Trung Quốc cố đẩy bật các đối tác của Việt Nam trong lĩnh vực khai thác dầu khí

© Ảnh : Noble CorporationGiàn khoan Noble Clyde Boudreaux của Tập đoàn Noble
Giàn khoan Noble Clyde Boudreaux của Tập đoàn Noble - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đợt bùng phát mới của dịch bệnh coronavirus, vấn đề khai thác dầu khí ở Biển Đông và kinh tế - đó là những chủ đề chính trong các bài viết và thông tin về Việt Nam trên các tờ báo Nga và nước ngoài trong tuần này.

Sputnik mời các bạn theo dõi tổng quan của chúng tôi trong chuyên mục hàng tuần «Việt Nam trên báo chí bước ngoài».

Về cố Tổng Bí thư vừa từ trần

Tờ báo Mỹ uy tín New York Nimes đăng bài viết nói về cố Tổng Bí thư BCH TƯ đảng Cộng sản Việt Nam, ông Lê Khả Phiêu vừa từ trần. Báo trích dẫn ý kiến ​​của chuyên gia Australia nổi tiếng về nghiên cứu Việt Nam, học giả Carlyle Thayer cho rằng trong những năm ông Lê Khả Phiêu đương chức, những lo ngại về duy trì ổn định chính trị có phần làm lu mờ các vấn đề kinh tế và hạn chế hành động cương quyết với hàng loạt nội dung quan trọng, kể cả chống tham nhũng và khắc phục tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đối với Việt Nam.

Lê Khả Phiêu - Sputnik Việt Nam
Việt Nam cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

Nhân dân được huy động để đấu tranh chống dịch bệnh coronavirus

Đương nhiên, tuần qua rất nhiều tin bài trên báo chí nước ngoài chú ý phản ánh cuộc chiến của Việt Nam chống lại đợt bùng phát mới của dịch bệnh coronavirus. Trong bài viết chi tiết, Nikkei Asia Review mô tả thực trạng xã hội Việt Nam trước ngày 25 tháng 7. «Tinh thần lạc quan lan toả khắp nơi. Các địa phương chờ đón sự trở lại của du khách nước ngoài. Việt Nam đã vạch kế hoạch loại bỏ hậu quả của đại dịch với kinh tế, hy vọng gia tăng đầu tư từ các công ty đang tìm kiếm nơi né tránh xung đột thương mại Mỹ-Trung». Rồi đột nhiên, xảy ra đợt bùng phát mới của dịch bệnh, bắt đầu ở Đà Nẵng. Số người mắc bệnh trong một tuần sánh ngang tổng số của cả 7 tháng trước đó. Nhưng bất chấp cú sốc này, Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẵn sàng hợp tác và lại đấu tranh chống virus, - tác giả viết.

Còn một ấn phẩm khác của Nhật Bản là Japan Times thì dẫn số liệu của hãng nghiên cứu Anh YouGov, cho biết 95% công dân Việt Nam cho rằng Chính phủ nước mình đang «phản xạ chuẩn» với đại dịch, trong khi chỉ có 39% người Nhật đánh giá cao tương tự về Chính phủ của họ.

Tờ The Jakarta Post thông báo về tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, rằng 10 ngày tới sẽ là khoảng thời gian có tính quan trọng quyết định trong cuộc chiến của đất nước chống lại đợt bùng phát coronavirus mới. Ngày 12 tháng 8, một sân vận động lớn được mau chóng chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến 1.000 giường để tiếp đón điều trị những bệnh nhân đầu tiên mắc COVID-19 ở thành phố Đà Nẵng ven biển. Báo dẫn nhận xét cuả ông Nguyễn Xuân Phúc, đánh giá các biện pháp mà chính quyền thực hiện để chống lại làn sóng lây nhiễm mới hiện nay là «hiệu quả hơn đợt trước».

Nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ tại trung tâm xét nghiệm coronavirus COVID-19 tạm thời tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ chiến thắng đợt bùng phát mới của coronavirus
Hơn 1.000 nhân viên y tế, gồm cả các bác sĩ từ Cuba sang, đã được cử đến Đà Nẵng để kiểm tra cư dân, - tờ Gzero Media đưa tin và nêu câu hỏi: liệu Việt Nam có thể giành chiến thắng trong trận chiến thứ hai chống COVID-19?

Trung tâm Dịch tễ Trung ương của Đài Loan đã loại Việt Nam ra khỏi danh sách các nước có nguy cơ lây nhiễm thấp, vì vậy khi đến hòn đảo này, các doanh nhân Việt sẽ phải trải qua đợt cách ly kiểm dịch dài hơn, - tờ Taiwan News cho biết.

Còn báo Nga Russkiy Mir đưa tin rằng lô hàng thiết bị bảo hộ cá nhân đã được đưa từ Việt Nam đến Matxcơva theo tuyến viện trợ nhân đạo và còn thêm một lô hàng khác đang được các Bộ ngành và doanh nghiệp Việt Nam cũng như cư dân trong nước thu gom chuẩn bị để gửi tặng nước Nga.

Tờ People World cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã trao tặng bang Maryland của Mỹ 10.000 chiếc khẩu trang y tế.

Nhiều tờ báo Nga đăng tin rằng Việt Nam đã đặt mua 50-150 triệu liều vaccine «Sputnik V» ngừa coronavirus do Nga điều chế và giới thiệu mới đây. Một phần vaccine sẽ là quà tặng của Nga, số còn lại do Việt Nam chi trả. Trong khi đó, Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục phát triển vaccine của riêng nước mình để chống COVID-19.

Liệu các tập đoàn Nga có rời bỏ Biển Đông?

Có thông tin đáng báo động do Energy Voice công bố. Tháng trước, công ty khoan của Anh «Noble Corporation» đột ngột báo hủy hợp đồng về giàn khoan Noble Clyde Boudreaux, lẽ ra cần bắt đầu khoan cho tập đoàn Nga «Rosneft» tại lô 06-01 thềm lục địa Việt Nam. Phía Việt Nam đồng ý trả gần 1 tỷ USD cho công ty Tây Ban Nha Repsol và Mubadala từ UAE vì hủy hợp đồng khoan ở Biển Đông dưới áp lực của Bắc Kinh. Trong bài báo trích dẫn ý kiến ​​chuyên gia nói rằng khoản tiền trợ cấp lui việc cho Noble sẽ khiến Việt Nam mất thêm vài triệu USD nữa. Nếu bây giờ các công ty dầu khí của Nga buộc phải từ bỏ những dự án về thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông, thì Hà Nội có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài hướng điều chỉnh một cách thực dụng và chấp nhận phương án cùng khai thác với Trung Quốc, - tác giả bài báo nhận xét.

Rosneft bắt đầu khoan giếng sản xuất ở vùng thềm lục địa của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Ông Putin cảm ơn giám đốc lô khai thác của công ty Rosneft Việt Nam

Tờ Japan Times thông báo rằng Nhật Bản đã cấp khoản vay 345 triệu USD cho Việt Nam để mua 6 tàu tuần tra mới của Nhật Bản nhằm tăng cường khả năng theo dõi tuân thủ pháp luật trên biển.

Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài

Tờ báo Đức Handels Blatt viết rằng dự đoán của IMF về mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay tốt hơn so với các nước khác trong khu vực và báo nêu ra lý do của sự quan tâm ngày càng tăng từ phía các nhà đầu tư nước ngoài dành cho Việt Nam. Trong đó có Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với EU, việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tiến bộ trong đàm phán ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và FTA với Hoa Kỳ.

Việc nhiều tập đoàn quốc tế chuyển dây chuyền sản xuất sang địa bàn Việt Nam có hiệu quả tác động lớn: ví dụ, công ty Tesa dành quyết định thiên về hướng có lợi cho Việt Nam bởi thực tế là gần đây ngày càng đông đảo khách hàng quan trọng của công ty từ ngành điện tử và công nghiệp ô tô dời đến «định cư» ở nước này.

Nikkei Asia Review tập trung kể về sư khởi đầu quan hệ đối tác của Vingroup với công ty Medtronic của Ireland chuyên sản xuất thiết bị y tế.

Người đàn ông đi xe máy trong trận mưa bão ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Chiến lược mới của Hà Nội: Bảo vệ con người và duy trì tăng trưởng kinh tế

Vietnam Briefing đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp, nên làm thế nào để tránh tình trạng gian lận có thể phát triển trong giai đoạn chấn động kinh tế.

Hãng thông tấn Reuters cho biết, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã xử lý lô dầu thô đầu tiên của Nga như là thay thế triển vọng cho việc cắt giảm sản lượng khai thác từ mỏ Bạch Hổ.

Còn People dành bài viết về số phận của những con mèo ở Việt Nam. Một mặt, mèo đang trở thành vật nuôi được ưa chuộng yêu chiều, mặt khác, không hề giảm bớt việc tiêu thụ thịt «tiểu hổ» như là một cơ sở của đặc sản ẩm thực địa phương (!).

Việt Nam - điểm đến vừa tầm nhất thế giới cho cuộc sống tươi đẹp

Khép lại tổng quan báo chí này là ý tưởng trong bài viết trên ấn bản Money dành cho người về hưu, kể về tình hình chăm sóc sức khỏe, ẩm thực, thiên nhiên và văn hóa Việt Nam.

«Nếu bạn mở lòng cho những trải nghiệm mới lạ, thì Việt Nam có thể là cơ may tuyệt vời để bạn nhận được cuộc sống hưu trí nhàn tản phong phú và rực rỡ sắc màu mà chỉ cần khoản chi tiêu không lớn. Nói ngắn gọn, Việt Nam là một trong những nơi vừa tầm nhất trên thế giới để ta có cuộc sống tươi đẹp», - tờ báo đánh giá.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала