Con rồng châu Á đang trỗi dậy. Việt Nam cần vắc-xin riêng cho nền kinh tế

© AFP 2023 / Nhac NguyenNhà máy
Nhà máy - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại Việt Nam vừa diễn ra diễn đàn “Từ sống sót đến thịnh vượng” với chủ đề “Vững vàng vượt qua khủng hoảng” nơi 200 nhà lãnh đạo Việt Nam bàn cách cùng nhau nỗ lực phục hồi kinh tế đất nước, đảm bảo chuỗi cung toàn cầu giai đoạn khủng hoảng do Covid-19.

Theo GS.TS Nguyễn Đức Khương, ngoài vaccine Covid-19. Việt Nam cần có “vắc-xin riêng” cho nền kinh tế của mình.

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới World Bank (WB) đánh giá Việt Nam nỗ lực trở thành con rồng đang trỗi dậy mạnh mẽ ở khu vực châu Á trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và giáo dục.

Kinh tế Việt Nam: Vững vàng vượt qua khủng hoảng Covid-19

Gần 200 doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam đã tham dự, chia sẻ và thảo luận nhiều vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phòng chống và phục hồi hậu Covid-19 tại diễn đàn “Từ sống sót đến thịnh vượng” với chủ đề “Vững vàng vượt qua khủng hoảng”.

Máy bay của Vietnam Airlines đưa hành khách từ Đà Nẵng trở về đã tới sân bay Nội Bài. - Sputnik Việt Nam
Hàng không Việt Nam chờ đợi sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ

Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho rằng, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các đại diện của kinh tế tư nhân trong nước thì công ty chính là máu thịt. Trước cuộc khủng hoảng “thiên niên kỷ mới có một lần” theo lời ông Bình thì doanh nghiệp cần quyết chiến và trở nên mạnh mẽ hơn nữa.

Theo đại diện các doanh nghiệp tham dự diễn đàn, đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế, sự tồn vong của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cũng như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng phát biểu, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng “trong nguy vẫn có cơ”. Theo đó, các doanh nghiệp cần đối mặt khó khăn, chuẩn bị sẵn sàng để nắm bắt cơ hội. Trong đó, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ là “một con đường không thể khác”.

Bên cạnh đó, đối với nền kinh tế Việt Nam, lãnh đạo các doanh nghiệp cũng chỉ ra rằng, tại thời điểm này, 5 vấn đề trọng yếu nhất chính là đổi mới sáng tạo chuyển đổi tổ chức, tăng trưởng doanh thu, bảo vệ người lao động, duy trì nguồn vốn lưu động và giảm gián đoạn chuỗi cung ứng.

Tại diễn đàn, các doanh nghiệp cũng thống nhất đưa ra loạt giải pháp cấp bách, ưu tiên, đối với chính phủ, nền kinh tế Việt Nam và người dân, để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.

Theo đó, thứ nhất là phát huy vai trò và tinh thần của người lãnh đạo – phải là người truyền cảm hứng và kiên tâm, để dù tình huống nào cũng đưa cơ sở kinh doanh “sống sót” và hướng đến thịnh vượng.

Kinh tế ban đêm - Sputnik Việt Nam
Kinh tế ban đêm: Việt Nam bắt đầu bước vào cuộc chơi mới

Thứ hai là sáng tạo, đổi mới bằng ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ. Đại diện 200 doanh nghiệp đánh giá, đây là thời điểm phải đẩy mạnh sáng tạo, đổi mới lên tột bậc.

“Nếu trước đây số hóa, tự động hóa chỉ là định hướng của doanh nghiệp thì hiện nay số hóa, tự động hóa phải được xem là việc không thể không làm. Phải đẩy nhanh quá trình số hóa để tạo ra những thay đổi, mang lại giá trị mới và lợi nhuận hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Các thử nghiệm có thể được thực hiện liên tục trong thời gian ngắn, vài tuần hoặc một tháng để liên tục rút kinh nghiệm”, các đại biểu thống nhất.

Thứ ba là tâp trung phát triển nguồn nhân lực. Lãnh đạo 200 doanh nghiệp nhất trí, con người là tài sản giá trị nhất đối với một doanh nghiệp. Trong bối cảnh diễn biến phức tạp và khó lường của dịch Covid-19, doanh nghiệp cần phải bảo toàn nguồn nhân lực, quan tâm và nuôi dưỡng đội ngũ nhân tài, đồng thời, triển khai các giải pháp giúp tăng năng suất lao động.

“Tăng năng suất sẽ giúp tối đa hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giảm được giá thành sản phẩm đáp ứng được xu hướng thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng hiện nay. Đồng thời, muốn tăng năng suất lao động thì phải tăng thu nhập để kích thích tinh thần cán bộ nhân viên. Cùng với việc tăng năng suất lao động là phải triển khai các chương trình đào tạo nội bộ để tạo ra những đội ngũ nhân viên không ngừng học hỏi, sẵn sàng có những sáng kiến sáng tạo để tìm ra cơ hội giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn”, diễn đàn thống nhất.

Về bài toán chuỗi cung ứng, việc ứng dụng nền tảng Hội chợ trực tuyến sẽ giúp kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước dễ dàng. Tại diễn đàn cũng khẳng định, cùng với sự hưởng ứng của lãnh đạo các doanh nghiệp tham dự sự kiện, vượt khủng hoảng sẽ không còn là bài toán khó khăn khi cộng đồng doanh nghiệp liên kết, đồng lòng và phát triển cùng nhau.

Mỗi doanh nghiệp sống sót, mỗi doanh nghiệp thịnh vượng sẽ tạo động lực to lớn cho nền kinh tế quốc gia phục hồi và phát triển bứt phá trong tương lai.

Vì sao Việt Nam cần vắc-xin riêng cho nền kinh tế thời Covid-19?

Trước nhận định về việc vắc-xin chống Covid-19 có thể trở thành vũ khí đưa đến ràng buộc hay phụ thuộc về chính sách đường lối ngoại giao, chính trị, y tế, kinh tế, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam cũng cần có vắc-xin của riêng mình để làm chủ quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Dù bị Covid-19 đe dọa nhưng Việt Nam vẫn làm được nhiều điều bất ngờ

Trả lời báo chí, GS.TS Nguyễn Đức Khương, Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu, Trưởng khoa Tài chính - Kiểm toán - Kế toán tại trường Kinh doanh IPAG (Paris) nêu quan điểm, cho đến thời điểm này Việt Nam vẫn duy trì được một môi trường vĩ mô ổn định, tăng trưởng dương và xuất siêu trong tình trạng kinh tế toàn cầu suy thoái, thương mại quốc tế giảm kỷ lục.

Nhìn từ bên ngoài, quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn. Doanh nghiệp, người lao động và người dân của Việt Nam nhạy bén, thích nghi tốt với sự thay đổi nhanh của công nghệ. Đặc biệt, Việt Nam còn không gian chính sách cho những gói hỗ trợ bổ sung nếu bệnh dịch kéo dài. Tỷ lệ tiết kiệm trên GDP ở mức cao (khoảng 25,4% cuối năm 2019) và nguồn lực này có thể được huy động cho đầu tư, tiêu dùng sắp tới.

“Và quan trọng nhất là nỗ lực không ngừng nghỉ của Chính phủ, người dân và doanh nghiệp Việt Nam. Trước mỗi khó khăn trong hàng nghìn năm lịch sử qua thì sự kiên cường và khả năng chống chịu của người Việt Nam chúng ta lại tăng thêm gấp bội. Đây là đòn bẩy quan trọng mà Chính phủ và toàn xã hội có thể thúc đẩy trong phục hồi kinh tế”, GS.TS Nguyễn Đức Khương khẳng định.

Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng nêu thực tế, ở thời điểm hiện tại, trong khi nền kinh tế Việt Nam và môi trường toàn cầu phụ thuộc lẫn nhau, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, việc đưa ra dự báo về tăng trưởng kinh tế là rất khó. Hơn nữa ưu tiên số một của Chính phủ vẫn là chặn đứng bệnh dịch và bảo vệ sức khoẻ người dân.

Quang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
GDP Việt Nam năm nay có thể tăng trưởng âm

Chuyên gia Nguyễn Đức Khương cho rằng, nếu đặt nền kinh tế Việt Nam vào một kịch bản xấu nhất, tức là tăng trưởng âm, thì sẽ buộc phải có tinh thần đủ mạnh để chủ động tìm ra tất cả giải pháp có thể khơi dậy lại động lực tăng trưởng. Với nỗ lực cao độ thì sẽ hoàn toàn có thể đánh bật được những dự báo xu thế tiêu cực.

GS.TS Nguyễn Đức Khương đánh giá, một trong những bài học lớn nhất của Covid-19 là sức khoẻ, hạnh phúc của con người và tôn trọng hệ sinh thái thiên nhiên.

“Việt Nam nên hướng đến duy trì sự ổn định vĩ mô, cải cách mạnh mẽ nền kinh tế, và kiến tạo nền tảng cho phát triển bền vững trong dài hạn, thay vì tập trung vào con số tăng trưởng”, ông Khương nhấn mạnh.

Đại dịch do coronavirus là cú hích để thực hiện những cải cách mà trước đây đã nghĩ đến và bây giờ trở nên cấp thiết.

“Chúng ta cần đầu tư vào công nghệ, số hoá, phát triển con người, kết nối nguồn lực, đồng thời cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và pháp lý. Đầu tư mạnh cho giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực, giúp doanh nghiệp phát triển năng lực cạnh tranh để tận dụng cơ hội thị trường từ các hiệp định thương mại tự do là con đường đi đến tăng trưởng cao trong dài hạn”,  GS. TS Khương bình luận.

Việt Nam nỗ lực là con rồng châu Á trên tất cả các lĩnh vực

Trong báo cáo “Vốn nhân lực Việt Nam Thành tựu Giáo dục và Thách thức trong tương lai” công bố hồi đầu tháng 8 của mình, World Bank đánh giá sau nhiều thập kỷ thuộc địa và xung đột, Việt Nam đã nỗ lực trở thành con rồng đang trỗi dậy ở khu vực châu Á trên tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội, trong đó có giáo dục.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi tiếp đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam là đất nước an toàn để đầu tư

Báo cáo này của Ngân hàng Thế giới phản ánh quá trình phát triển của hệ thống giáo dục Việt Nam thời kỳ sau chiến tranh và nêu bật một số cải cách quan trọng được thực hiện từ năm 1975 cho đến nay. Báo cáo phân tích động lực đằng sau những nỗ lực cải cách của Chính phủ, yếu tố thành công chính và những thách thức gặp phải trong suốt quá trình.

Thực tế, sự tiến bộ trong giáo dục là một trong những yếu tố đóng góp chính làm nên mức xếp hạng ấn tượng của Việt Nam về Chỉ số vốn nhân lực (HCI), theo đó, đất nước Đông Nam Á này đứng thứ 48 trên 157 quốc gia.

Theo WB, một phần nguyên nhân đằng sau kết quả ấn tượng của Việt Nam, so với các quốc gia khác có mức thu nhập bình quân tương đương là “do những nỗ lực nhất quán của chính phủ nhằm cải thiện hệ thống giáo dục”, qua đó tăng cường tiếp cận toàn dân và thành tích học tập thông qua những cải cách và quá trình ra quyết định dựa trên bằng chứng.

“Dù mức độ phát triển của kinh tế đất nước còn thấp (với GDP bình quân đầu người 2.170 USD vào năm 2016), học sinh Việt Nam nhìn chung vẫn vượt trội so với học sinh các nước OECD trong Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA)”, báo cáo của Ngân hàng Thế giới nêu rõ.

Tổ chức này cũng đánh giá, Việt Nam là một ngoại lệ xuất sắc nếu xét về GDP bình quân đầu người khi tính đến tỷ lệ nhập học thấp.

Tàu cập bến bốc dỡ hàng hóa tại cảng Tân Cảng - Cái Mép (Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Sputnik Việt Nam
Thắng Covid-19, cạnh tranh FDI với Trung Quốc ư? Việt Nam đừng vội mừng

WB phân tích, chính cam kết kiên định của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện cơ hội học tập cho tất cả mọi người, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao đối với trường học, được hỗ trợ bởi hệ thống báo cáo và giám sát nội bộ cũng như bên ngoài hiệu quả, đã góp phần mở rộng và không ngừng cải tiến hệ thống giáo dục.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có lợi thế liên quan đến các khía cạnh văn hóa như tinh thần coi trọng giáo dục, kỳ vọng cao của các bậc cha mẹ và môi trường kỷ luật cao đối với giáo viên và học sinh.

Ngoài một số yếu tố văn hóa xã hội đặc thù có thể không dễ dàng lặp lại ở các quốc gia khác, những yếu tố khác liên quan đến hoạch định chính sách là điều mà lãnh đạo các quốc gia khác có thể tham khảo.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới cũng chỉ ra những tồn tại hiện có đối với chất lượng nguồn nhân lực và hệ thống giáo dục ở Việt Nam, kéo theo những thách thức lớn trong việc đưa đất nước trở thành nền kinh tế tri thức hàng đầu khu vực.

Ba thách thức chính mà WB chỉ ra đều là những yếu tố then chốt, vốn đã được phân tích từ lâu. Thứ nhất, tỷ lệ tiếp cận giáo dục trung học còn thấp và không công bằng. Thứ hai, mặc dù chính phủ đã cam kết cải thiện chất lượng giáo dục thông qua tăng cường phương thức giảng dạy dựa trên năng lực, cải cách chương trình và sách giáo khoa nhưng vẫn còn thiếu những hướng dẫn rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi cho phương thức giảng dạy dựa trên năng lực này.

“Thứ ba, cùng với quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn để nâng cao trình độ học vấn và phương châm học tập suốt đời, để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có kiến thức và kỹ năng phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động”, báo cáo của WB khẳng định.

Mặt khác, cũng phải thừa nhận thực tế rằng, hệ thống giáo dục sau phổ thông của Việt Nam còn nhiều bất cập mang tính cơ cấu, bao gồm thiếu kinh phí và chiến lược toàn ngành không đủ mạnh.

“Chính phủ đã nhận thức được những điểm yếu này và cam kết khắc phục để tiếp tục củng cố nguồn nhân lực, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, Ngân hàng Thế giới đánh giá.
“Câu chuyện thành công ấn tượng của Việt Nam trong tiếp cận giáo dục phổ thông và kết quả học tập là ví dụ điển hình về việc đảm bảo an ninh kinh tế và cơ hội gia nhập tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng”, WB khẳng định.

Trước đó, theo váo cáo của PwC (2017), Việt Nam có tiềm năng lớn để gia nhập danh sách 20 quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, tuy nhiên, UNESCO cũng xác định quốc gia Đông Nam Á này là một trong những xã hội có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.

Tổng thể 2 cẩu trục RMQC siêu trường siêu trọng. - Sputnik Việt Nam
Cú sốc Covid-19: Chờ đợi gì ở kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2020?

WB cho biết, năm 2017, độ tuổi trung vị ở Việt Nam là 30,4 tuổi, đến năm 2050, dự kiến mức tuổi này sẽ là 42,1. Khi tỷ lệ dân số trên 65 tuổi tăng lên, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động trong dân số sẽ giảm và chi phí liên quan đến tuổi tác và chăm sóc sức khỏe sẽ tăng lên. Tuổi thọ dự kiến vào năm 2050 là 82,1 tuổi, tăng so với mức 75,6 năm 2018 (Liên Hợp Quốc 2017).

“Điều này đặt ra yêu cầu thiết yếu là tăng cường năng lực nguồn nhân lực thông qua cải thiện hiệu quả ngành giáo dục”, WB nhấn mạnh.

Có thể thấy, Việt Nam cần phát triển, bứt tốc về kinh tế, để thành một quốc gia thịnh vượng – một con rồng ở châu Á – tuy nhiên, ưu tiên của Chính phủ vẫn phải là người dân vì con người chính là tài sản quý giá nhất. Do đó, đầu tư cho chất lượng nguồn nhân lực thông qua hoàn thiện hệ thống giáo dục là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала