Liệu Lukashenko có bị trừng phạt vì đàn áp các cuộc xuống đường biểu tình?

© Sputnik / Victor Tolochko / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Belarus Alexander Lukashenko
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các ngoại trưởng EU sẽ thảo luận về các biện pháp trừng phạt có thể có đối với Belarus vào thứ Sáu. Ngày thứ Bảy, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo ở Warsaw sẽ nói chuyện với người đồng cấp Ba Lan Jacek Czaputovich về các sự kiện ở nước cộng hòa này.

Liệu châu Âu và Mỹ có hành động trong "mối quan tâm" đến các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình hay trừng phạt Minsk, Sputnik tìm hiểu vấn đề này.

Người thân và bạn bè túc trực tại các bức tường của đồn cảnh sát trung tâm trên phố Akrestsin với hy vọng rằng ngày hôm nay họ sẽ bắt đầu trả tự do cho những người bị giam giữ trong cuộc biểu tình - Sputnik Việt Nam
Khoảng 700 người đã bị bắt giữ ở Belarus trong ngày qua

Tấn công vào các giá trị

Các chính trị gia Mỹ không bỏ qua những lời lẽ đe dọa. Họ cảm thấy bị xúc phạm không chỉ do các hành động của lực lượng an ninh Belarus, mà còn bởi kết quả chính thức cuộc bầu cử, theo đó tổng thống đương nhiệm Alexander Lukashenko tái đắc cử nhiệm kỳ thứ sáu, nhận được 80 phần trăm phiếu bầu.

Trong ba đêm liên tiếp ở nước cộng hòa, các cuộc đụng độ giữa cảnh sát sử dụng đạn cao su, lựu đạn gây choáng, và những người ủng hộ phe đối lập vẫn chưa lắng xuống. Số người bị bắt giữ được tính đến hàng trăm. Trong một phần tư thế kỷ qua, EU và Mỹ không công nhận các cuộc bầu cử ở Belarus là đáp ứng các tiêu chuẩn dân chủ. Nhưng lần này, quy mô của các cuộc biểu tình gây ra một phản ứng rõ rệt hơn.

Ví dụ như thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Robert Menendez hứa sẽ có các biện pháp trừng phạt mới với Lukashenko và những người tùy tùng của ông ta nếu "cuộc tấn công bạo lực vào các giá trị dân chủ vẫn tiếp tục". Nghị sĩ Mỹ nhấn mạnh tổng thống Belarus "hiện đã khẳng định danh tiếng là nhà độc tài cuối cùng ở châu Âu." Và ông chỉ ra những thành tựu của chính quyền Donald Trump trong quan hệ hợp tác với Minsk là vô giá trị cho đến khi "các nhà chức trách Belarus không kiểm đếm số phiếu một cách chính xác".

© Sputnik / Viktor Tolochko / Chuyển đến kho ảnhNhân viên thực thi pháp luật trong một cuộc biểu tình ở Minsk
Liệu Lukashenko có bị trừng phạt vì đàn áp các cuộc xuống đường biểu tình? - Sputnik Việt Nam
Nhân viên thực thi pháp luật trong một cuộc biểu tình ở Minsk

Dưới thời Trump, Nhà Trắng đã thực sự xây dựng cầu nối với Minsk. Quan hệ giữa hai nước ở mức thấp nhất vào năm 2008. Sau đó, do sự triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao Belarus từ Washington, đại sứ Hoa Kỳ đã rời khỏi thủ đô nước cộng hòa này. Việc này xảy ra sau khi công ty nhà nước «Belneftekhim» bị Mỹ trừng phạt.

Kể từ đó, các đại sứ quán hoạt động cầm chừng. Sự ấm lên chỉ bắt đầu vào năm 2019 sau cuộc gặp giữa thứ trưởng ngoại giao Mỹ David Hale với Lukashenko. Họ đồng ý trao đổi đại sứ. Trump đã quyết định cử Julie Fischer, phó Trợ lý Ngoại trưởng về Tây Âu và EU, đến Minsk.

Đương nhiên, bây giờ mọi thứ sẽ chậm lại. Thượng nghị sĩ Chris Murphy đã nói như vậy: “Vẫn chưa đến lúc cải thiện quan hệ ngoại giao với chính phủ Lukashenko”.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, ngoại trưởng Mike Pompeo bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về bầu cử, theo quan điểm của ông, là không "tự do và công bằng." Ông kêu gọi Minsk "tôn trọng quyền hội họp hòa bình của người dân Belarus", "kiềm chế sử dụng vũ lực" và "trả tự do cho những người bị giam giữ bất hợp pháp."

Mặc dù Pompeo, theo lời ông ta, ủng hộ "độc lập và chủ quyền của Belarus", ông sẽ giải quyết chặt chẽ các vấn đề nội bộ của nước cộng hòa ở Warsaw, nơi ông sẽ đến vào ngày 15/8. Bộ Ngoại giao Ba Lan cho biết: “Trong khi thảo luận về một loạt các vấn đề quốc tế, hai bộ trưởng cũng sẽ nói về tình hình hiện tại ở Belarus.

© Sputnik / Viktor Tolochko / Chuyển đến kho ảnhChiến dịch bầu cử ở Minsk. Dòng chữ: Bầu cử tổng thống Cộng hòa Belarus "
Liệu Lukashenko có bị trừng phạt vì đàn áp các cuộc xuống đường biểu tình? - Sputnik Việt Nam
Chiến dịch bầu cử ở Minsk. Dòng chữ: Bầu cử tổng thống Cộng hòa Belarus "

Warsaw luôn có lập trường cứng rắn. Ngay sau cuộc đụng độ đầu tiên ở Minsk, Thủ tướng Mateusz Morawiecki đã đề xuất gây áp lực lên Lukashenko bằng một mặt trận thống nhất - tổ chức hội nghị thượng đỉnh EU khẩn cấp về tình hình nước cộng hòa này. Ông phát biểu trước Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen: “Chúng ta phải hỗ trợ người Belarus đoàn kết trong việc phấn đấu vì tự do.

EU tin rằng các cuộc bầu cử ở Belarus "không tự do và cũng không công bằng".

"Các nhà chức trách đã sử dụng bạo lực không cân xứng và không thể chấp nhận được, <...> quá trình bầu cử không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế được mong đợi từ một quốc gia tham gia OSCE", tuyên bố từ Brussels cho biết.

Ngã vào vòng tay của Nga

Nhà khoa học chính trị Nga Alexander Nosovich ghi nhận phản ứng gây tranh cãi từ phương Tây:

"Logic đại khái là như sau: các lệnh trừng phạt có thể ném Belarus vào vòng tay của Nga và tước đi khả năng cơ động địa chính trị, khả năng giữ nước cộng hòa trong vùng xám. Hành động quyết đoán là theo yêu cầu từ phe diều hâu - Ba Lan và Litva".

Nosovich đưa ra dự báo thế này: các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng nửa vời và thiếu nhất quán, để không làm tổn hại đến sự ấm lên giữa Belarus và phương Tây.

Người đối thoại với Sputnik cho biết: “Họ sẽ hành động chống lại cụ thể những cá nhân bị kết tội ra lệnh đàn áp bạo loạn».

Châu Âu sẽ cố gắng tìm ra một mắt xích yếu trong giới tinh hoa Belarus.

Một cô gái với tấm áp phích Live Belarus! tại đại sứ quán Belarus ở Moscow - Sputnik Việt Nam
Ba Lan kêu gọi áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga vì các sự kiện ở Belarus
"Các hạn chế sẽ không ảnh hưởng trên thực tế đến những người đang tìm kiếm điểm liên lạc với phương Tây. Các lệnh trừng phạt đã trở thành công cụ tống tiền giới tinh hoa, vì từ chối đưa ra các "hành vi đúng đắn" và dẫn đến lệnh cấm nhập cảnh vào không gian Schengen và hoạt động theo hướng thân phương Tây. Điều này nhằm khuyến khích xu hướng cứng rắn với Nga hơn nữa»,  chuyên gia này cho biết thêm.

Tuy nhiên, ông nghi ngờ áp lực lên giới tinh hoa sẽ phát huy tác dụng.

“Đây không phải là lần đầu tiên Belarus phải đối mặt với các lệnh trừng phạt, đất nước này đã phải sống trong những điều kiện như vậy trong gần hai mươi năm qua, với những hạn chế liên quan đến kinh tế, lĩnh vực và chính trị. Và nó chỉ liên quan đến giới chính trị Belarus”, Nosovich nhấn mạnh.

"Pompeo có khả năng sẽ thảo luận về các biện pháp trừng phạt với các nhà lãnh đạo của Ba Lan, quốc gia đang tự định vị mình là người điều tiết - bao gồm cả trong mối quan hệ với Belarus”, nhà khoa học chính trị người Belarus Aleksey Dzermant gợi ý.

Tổng thống Litva Gitanas Nauseda tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở London - Sputnik Việt Nam
Lithuania, Latvia và Ba Lan chuẩn bị kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng Belarus

Ông đồng ý với đồng nghiệp Nga cho rằng sẽ thiên hơn về các biện pháp trừng phạt cá nhân.

“Các lệnh cấm vận kinh tế đã cho thấy sự kém hiệu quả, Dzermant tiếp tục,  Nhưng Warsaw buộc phải thực hiện một số bước, thậm chí mang tính biểu tượng. Tôi nghi ngờ điều này sẽ chia rẽ giới thượng tầng. Họ chỉ củng cố thêm dưới áp lực bên ngoài. Khó có thể khác so với bây giờ".

Cả châu Âu và người Mỹ sẽ không mạo hiểm.

“Nếu gọi sự vật đúng tên gọi của nó, ngay cả trước cuộc bầu cử, phương Tây đã ném mồi cho Belarus và hy vọng sẽ cắn câu. Và họ không muốn làm hỏng mối quan hệ ở đó, vì sợ rằng Minsk sẽ trở lại vòng tay của Nga», nhà khoa học chính trị nói:

Đồng thời, ông lưu ý đến thực tế là trong giới tinh hoa Belarus không có ai dao động trước áp lực bên ngoài, không ai trở thành kẻ đào ngũ và hệ thống thực thi pháp luật hoạt động như đồng hồ. Không có gì cho thấy sẽ có sự thay đổi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала