Gánh nặng độc lập: Tại sao Hàn Quốc quyết định mua tàu sân bay "của Mỹ"?

© AP Photo / Lee Jin-manUSS Nimitz
USS Nimitz - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc Seoul công bố kế hoạch chính thức vào năm tới để bắt đầu đóng tàu sân bay đầu tiên của riêng mình không thể không khiến cho các nước láng giềng của Hàn Quốc lo ngại.

Và vấn đề ở đây không phải là hai chục máy bay chiến đấu F-35B sẽ làm nhiệm vụ gần bờ biển Hàn Quốc trong 10 năm nữa, mà là Seoul đã công khai thể hiện ý định gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hải quân tiên tiến.

Tàu sân bay CVN-78 Gerald R. Ford  - Sputnik Việt Nam
Chi phí cao hơn nữa - Bloomberg viết về tàu sân bay mới của Mỹ, giá thành có thể phá vỡ trần ngân sách

Sự xuất hiện của ít nhất là một tàu sân bay loại nhẹ, nhưng ở một quốc gia trước đây chỉ là đối tượng của cuộc xung đột lợi ích của các quốc gia láng giềng, có thể thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực.

Tuy nhiên, những kế hoạch đầy tham vọng như vậy đã khiến chính người Hàn Quốc phải lo lắng. Mong muốn theo kịp Tokyo, quốc gia cũng có kế hoạch chuyển một vài tàu sân bay trực thăng của mình thành tàu sân bay hạng nhẹ với cùng loại F-35, là điều dễ hiểu, nhưng Seoul cần tính đến sự phản đối có thể xảy ra từ Trung Quốc. Chưa kể thực tế là sự hiện diện của một tàu sân bay trong hạm đội chỉ có ý nghĩa nếu nó được đảm bảo bảo vệ đúng cách, mà việc này vẫn có những vấn đề.

Theo ý kiến Giáo sư Park Won Gon, Trường Nghiên cứu quốc tế, Ngôn ngữ và Văn học tại Đại học toàn cầu Handong (School of International Studies, Languages and Literature at Handong Global University), đằng sau kế hoạch mua tàu sân bay của chính phủ Hàn Quốc trước hết là ý tưởng rằng săp tới Hoa Kỳ sẽ sẽ chuyển giao cho Seoul quyền chỉ huy quân đội của mình trong thời chiến (hiện nay, trong trường hợp xảy ra xung đột, quyền lãnh đạo chung được chuyển giao cho Bộ Tư lệnh các lực lượng tổng hợp Hàn-Mỹ, đứng đầu là Tư lệnh các lực lượng vũ trang Mỹ tại Hàn Quốc). Và trong trường hợp này, trách nhiệm chính trong việc đảm bảo an ninh trên bán đảo sẽ đổ lên vai quân đội Hàn Quốc.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan diễn tập dọc vùng biển phía đông Bán đảo Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Hàn Quốc sửa soạn tự đóng tàu sân bay đầu tiên
"Đây chắc chắn có thể được coi là sự thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực. Trước đây, quan điểm cơ bản của chúng tôi là chúng tôi không cần hàng không mẫu hạm để bảo vệ Hàn Quốc và Bán đảo Triều Tiên nói chung. Và bây giờ chúng tôi đang thông báo rằng chúng tôi sẽ có tàu sân bay hạng nhẹ. Ngoài ra, nhiều khả năng các tàu ngầm được chỉ định trong kế hoạch xây dựng quốc phòng cho giai đoạn 2021-2025 sẽ là hạt nhân - ít nhất là chính phủ đang tích cực thúc đẩy việc này. Do đó, nói chung, điều này có nghĩa là mong muốn của chính phủ Hàn Quốc vượt ra ngoài phạm vi phòng thủ tầm ngắn và mở rộng các hành động phòng thủ của chúng tôi ra toàn bộ lãnh thổ Đông Bắc Á", - ông Park Won Gon nói.

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông, những tham vọng như vậy sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ của Hàn Quốc với các nước xung quanh. Xét cho cùng, ngay cả khi Seoul có được một tàu sân bay hạng nhẹ, cũng khó có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc hay Nhật Bản. Ngoài ra, động cơ chính của Hàn Quốc trong trường hợp này là giảm bớt sự phụ thuộc quá nhiều vào đồng minh quân sự, chính là Mỹ.

"Đối với Trung Quốc, chẳng hạn, việc tăng cường sức mạnh quân sự của miền Nam không phải là điều nhạy cảm, mà là sự gia tăng tiềm lực quân sự của liên minh Hàn-Mỹ. Nếu điều này chuyển thành một liên minh mạnh hơn, thì với những nỗ lực của Hoa Kỳ để kiềm chế Trung Quốc, những thay đổi như vậy có thể trở thành vấn đề. Nhưng ở Bắc Kinh, họ hiểu rất rõ rằng phong trào đang đi theo hướng ngược lại, vì vậy điều này sẽ không tạo ra bất kỳ khó khăn cụ thể nào", - giáo sư Park Won Gon nói.

Hàn Quốc có thực sự cần tàu sân bay bây giờ?

Cung cấp cho quân đội những vũ khí tối tân nhất là điều tuyệt vời. Nhưng trên quan điểm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang Hàn Quốc, việc giải quyết việc tổ chức lại cơ cấu chỉ huy, loại bỏ sự cạnh tranh không cần thiết giữa các chỉ huy của các loại quân sẽ hiệu quả hơn nhiều, - Park Won Gon lưu ý. Thêm vào đó, khi ngân sách eo hẹp, cần suy nghĩ về các ưu tiên và đầu tư vào chúng. Nếu không, những vũ khí tốt nhưng đắt tiền có thể gây lãng phí tiền bạc.

F-35B - Sputnik Việt Nam
Máy bay F-35A của lực lượng phòng vệ Nhật Bản biến mất khỏi radar trên Thái Bình Dương
"Chúng tôi không có đủ số lượng cơ sở vật chất tiến hành trinh sát, và theo tôi, việc ưu tiên đóng tàu sân bay trong tình huống này chỉ đơn giản là phi logic. Ngoài ra, F-35B là phiên bản cải tiến có hiệu quả chiến đấu thấp nhất. Nếu có lực lượng không quân đông đảo, thì những chiến đấu cơ này còn phải tính toán, trên hàng không mẫu hạm, F-35B sẽ như trên lòng bàn tay, Nhật Bản và Trung Quốc đều có thể dễ dàng theo dõi. Nếu chúng ta không có các thiết bị theo dõi tiên tiến, thì chúng ta sẽ không thể tự vệ trước dù chỉ một tên lửa được phóng đi. Do đó, ngay cả khi Hàn Quốc đóng tàu sân bay, chúng ta sẽ buộc phải dựa vào hệ thống tình báo của Mỹ. Nhưng trong trường hợp này, rất khó để nói rằng đây là tàu sân bay của Hàn Quốc, về bản chất nó sẽ là tàu sân bay của Mỹ", - Park Jong Chol, giáo sư tại Đại học Quốc gia Gyeongsang cho biết.

Hải quân Hàn Quốc có thể gia tăng sức mạnh bằng cách nào khác?

Theo quan điểm của ông, hải quân Hàn Quốc có nhiều nhu cầu và cách thức khác để gia tăng sức mạnh - ví dụ như với sự trợ giúp của các tàu tàu ngầm và tàu khu trục vớ hệ thống Aegis. Và theo nhã quan từ máy bay chiến đấu, Seoul giờ quan trọng hơn không phải mua máy bay có thời gian cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng, mà là tăng số lượng máy bay chiến đấu cơ sở thế hệ thứ 5 F-35A, trong đó Hàn Quốc ít hơn Nhật Bản gần hai lần.

Máy bay chiến đấu F-35 - Sputnik Việt Nam
Hàn Quốc lần đầu tiên giới thiệu máy bay chiến đấu F-35A vào Ngày Lực lượng Vũ trang
"Xét rằng tất cả những điều này gắn liền với việc chuyển giao quyền chỉ huy trong thời chiến, có cảm giác như chúng ta đang phải trả giá bằng các tàu sân bay này, và không phải chúng ta thực sự cần chúng. Kế hoạch của Bộ Quốc phòng, theo tôi, phản ánh nhiều hơn lập trường của Hoa Kỳ, thúc đẩy ý tưởng chuyển giao quyền chỉ huy để đổi lấy việc mua vũ khí của Hoa Kỳ. Các ý định tương tự cũng được thể hiện khi thảo luận về vấn đề chia sẻ chi phí phòng thủ chung, cũng như giải quyết vấn đề phi hạt nhân hóa của CHDCND Triều Tiên. Vì vậy, việc công bố kế hoạch đóng hàng không mẫu hạm hạng nhẹ không còn là chiến lược quân sự mà là mong muốn của chính phủ Hàn Quốc bằng mọi giá giữ hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Ngay cả khi cần thiết, cố kìm nước mắt, lãng phí tiền của chính phủ một cách vô ích, mua mọi thứ của người Mỹ trước thềm bầu cử ở Hoa Kỳ", - Giáo sư Park nói.

Tuy nhiên, ông không chắc việc đóng tàu sân bay sẽ bắt đầu trong tương lai gần. Xét cho cùng, ngay khi cuộc bầu cử Mỹ kết thúc và Hàn Quốc bước vào cuộc đua bầu cử, cuộc đối thoại sẽ khác. Mọi người sẽ yêu cầu làm đúng mọi thứ và không xây dựng một mục tiêu trôi nổi tốn kém. Do đó, số phận của tàu sân bay đầu tiên của Hàn Quốc sẽ phụ thuộc vào chủ nhân tiếp theo của Nhà Xanh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала