Cựu nhà báo Trương Duy Nhất kêu oan vụ án liên quan đến Vũ Nhôm

© AFP 2023 / Vietnam News AgencyCựu nhà báo Trương Duy Nhất.
Cựu nhà báo Trương Duy Nhất. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cựu nhà báo Trương Duy Nhất đã kháng cáo, kêu oan, và cho rằng, phán quyết của tòa sơ thẩm tuyên phạt ông 10 năm tù vì giúp Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) mua nhà đất công sản trái quy định là chưa hợp lý.

Trong phiên xét xử hôm nay, phía ông Trương Duy Nhất đề nghị triệu tập Thẩm phán Trần Nam Hà – Chủ tịa phiên xét xử sơ thẩm để xác định cách áp dụng pháp luật, triệu tập điều tra viên, kiểm sát viên và giám định viên trong vụ án.

Cựu nhà báo Trương Duy Nhất hầu tòa phúc thẩm

Sáng nay, 14/8, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Duy Nhất, sinh năm 1964, cựu Trưởng Văn phòng Trung Trung Bộ, báo Đại Đoàn Kết, về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định tại Điều 356, khoản 3 - Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Cựu chủ tịch Trần Văn Minh tại phiên tòa  - Sputnik Việt Nam
Vụ Vũ Nhôm thâu tóm đất vàng: Bắt giam hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng ngay tại tòa

Đây là phiên tòa được mở theo kháng cáo kêu oan của ông Trương Duy Nhất. Tại phiên xử phúc thẩm sáng nay, cựu nhà báo Trương Duy Nhất đề nghị HĐXX triệu tập thêm một số cá nhân có liên quan trong vụ án.

Luật sư của bị cáo đề nghị triệu tập Thẩm phán Trần Nam Hà – Chủ tịa phiên xét xử sơ thẩm để xác định cách áp dụng pháp luật, triệu tập điều tra viên, kiểm sát viên và giám định viên trong vụ án.

Về vấn đề này, đại diện Viện Kiểm sát nêu quan điểm rằng, quá trình giải quyết vụ án đã có kết luận định giá và quá trình xét xử nếu thấy cần thiết thì sẽ triệu tập thêm.

Sau thời gian hội ý, HĐXX quyết định tiến hành phiên xét xử phúc thẩm như dự kiến, sẽ triệu tập những cá nhân liên quan như luật sư và bị cáo Trương Duy Nhất đề nghị nếu thấy cần thiết.

Cựu nhà báo Trương Duy Nhất bị tuyên phạt 10 năm tù vì giúp Vũ Nhôm thâu tóm đất vàng

Trước đó, hôm 9/3, TAND TP. Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Duy Nhất (sinh năm 1964, nguyên Trưởng Văn phòng Trung Trung Bộ, Báo Đại Đoàn Kết) về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.

Bị cáo Văn Hữu Chiến tại tòa - Sputnik Việt Nam
Vụ Vũ Nhôm: Cựu Chủ tịch Văn Hữu Chiến kêu oan, nói không có thực quyền

Tại phiên tòa hồi tháng 3/2020, bị cáo Phan Văn Anh Vũ (sinh năm 1975, Giám đốc Công ty Xây dựng 79) có mặt với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nêu rõ, năm 1997, ông Trương Duy Nhất được bổ nhiệm làm Trưởng Văn phòng đại diện khu vực Trung Trung Bộ của Báo Đại Đoàn Kết, đặt tại thành phố Đà Nẵng.

Trước đó, Báo Đại Đoàn Kết có công văn gửi UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị được cấp (hoặc thuê) một căn nhà tại một địa điểm thuận lợi ở trung tâm thành phố để làm trụ sở Văn phòng đại diện của mình.

Báo Đại Đoàn Kết không có chủ trương xin mua nhà công sản. Lãnh đạo Báo Đại Đoàn Kết khi đó đã giao cho ông Trương Duy Nhất nhiệm vụ liên hệ với chính quyền địa phương xin địa điểm thích hợp đặt trụ sở Văn phòng đại diện.

Lợi dụng nhiệm vụ được giao, trong 2 năm 2003-2004, ông Trương Duy Nhất đã ký 3 văn bản gửi UBND thành phố Đà Nẵng xin mua nhà, đất theo diện công sản, không áp dụng hệ số sinh lời, với lý do để làm Văn phòng đại diện cho Báo Đại Đoàn Kết tại đây.

Các bị cáo tại phiên tòa - Sputnik Việt Nam
Đại án Vũ “nhôm”: Làm rõ vai trò của các bị cáo

Sau khi được UBND thành phố Đà Nẵng ra Quyết định đồng ý bán nhà, đất số 82 Trần Quốc Toản (thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) với giá ưu đãi hơn 674 triệu đồng cho Báo Đại Đoàn Kết, ông Trương Duy Nhất đã ký Hợp đồng nguyên tắc số 64/TTB ngày 20/8/2004 với Công ty Xây dựng 79 do Phan Văn Anh Vũ làm Giám đốc, để cho Công ty Xây dựng 79 thay thế nộp tiền theo giá được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt.

Sau đó, cựu nhà báo Trương Duy Nhất làm các thủ tục bán, chuyển nhượng nhà đất này cho Công ty Xây dựng 79.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nêu rõ, để hợp thức nội dung đã thỏa thuận từ trước với Phan Văn Anh Vũ, ngày 4/10/2004, Trương Duy Nhất ký báo cáo gửi lãnh đạo Ban Biên tập Báo Đại Đoàn Kết và được chấp thuận.

Sau đó, Trương Duy Nhất đã ký quyết định bán và chuyển quyền sử dụng nhà, đất tại 82 Trần Quốc Toản cho Công ty Xây dựng 79 với giá hơn 674 triệu đồng.

Đổi lại, sau khi xây dựng tòa nhà mới, Công ty Xây dựng 79 dành một phần diện tích của tòa nhà 82 Trần Quốc Toản cho Báo Đại Đoàn Kết làm trụ sở Văn phòng đại diện khu vực Trung Trung Bộ.

Tuy nhiên, đến ngày 15/1/2011, Công ty Xây dựng 79 gỡ bỏ biển hiệu và đóng cửa Văn phòng Trung Trung Bộ, Báo Đại Đoàn Kết tại số nhà 82 Trần Quốc Toản.

Cảnh sát dẫn giải bị cáo Phan Văn Anh Vũ (sinh năm 1975, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng 79, Công ty cổ phần Bắc Nam 79, Công ty trách nhiệm hữu hạn I.V.C, Công ty cổ phần đầu tư Nhất Gia Phúc) đến tòa xét xử - Sputnik Việt Nam
Hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng giúp Vũ “nhôm” thâu tóm 22.000 tỷ đồng đất công

Ngày 20/4, lãnh đạo Báo Đại Đoàn Kết và Phan Văn Anh Vũ ký Biên bản làm việc, trong đó xác định lại nội dung Hợp đồng nguyên tắc số 64/TTB ngày 20/8/2004 và cho rằng một số văn bản giấy tờ chưa hợp lý, do lịch sử để lại và do yêu cầu khách quan.

Công ty Xây dựng 79 đồng ý bồi thường cho Báo Đại Đoàn Kết thời gian sử dụng nhà còn lại với số tiền 1 tỷ đồng. Cùng ngày, hai bên đã ký Biên bản thanh lý Hợp đồng nguyên tắc số 64/TTB ngày 20/8/2004. Báo Đại Đoàn Kết đã sử dụng số tiền một tỷ đồng này chi thuê trụ sở Văn phòng đại diện, nộp thuế thu nhập và đã hạch toán sử dụng hết.

Tại Kết luận số 04 ngày 29/3/2019 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự ở Trung ương đã kết luận: “Tại thời điểm ngày 17/4/2018 (thời điểm Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Đà Nẵng), giá trị quyền sử dụng đất số 82 Trần Quốc Toản là 13,8 tỷ đồng”.

Sau khi xem xét vụ án, HĐXX xác định, hành vi xin mua, sau đó ký bán, chuyển nhượng nhà, đất công sản số 82 Trần Quốc Toản của Trương Duy Nhất đã giúp cho Công ty Xây dựng 79 mua được nhà, đất công sản không đúng đối tượng, nên Trương Duy Nhất đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hành trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước hơn 13 tỷ đồng.

Các bị cáo nghe đại diện Viện Kiểm sát luận tội.  - Sputnik Việt Nam
Dính đến Vũ ‘nhôm’, ông Nguyễn Hữu Tín bị đề nghị 7-8 năm tù

Tại phiên xét xử, HĐXX cũng nhận định, hành vi của bị cáo là rất nghiêm trọng, bị cáo nhận thức rõ hành vi của mình là sai trái, vi phạm pháp luật, hành vi đó không những xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức được pháp luật bảo vệ, mà còn gây ảnh hưởng xấu đến trật tự quản lý hành chính, gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước.

“Nhưng vì động cơ vụ lợi là mưu cầu lợi ích vật chất có lợi cho Báo Đại Đoàn Kết và cho người khác (cá nhân Phan Văn Anh Vũ), bị cáo vẫn thực hiện hành vi phạm tội nên việc khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử, áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với bị cáo là cần thiết, nhằm cải tạo, giáo dục và phòng ngừa chung”, HĐXX nêu rõ.

Đáng chú ý, tại cơ quan điều tra cũng như phiên tòa, bị cáo Trương Duy Nhất thừa nhận hành vi của mình nhưng cho rằng hành vi đó không phạm tội như bị truy tố. HĐXX cũng đánh giá, bị cáo đã khai báo thành khẩn nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ.

Ông Nguyễn Hữu Tín - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Hữu Tín có thể ngồi tù 10-20 năm vì dính đến Vũ ‘nhôm’
Căn cứ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi,nhân thân, thái độ,các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, HĐXX nhận thấy cần thiết phải áp dụng hình phạt tù nghiêm, cách ly bị cáo Trương Duy Nhất ra khỏi xã hội một thời gian dài mới đủ tác dụng cải tạo, giáo dục bị cáo và có tác dụng đấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm chung.

Trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử đã tuyên án phạt bị cáo Trương Duy Nhất 10 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngày 25/3/2019 Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Trần Văn Vệ khẳng định: Liên quan đến vụ Phan Văn Anh Vũ, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bắc Nam 79, cơ quan này đã khởi tố 6 vụ án độc lập với 21 bị can, trong đó có 17 bị can là quan chức thuộc UBND và các sở, ngành của Đà Nẵng.

Trong đó, có 2 vụ án đã được TAND các cấp xét xử, gồm: vụ Cố ý làm lộ bí mật nhà nước và vụ Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. 4 vụ án khác đang được được cơ quan tố tụng điều tra làm rõ. Ngoài ra, trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Vũ Nhôm, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát hiện có dấu hiệu sai phạm liên quan đến ông Trương Duy Nhất.

Bị cáo Phan Văn Anh Vũ (sinh năm 1975, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng 79, Công ty cổ phần Bắc Nam 79, Công ty trách nhiệm hữu hạn I.V.C, Công ty cổ phần đầu tư Nhất Gia Phúc) và các bị cáo nghe Hồi đồng xét xử đọc bản tuyên án. - Sputnik Việt Nam
Vụ nhà đất công sản: Tuyên án hai cựu lãnh đạo Đà Nẵng và Phan Văn Anh Vũ
Ngoài ra, theo kết luận điều tra, một số cá nhân nguyên là lãnh đạo báo Đại đoàn kết thời điểm đó như ông Lê Quang Trang, nguyên Tổng biên tập và ông Bùi Thượng Toản, nguyên Phó tổng biên tập, đã có dấu hiệu phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, hành vi đó đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nên cơ quan công an không xem xét, xử lý.

Đồng thời, đối với lãnh đạo UBND và các Sở, ban, ngành của TP Đà Nẵng và một số cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến việc tham mưu thu hồi và bán nhà, đất số 82 Trần Quốc Toản, cơ quan điều tra đã tách ra để xử lý trong vụ khác.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала