh mãn tính, phải sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ điều trị, đảm bảo chức năng hô hấp như thở oxy, thở máy, chỉ định ECMO (kỹ thuật tim, phổi nhân tạo).

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn cho rằng,  đây là dấu hiệu rất đáng nguy hại, vì những bệnh nhân này nói chung và bệnh nhân suy thận mạn nói riêng sẽ không chỉ bị duy nhất bệnh này (Covid-19), mà còn kèm theo các bệnh nặng khác như tiểu đường, suy tim, tăng huyết áp… Khi virus tấn công, các cơ quan sẽ dễ tổn thương, sức đề kháng giảm nhiều. Đây là điều mà các chuyên gia y tế thế giới cũng thường xuyên đề cập trong thời gian qua.

Nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ tại một trung tâm xét nghiệm Covid-19 dã chiến tại Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 21 ca mắc Covid-19

Đặc biệt, tại Việt Nam, theo một số chuyên gia, thời gian tới còn một số bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ tử vong cao do bệnh lý nền nặng hay lớn tuổi. Đồng thời, nhiều bệnh nhân diễn biến nặng, có nhiều bệnh mạn tính, tuổi cao đặc biệt là có thời gian nằm điều trị ở các khoa Hồi sức cấp cứu, lọc máu lâu ngày.

Như PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, các bệnh nhân này đã suy các cơ quan quan nội tạng trong quá trình điều trị trước đây. Hệ thống miễn dịch, sức đề kháng suy yếu. Có những bệnh nhân suy thận mạn chạy thận chu kỳ trên 10 năm. Nhiều bệnh nhân suy tim, bệnh nhân ung thư, nhiều bệnh nhân cao tuổi, có bệnh nhân đã 100 tuổi. Sau khi nhiễm thêm virus corona, làm cho cơ hội tiến triển của các bệnh mạn tính tăng lên, trở thành những bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng và rất nặng của cả nước.

Bốn bệnh nhân đầu tiên của tâm dịch Đà Nẵng được công bố khỏi bệnh

Sáng nay, 10/8, thông tin từ Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết, 4 bệnh nhân đầu tiên của tâm dịch Đà Nẵng đã được công bố khỏi bệnh.

Phong tỏa các lối ra, vào khu vực tòa nhà bệnh nhân 785 sinh sống. - Sputnik Việt Nam
Quảng Ngãi: Dừng coi thi, cách ly tập trung 2 giáo viên liên quan đến ca 786 mắc Covid-19

Đồng thời, cũng theo báo cáo của Sở Y tế Đà Nẵng, hiện Đà Nẵng đang điều trị cho 242 bệnh nhân nhiễm Covid-19, đến nay đã có nhiều  bệnh nhân âm tính từ  1- 4 lần.

Theo số liệu cụ thể mà Sở Y tế Đà Nẵng công bố, tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng hiện đang điều trị cho 58 bệnh nhân, trong đó, 8 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính với coronavirus, 5 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 2, 4 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 3 và 2 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 1.

Tại Trung tâm Y tế huyện Hoà Vang, hiện đang điều trị cho 184 bệnh nhân mắc Covid-19, trong số này đã có 11 bệnh nhân âm tính lần 1.

Về các trường hợp xuất viện hôm nay, BS. Lê Thành Phúc, Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho hay, sáng 10/8, bốn ca bệnh Covid-19 đầu tiên của Đà Nẵng được công bố khỏi bệnh gồm có các bệnh nhân số 423, 424, 441 và 442.

Trong số 4 người được công bố bình phục, “hết Covid-19” ngày hôm nay có 3 người Đà Nẵng và một người ở Quảng Ngãi.

BS. Lê Thành Phúc khẳng định, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng sẽ bố trí xe đưa bệnh nhân về nhà tại huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, các bệnh nhân còn lại ở Đà Nẵng cũng sẽ có xe đưa về tận nhà.

Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cũng cho biết thêm, sau khi được công bố khỏi bệnh, các bệnh nhân này tiếp tục được cách ly theo dõi tại địa phương và có sự quản lý của nhân viên y tế.

Ổ dịch Đà Nẵng đã được khống chế

Đây là quan điểm được các chuyên gia đưa ra tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam ngày 9/8 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Khu cách ly Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. - Sputnik Việt Nam
Ca mắc Covid-19 mới tại Việt Nam, Hà Nội sẽ phạt người không đeo khẩu trang

Tại cuộc họp này, Bộ Y tế cho biết, đợt dịch lần này với ổ dịch là thành phố Đà Nẵng, tâm dịch lớn nhất tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng có tốc độ lây lan nhanh với 186 trường hợp, trong đó có 19 nhân viên y tế, 77 bệnh nhân, 90 người nhà, người chăm sóc bệnh nhân và đã có lây nhiễm thứ phát từ những trường hợp mắc trong bệnh viện ra cộng đồng (18 trường hợp).

Đáng chú ý, cũng đã xuất hiện nhiều ổ dịch nhỏ khác có nguy cơ lây nhiễm và bùng phát với 20 trường hợp được phát hiện ở Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khác là các trường hợp đi tham quan, du lịch, làm việc tại Đà Nẵng như đã thông báo cụ thể thời gian qua.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNPGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phát biểu.
Thêm 2 ca mắc Covid-19 tử vong, Đà Nẵng vẫn chưa xác định được nguồn lây coronavirus - Sputnik Việt Nam
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phát biểu.

Phát biểu nhận định về diễn biến tình hình dịch bệnh, PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay, công tác chống dịch ở Đà Nẵng vừa qua được thực hiện hết sức quyết liệt, toàn diện, hiệu quả.

“Đến thời điểm này có thể nói chúng ta đã kiểm soát, khống chế được ổ dịch ở Đà Nẵng và tâm dịch ở Bệnh viện Đà Nẵng, hạn chế được lây lan”, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết.

Về công tác xét nghiệm, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm này, Bộ Y tế đã có 3 lần điều chỉnh chiến lược xét nghiệm theo hướng mở rộng đối tượng, đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm, vừa tạo các vòng ngăn để bảo vệ các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao, vừa nhanh chóng phát hiện các trường hợp lây nhiễm để khẩn trương cách ly, khoanh vùng, dập dịch, điều trị hiệu quả.

“Chúng ta cũng đưa ra cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ để huy động các cơ sở y tế tư nhân tham gia xét nghiệm. Thời gian qua, không chỉ riêng thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam mà tất cả các địa phương đều tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm những người có liên quan đến các ca nhiễm ở  Đà Nẵng, người từ Đà Nẵng về, đi qua Đà Nẵng, những người có triệu chứng ho sốt”, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, nếu tiếp tục các biện pháp phòng dịch đã quán triệt từ trước, nhất là được siết lại cách đây một tuần, thì chúng ta có lòng tin sẽ không để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
10 ngày tới là cao điểm dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo nóng

Cùng với đó, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam cũng chỉ đạo sớm biên soạn sổ tay, tổng kết kinh nghiệm, hướng dẫn cụ thể dựa trên thực tiễn tại Đà Nẵng, Quảng Nam, với sự kết hợp của chính quyền địa phương và lực lượng tinh nhuệ do Bộ Y tế cử vào, để có thể nhanh chóng giúp các địa phương khác triển khai nhiều biện pháp chống dịch ngay khi phát hiện các ca nhiễm mới.

Đánh giá về công tác xét nghiệm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, năng lực xét nghiệm của chúng ta đã tốt hơn rất nhiều lần so với trước, cả về sản xuất kit thử cũng như máy móc xét nghiệm. Tới đây sẽ đẩy mạnh xét nghiệm theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế, lúc nào dùng xét nghiệm kháng thể, lúc nào dùng xét nghiệm PCR.

Nhấn mạnh việc phát hiện sớm, truy vết nhanh và xét nghiệm theo các nhóm đối tượng được cơ quan y tế chỉ định.

“Để xét nghiệm hiệu quả nhất thì chúng ta phải truy vết được ca bệnh bằng cách kết hợp nhiều giải pháp như: “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, kết hợp sử dụng các ứng dụng công nghệ phục vụ phòng, chống dịch bệnh như NCOVI, Bluezone. Không một giải pháp nào có thể thay thế cho tất cả”, đồng chí Vũ Đức Đam khẳng định.
“Chúng ta phải thấy rõ nguy cơ dịch bệnh là thường trực, vì vậy, phải tuyệt đối cảnh giác. Không chỉ lực lượng phòng, chống dịch, cấp ủy, chính quyền địa phương mà đặc biệt là phải nâng cao ý thức cảnh giác của người dân”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ.
18 bệnh nhân tại Đà Nẵng âm tính, nhưng có ca bệnh nặng không kém gì phi công người Anh

Cũng tại cuộc họp này, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Đà Nẵng thông báo cho biết, sau quá trình điều trị hơn 10 ngày, 18 bệnh nhân mắc Covid-19 đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Các khâu kiểm soát bệnh nhân được Bệnh viện Quân Y 17 (Quân khu 5) thực hiện kỹ lưỡng. - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế Việt Nam lên tiếng về bệnh nhân Covid-19 vừa tử vong

Cụ thể, theo Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến, hiện nay tại bệnh viện dã chiến Hòa Vang có 5 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần thứ nhất. Tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng có 6 bệnh nhân âm tính lần đầu tiên, 5 bệnh nhân âm tính lần 2 và 2 bệnh nhân âm tính lần 3 với chủng virus này.

Tuy nhiên, vị lãnh đạo Sở Y tế thành phố cũng cho biết, các bệnh nhân vẫn sẽ được giữ lại để theo dõi diễn biến sức khỏe. Hiện vẫn chưa có kế hoạch cho xuất viện đối với 2 bệnh nhân có 3 lần xét nghiệm âm tính.

Về ca bệnh số 416, là trường hợp nhiễm trong cộng đồng đầu tiên trong đợt dịch Covid-19 bùng phát tại Đà Nẵng, BS. Trần Thanh Linh, Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy (hiện đang trực tiếp điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng) cho hay, hiện bệnh nhân vẫn còn rất nặng.

Bệnh nhân này vừa được chuyển về Bệnh viện Phổi Đà Nẵng sau khi đã hoàn thiện hệ thống điều trị ở đây.

“Ca bệnh này được công bố ngày 24/7 nhưng đến nay vẫn phải phụ thuộc hoàn toàn vào máy thở và hệ thống ECMO. Tình trạng tổn thương phổi và nhiễm trùng của bệnh nhân vẫn còn rất nghiêm trọng do đa nhiễm như nấm và vi trùng đa kháng. Quá trình điều trị sẽ rất lâu dài”, BS. Trần Thanh Linh cho biết.

Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cũng khẳng định, chỉ tính riêng các ca bệnh nặng tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, có tới 12 bệnh nhân phải điều trị hồi sức, trong đó có 7 bệnh nhân nặng gồm 5 ca thở máy, 2 ca chạy ECMO.

“Trong số các ca bệnh này, có bệnh nhân tổn thương phổi không thua gì bệnh nhân 91, nam phi công người Anh được điều trị ở TP.HCM trước đây”, BS. Trần Thanh Linh nói.
Đà Nẵng vẫn chưa xác định được nguồn lây nhiễm coronavirus

Phát biểu với Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ sáng 10/8, BS. Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng) cho biết, thành phố đã ghi nhận 11 ca nhiễm coronavirus trong cộng đồng nhưng chưa rõ nguồn lây.

Tại trung tâm xét nghiệm nhanh  - Sputnik Việt Nam
Thêm bệnh nhân Covid-19 tử vong, Việt Nam sắp vào đỉnh dịch Covid-19?

Trong đó, có ba ca đã ghi nhận F1 dương tính, 8 ca còn lại chưa xác nhận F1 cũng nhiễm nCoV.

Hiện nay, với cơ sở vật chất gồm 13 máy xét nghiệm Realtime-PCR, năm máy tách chiết tự động. Tổng cộng có 464 người đã tham gia các công tác xét nghiệm, điều tra, truy vết, bộ phận xét nghiệm làm việc 24/24 giờ, CDC Đà Nẵng đã lấy mẫu xét nghiệm theo hình thức gộp nhóm, cho những trường hợp cộng đồng nguy cơ cao, trường hợp F1 đang cách ly tập trung.

BS. Tôn Thất Thạnh cho biết, tính đến hết ngày 9/8, CDC Đà Nẵng đã lấy khoảng 4.000 mẫu gộp/15.000 người.

Chủ tịch Đà Nẵng yêu cầu CDC thành phố tăng tốc xét nghiệm. Làm nhanh nhưng phải đảm bảo hiệu quả.

“Làm mấy ngày mới ra, ngoài cộng đồng lây lan diện rộng rồi thì thua. Làm sao giải được bài toán ở ngoài cộng đồng còn bao nhiêu người nhiễm. Dân Đà Nẵng thực hiện cách ly tàm tạm thôi, chưa tốt lắm. Bài toán ở chợ tương đối phức tạp. Tôi yêu cầu làm sao để người dân đi chợ 2-3 lần/tuần, theo kiểu chẵn lẻ”, PLO dẫn phát biểu của ông Huỳnh Đức Thơ cho biết.
“Cả thành phố giống như trận chiến nên không thể nào chu toàn được hết cho anh em. Mọi người cố gắng, nỗ lực cùng vượt qua. CDC Đà Nẵng còn thiếu gì thì thống kê lên, Sở y tế kiểm tra lại cho ý kiến loại đó đúng thì gọi các đơn vị tài trợ chuyển tiền luôn để thành phố lấy nhanh”, Chủ tịch Đà Nẵng nói, chia sẻ với những khó khăn cực khổ của các cán bộ, nhân viên thức cả đêm để xét nghiệm, truy vết, lọc thông tin cực khổ.

Tại trung tâm kiểm tra Covid-19 nhanh ở Hà Nội   - Sputnik Việt Nam
Ca mắc Covid-19 tăng mạnh, Việt Nam xét nghiệm kháng thể để ngăn lây nhiễm cộng đồng
Ông Huỳnh Đức Thơ cũng cho biết, qua đợt xét nghiệm trên diện rộng cộng đồng dân cư vừa qua, tỷ lệ người nhiễm Covid-19 rất thấp. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan, rủi ro vẫn tồn tại trong cộng đồng.

Lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng cũng nhấn mạnh, hiện chưa tính đến việc phong tỏa cả thành phố, làm gì cũng có số liệu, căn cứ.

“Trong những ngày tới nếu tình hình xấu đi thì chúng ta triển khai các biện pháp mạnh hơn nữa. Bà con nhân dân chấp hành thật tốt việc cách ly, nhưng phải chuẩn bị tâm lý cho việc phong tỏa toàn thành phố như đã áp dụng ở một số khu phố”, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала