Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải xử lý việc có tiền không tiêu được

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sáng nay 21/8, Hội nghị giao ban trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với các địa phương, bộ, cơ quan Trung ương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công đã diễn ra tại trụ sở Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Tái khẳng định mục tiêu phải giải ngân hết 100% vốn đầu tư công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần thẳng thắn, chân tình trong báo cáo và thảo luận nhưng không phải xuê xoa, dễ dãi. Nếu không làm được thì cương quyết có chế tài kèm theo để xử lý.

Phải giải ngân 100% vốn đầu tư công

Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến với các bộ ngành địa phương trên khắp Việt Nam để đôn đốc, thúc đẩy quá trình giải ngân vốn đầu tư công năm 2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
10 ngày tới là cao điểm dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo nóng

Được biết, đây đã là hội nghị giao ban lần thứ 2 do đích thân lãnh đạo Chính phủ Việt Nam chủ trì để bàn vấn đề “có tiền mà không tiêu được” này. Theo đó, quán triệt tinh thần phải giải ngân hết số vốn còn lại ở các Bộ, ngành, địa phương, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định cần có chế tài cương quyết xử lý việc chậm giải ngân, không hoàn thành mục tiêu đề ra.

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu lại kết luận tại hội nghị giao ban hồi tháng 7 về giải ngân vốn đầu tư công, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết tâm giải ngân hết 630.000 tỷ đồng vốn đầu tư công.

Đồng thời Chính phủ đã lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của một số vùng, địa phương, bộ, ngành.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải xử lý việc có tiền không tiêu được - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Người đứng đầu Chính phủ nêu thực tế, nếu thiếu sự lãnh đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, không vận động tốt nhân dân cùng tham gia, thì công tác giải ngân sẽ gặp khó khăn. Do đó, các địa phương phải đánh giá lại việc huy động hệ thống chính trị vào cuộc để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công thời gian qua.

“Cả hệ thống chính trị cần vào cuộc để thúc đẩy mạnh mẽ việc này. Nói trên giấy tờ thì dễ, cứ bàn mà không xúc tiến thì không được”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Theo đó, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu vấn đề với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình xây dựng nông thôn mới cũng như những dự án công trình trọng điểm dư luận quan tâm. Các địa phương, bộ, ngành cũng phải kiểm điểm nhiệm vụ phân bổ vốn đầu tư công, trả lời câu hỏi vì sao đến thời điểm này vẫn chưa phân bổ hết vốn cho dự án.

Giải ngân vốn: Không thể nói mà không làm, có tiền mà không tiêu được

Cùng với đó là đánh giá việc giải ngân vốn đầu tư công đối với một số công trình quan trọng của đất nước, như đường cao tốc Bắc-Nam, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ, các công trình trọng điểm ở địa phương.

Tàu cao tốc  - Sputnik Việt Nam
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Chọn sai là có tội với dân, với nước

Người đứng đầu Chính phủ cũng đánh giá cao tiến bộ trong công tác giải ngân thời gian qua so với cùng kỳ năm ngoài, tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, hiện còn một số Bộ, ngành, địa phương chậm trễ.

“Hôm nay, chúng ta rà lại những việc chúng ta đã nói, có kinh nghiệm gì, có vướng mắc nào để tháo gỡ”, Thủ tướng nêu vấn đề.

Vậy nên, Thủ tướng nhắc lại tinh thần hội nghị hôm nay, tất cả đều phải rất thẳng thắn, chân tình chứ không phải xuê xoa, dễ dãi.

“Tinh thần là phải giải ngân hết số vốn còn lại ở các bộ, các ngành, địa phương mà nếu không làm việc đó thì cương quyết có chế tài kèm theo để xử lý vấn đề đến nơi đến chốn. Không thể nói mà không làm, không thể có tiền mà không tiêu được do sự chủ quan, việc tổ chức thực hiện kém”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tình hình giải ngân vốn đầu tư công có khả quan?

Cũng tại cuộc họp, phân tích từ báo cáo của Bộ Tài chính, Thủ tướng đánh giá, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công có cải thiện, đạt trên 42% vốn kế hoạch năm. Tiến độ các công trình trọng điểm bước đầu có cải thiện, trong đó có dự án Mỹ Thuận-Cần Thơ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, lũy kế giải ngân từ đầu năm đến 31/7/2020 là 193.040 tỷ đồng, đạt 40,98% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (không bao gồm vốn kéo dài từ các năm trước sang).

Ước giải ngân đến 31/8 là 221.768 tỷ đồng đạt 47% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2019 đạt 41,39%). Trong đó, vốn ngân sách Trung ương đạt 37,8% kế hoạch và vốn ngân sách địa phương đạt 55,1% kế hoạch.

Cụ thể, hiện có 5 bộ, cơ quan Trung ương và 19 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 60%. Tuy nhiên, có 29 bộ, cơ quan Trung ương và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35%, trong đó, có 15 bộ, cơ quan Trung ương và một địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 15%. Trong báo cáo của Bộ Tài chính nêu rõ, hiện đã có 11 bộ, cơ quan Trung ương, 31 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 45%.

Với kết quả này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương 9 địa phương, 5 Bộ và cơ quan Trung ương có tỷ lệ giải ngân trên 60%.

Đó là Hưng Yên đạt 91%, Nghệ An đạt 74%, Ninh Bình 73%, Thái Bình 70%, Phú Thọ 68%, Tiền Giang và Hải Dương đạt 62%, Hà Nam 61%, Bắc Cạn 61%, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đạt 100%, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 99,47%, Bộ Nội vụ 62%.

“Có khen, có chê” để cùng nhau tiến bộ - bên cạnh những thành quả tích cực trên, hiện vẫn còn một số vấn đề cần lưu ý, nhiều Bộ, ngành, địa phương còn chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công.

Cụ thể tại cuộc họp giao ban, Thủ tướng nêu 16 Bộ, một địa phương giải ngân ở rất thấp, dưới 15%. Điển hình như Hội Chữ thập đỏ, Hội Nhạc sĩ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước chỉ đạt 0%. Đại học Quốc gia TP.HCM đạt hơn 6%, Ngân hàng Nhà nước 6,1%, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam 6,22%, Tòa án nhân dân Tối cao 7%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 9%, Bộ Tài nguyên và Môi trường 12,9%.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng – Thi đua khen thưởng Trung ương phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam đã làm những việc khiến cả thế giới thán phục

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về giải ngân vốn đầu tư công cho thấy, ước tính đến 31/8 này sẽ giải ngân đạt 47% vốn kế hoạch, cao hơn mức trên 41% của cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, về việc phân bổ vốn đầu tư công, đến nay chỉ có 38 bộ, cơ quan Trung ương và 43 địa phương giao chi tiết hết 100% kế hoạch vốn cho các dự án, vẫn còn 14 bộ, cơ quan Trung ương và 20 địa phương chưa hoàn thành việc phân bổ vốn. Đáng chú ý, hiện có 9 bộ, cơ quan Trung ương và 9 địa phương đề nghị chuyển trả vốn kế hoạch với tổng vốn là trên 6.300 tỷ đồng. Có 7 bộ, cơ quan Trung ương và 31 địa phương đề nghị bổ sung thêm vốn với tổng vốn 13.509 tỷ đồng.

Giải ngân dự án cao tốc Bắc Nam và sân bay Long Thành đến đâu?

Báo cáo về tình hình giải ngân một số dự án quan trọng quốc gia, trong đó có Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, đến nay, tổng số vốn đã giải ngân của 11 dự án thành phần 5.530/8.970 tỷ đồng kế hoạch năm 2020, đạt 61,6%.

Quang cảnh buổi làm việc giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cán bộ chủ chốt tỉnh Ninh Bình. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tại Ninh Bình
Đối với dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự án được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020 là 18.500 tỷ đồng, lũy kế vốn bố trí từ kế hoạch năm 2018 đến năm 2020 là 18.195 tỷ đồng.

Trong 8 tháng đầu năm 2020, dự án giải ngân là 1.376,187 tỷ đồng, lũy kế giải ngân đến nay là trên 2.500 tỷ đồng, mới đạt 13,82% kế hoạch được giao. Với tỷ lệ thấp như vậy, rất khó để tỉnh Đồng Nai hoàn thành cam kết giải phóng mặt bằng, bàn giao đất và giải ngân hết vốn kế hoạch được giao.

Đối với Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Bộ GTVT cho hay hiện dự án đã giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2020 là 932 tỷ đồng. Hiện nay đang trong quá trình lựa chọn nhà thầu, dự kiến đến ngày 20 tháng 8 năm 2020 sẽ phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết họp đồng gói thầu khảo sát, thiết kế.

Làm sao để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công?

Tại Hội nghị giao ban trực tuyến của Chính phủ về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công được tổ chức sáng 21/8, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng có phần phát biểu, báo cáo về vấn đề thúc đẩy và giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri Hải Phòng

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, bên cạnh việc tập trung tổ chức chuẩn bị đại hội các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc, cần xác định nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2020 này. Và trong đó, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ then chốt cần thực hiện.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, trước mắt, các đơn vị thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các rào cản, khó khăn vướng mắc, khơi thông điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công đã được ban hành.

“Bên cạnh đó, xác định rõ tồn tại, yếu kém trong các khâu từ chỉ đạo, điều hành, quản lý đến tổ chức thực hiện dự án đầu tư”, ông Dũng lưu ý.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, các đơn vị cũng phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện, lập kế hoạch giải ngân, giải phóng mặt bằng của từng dự án, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án.

“Đồng thời, coi đây là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao trong năm 2020”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Ngoài ra, các đơn vị phối hợp kịp thời với các Bộ và cơ quan chuyên ngành liên quan tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình giải ngân, giải phóng mặt bằng, đáp ứng yêu cầu về tiến độ thi công các chương trình, dự án.

Song song đó, thực hiện nghiêm và có hiệu quả trong phối hợp, theo dõi thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2020, chỉ đạo chủ đầu tư đẩy mạnh tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả trong quá trình thực hiện.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tại Lễ khánh thành - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cắt băng khai trương đường bao biển bên bờ vịnh Hạ Long

Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất Bộ Tài chính đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình kiểm soát chi, xử lý đơn rút vốn tại Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để rút ngắn thời gian, không để tồn đọng hồ sơ mà không có lý do.

Phát biểu tại Hội nghị, nhận định về nguyên nhân của tình trạng giải ngân chậm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu quan điểm, có rất nhiều nguyên nhân bao gồm cả nguyên nhân cố hữu tồn tại lâu nay chưa được khắc phục triệt để và cả nguyên nhân mới phát sinh.

Cụ thể, đó là việc lập kế hoạch chưa sát với thực tế và khả năng giao vốn, khả năng giải ngân vốn dẫn đến không phân bổ được hết số vốn kế hoạch. Việc tổ chức triển khai thực hiện tại các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương còn nhiều bất cập. Các cấp, các ngành chưa thực sự vào cuộc, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét, việc đôn đốc nhà thầu triển khai thi công chưa quyết liệt và hiệu quả.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Chí Dũng, một trong những nguyên nhân giải ngân chậm là vì nguồn vốn ODA có nhiều đặc thù do nhiều dự án lớn đang phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh hiệp định vay với nước ngoài nên chưa đủ cơ sở pháp lý để triển khai, dẫn đến chưa thể lập hồ sơ rút vốn.

“Do chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, hầu hết các hoạt động gắn với yếu tố nước ngoài từ nhiều khâu nhập khẩu máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn, giám sát, thống nhất với nhà tài trợ đối với từng hoạt động và kế hoạch của dự án đều chậm lại”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Anh nào làm tốt thì biểu dương, làm chậm thì phê phán

Lắng nghe báo cáo và ý kiến thảo luận tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lãnh đạo của 31 bộ, cơ quan Trung ương và 13 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35% cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, rà soát, chấn chỉnh, quyết giải ngân hết số vốn đầu tư còn lại của năm 2020 (khoảng 350.000 tỷ đồng).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam không thể thất bại trước Covid-19

Lãnh đạo Chính phủ nhất trí với việc thành lập tổ công tác do lãnh đạo có thẩm quyền của địa phương, ngành trực tiếp xử lý đối với những chương trình, dự án quan trọng.

Nhấn mạnh nguyên tắc cần giải ngân kịp thời, quyết liệt nhưng phải đảm bảo chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, không thể để xảy ra tình trạng thanh toán khối lượng khống, làm xấu, làm ẩu, để có khối lượng mà bỏ qua trình trình kỹ thuật, gây hậu quả nghiêm trọng.

“Cần cần bố trí đầy đủ, kịp thời vốn đối ứng cho các dự án ODA. Kiên quyết thực hiện tiếp tục điều chuyển vốn theo đúng tinh thần kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội để bảo đảm giải ngân hết số vốn được giao”, người đứng đầu Chính phủ khẳng định.

Về những dự án đã hoàn thành, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh quyết toán, không phải dồn lại cuối năm mới quyết toán, có quy định, chế tài cụ thể về việc này.

Nếu những dự án có khả năng hoàn thành trong năm nay thì phải tập trung hoàn thiện các hạng mục công trình, công tác nghiệm thu, thanh quyết toán vốn cho nhà thầu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu hội nghị - Sputnik Việt Nam
Nỗi buồn bực của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Riêng đối với dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2020, tăng cường đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tập trung hoàn thiện thủ tục pháp lý, nghiệm thu khối lượng để đủ điều kiện thanh toán cho nhà thầu. Đối với dự án khởi công mới, khẩn trương lập hồ sơ thiết kế và dự toán, phê duyệt, lựa chọn nhà thầu, sớm thi công.

“Tất cả các bộ phải rà soát, không để hồ sơ chậm trễ, xử lý nghiêm các trường hợp chậm trễ”, Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện nghiêm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra, giám sát, bảo đảm hiệu quả công tác phối hợp, không phải chờ giao ban mới tháo gỡ.

“Các bộ cũng phải đôn đốc, kiểm tra để xử lý những khó khăn cũng như xử lý những cán bộ, tổ chức làm chậm hoặc có hành vi tiêu cực. Trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra thì kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân liên quan, không xét thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ cho người đứng đầu, chủ đầu tư dự án và cá nhân có liên quan trong năm nay”, người đứng đầu Chính phủ khẳng định.

Đáng chú ý, cũng tại cuộc họp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu hàng tháng Bộ Kế hoạch và Đầu tư công khai tình hình giải ngân vốn đầu tư công của từng bộ, từng cơ quan Trung ương và địa phương trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Cổng Thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các phương tiện thông tin đại chúng.

“Anh nào làm tốt thì biểu dương, anh nào làm chậm thì phê phán, đấu tranh. Các cấp, các ngành chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền về các chủ trương, cơ chế pháp luật về đầu tư công, tạo đồng thuận xã hội, tạo quyết tâm mới”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала