Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể liên quan gì đến ông Đinh La Thăng và Út ‘trọc’?

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia phát biểu
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia phát biểu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương: Trong khi Bộ Công an xác định ông Đinh La Thăng là chủ mưu, cầm đầu thì Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể (khi còn làm Thứ trưởng) từng ký nhiều văn bản không đúng quy định pháp luật liên quan vụ Út ‘trọc’ Đinh Ngọc Hệ.

Kết luận của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh, Tổng Công ty Cửu Long cùng các đơn vị có liên quan trong việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương.

Đáng chú ý, trong vụ án này, ngoài 20 bị can bị xử lý hình sự, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an cũng đề nghị xử lý nhiều lãnh đạo cấp cục, vụ một loạy các bộ, ngành liên quan đến sai phạm Công ty Yên Khánh của Đinh Ngọc Hệ.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ký 3 văn bản liên quan vụ Út ‘trọc’ và ông Đinh La Thăng

Theo điều tra xác minh của Bộ Công an, tại thời điểm là Thứ trưởng Bộ GTVT, ông Nguyễn Văn Thể đã ký các văn bản chỉ đạo cũng như chủ trì kết luận nhiều cuộc họp có nội dung thực hiện không đúng quy định của pháp luật, hợp thức hóa các nội dung Công ty Yên Khánh của Đinh Ngọc Hệ (Út ‘trọc’) đề xuất.

Theo đó, Cơ quan Điều tra Bộ Công an xác định nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, nay là Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã có “bút phê” không đúng quy định của pháp luật liên quan tới vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh, Tổng Công ty Cửu Long cùng các đơn vị có liên quan trong việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương.

Mới đây, trong kết luận điều tra về vụ cao tốc TP HCM - Trung Lương, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đề nghị VKSND Tối cao truy tố các ông Đinh La Thăng, nguyên Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT), và Nguyễn Hồng Trường, nguyên thứ trưởng Bộ GTVT, về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Ông Đinh La Thăng bị quy kết là chủ mưu, cầm đầu trong vụ án này khi để xảy ra sai phạm gây thất thoát 725 tỉ đồng trong vụ án. Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Thể (khi đó là Thứ trưởng Bộ GTVT, nay là Bộ trưởng GTVT) cũng bị xác định là đã ký 3 văn bản không đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, Cơ quan điều tra kết luận, trong quá trình quản lý việc thanh toán tiền trúng đấu giá, ngay khi Công ty Yên Khánh (công ty của bị can Đinh Ngọc Hệ, tức Út ‘trọc’) thanh toán không đúng hạn hợp đồng, Tổng công ty Cửu Long đã có 12 văn bản báo cáo Bộ GTVT.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu kết luận cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
5 đại án lớn làm ‘đau đầu’ Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Việt Nam
Bộ GTVT sau đó đã có 12 văn bản chỉ đạo nhưng đều không đề nghị chấm dứt trước hạn hợp đồng theo quy định, thu hồi quyền thu phí.

Cơ quan điều tra Bộ Công an xác định, trong số các văn bản trên, Bộ trưởng Bộ GTVT hiện nay và vào thời điểm đó là Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể đã ký 3 văn bản.

Cụ thể, ngày 31/8/2015, ông Thể ký văn bản gửi Tổng công ty Cửu Long, Công ty Yên Khánh chỉ đạo yêu cầu phía Yên Khánh khẩn trương thanh toán theo đúng cam kết, là nộp 100 tỷ đồng trước ngày 28/8/2015 và nộp số còn lại trước 30/9/2015.

Ngày 8/10/2015, ông Nguyễn Văn Thể tiếp tục ký văn bản chỉ đạo Tổng công ty Cửu Long đốc thúc phía Yên Khánh nộp đủ số tiền mua quyền thu phí cao tốc. ngày 22-6-2015 ông Thể ký văn bản thứ 3 là tờ trình gửi ông Đinh La Thăng, báo cáo việc Công ty Yên Khánh chưa thanh toán nốt số tiền còn lại theo hợp đồng là hơn 900 tỷ đồng.

Ngày 23/6/2015, ông Đinh La Thăng Thăng ghi ý kiến chỉ đạo phía trên, góc trái của tờ trình:

“Đề nghị anh Thể chỉ đạo giải quyết theo đúng hợp đồng của hai bên đã ký và đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên cũng cần làm rõ trách nhiệm của nhà đầu tư và các cơ quan Nhà nước, Tổng công ty Cửu Long”, ông Thăng nêu rõ.

Ông Nguyễn Văn Thể sau đó đã ghi ý kiến chỉ đạo tiếp theo dưới bút phê của ông Đinh La Thăng:

“Gấp, yêu cầu Tổng công ty Cửu Long, Vụ Tài chính, Pháp chế... làm việc lại với Công ty Yên Khánh thảo luận từng vấn đề cụ thể, có kết luận rõ ràng, dứt khoát”, ông Nguyễn Vưan Thể có bút phê.

Đến ngày 22/7/2014, để có lý do báo cáo sự chậm trễ và cấn trừ số tiền phải thanh toán, Công ty Yên Khánh ký văn bản gửi Bộ GTVT, Tổng công ty Cửu Long kiến nghị về việc giao Công ty Yên Khánh được chỉ định làm nhà đầu tư xây dựng bổ sung 2 nút giao thông trên tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm theo hình thức BOT hoặc BOT kết hợp BT với tổng đầu tư 1.300 tỷ đồng.

Trả lời tờ trình này, ông Đinh La Thăng ghi bút phê: “Đồng ý, kính chuyển anh Thể giải quyết”.  Ông Thể sau đó ghi tiếp bút phê đề xuất các vấn đề liên quan dự án BOT này.

Chưa rõ hình thức xử lý trách nhiệm Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể

Theo cơ quan điều tra Bộ Công an, việc ông Nguyễn Văn Thể ký các văn bản chỉ đạo Tổng công ty Cửu Long và chủ trì kết luận nhiều cuộc họp để chỉ đạo lập thủ tục phê duyệt dự án, ký văn bản gửi Bộ Tài chính kiến nghị thực hiện phương án tài chính, ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất chỉ định Công ty Yên Khánh làm nhà đầu tư, ký quyết định phê duyệt đề xuất dự án theo hình thức BOT đều không đúng quy định của pháp luật.

Trong khi đó, tương tự, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT cũng đã ký nhiều quyết định không đúng quy định của pháp luật, họp thức hóa các nội dung Công ty Yên Khánh đề xuất.

© AFP 2023 / Vietnam News AgencyĐinh La Thăng
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể liên quan gì đến ông Đinh La Thăng và Út ‘trọc’? - Sputnik Việt Nam
Đinh La Thăng
Những sai phạm của ông Đinh La Thăng và các bị can đã tạo thuận lợi cho Công ty Yên Khánh của Đinh Ngọc Hệ, là công ty kinh doanh đang thua lỗ, không đủ tư cách tham gia nhưng vẫn trúng đấu giá.

“Sai phạm của từng cá nhân ở từng giai đoạn liên hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời gây thất thoát, thiệt hại cho Nhà nước hơn 725 tỷ đồng”, kết luận điều tra khẳng định.

Mặc dù vậy, cơ quan điều tra không nêu rõ hình thức xử lý, kiến nghị đối với cá nhân ông Nguyễn Văn Thể.

Cao tốc TP.HCM- Trung Lương: Ông Đinh La Thăng là chủ mưu, cầm đầu

Như đã đưa tin, ngày 31/8, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao phê chuẩn truy tố các ông Đinh La Thăng (cựu Bộ trưởng Bộ GTVT) và ông Nguyễn Hồng Trường (cựu Thứ trưởng Bộ GTVT) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Nguyên thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường. - Sputnik Việt Nam
Kỷ luật 3 thứ trưởng Bộ GTVT, xóa tư cách nguyên Thứ trưởng với ông Nguyễn Hồng Trường
Ngoài ra, 18 người còn lại, trong đó có bị cáo Đinh Ngọc Hệ (Út ‘trọc’), bị truy tố về các tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thực tế, đây là vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh, Tổng công ty Cửu Long cùng các đơn vị có liên quan trong việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Theo đó, trên cương vị Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Đinh La Thăng được giao quản lý tài sản, trong đó có quyền thu phí Cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương.

Với nhiệm vụ và chức trách của mình, ông Đinh La Thăng là người nắm rõ các quy định pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước và chuyển giao quyền thu phí, cũng như nhận thức rõ đây là tài sản đặc thù có giá trị đặc biệt lớn, cần tìm kiếm đối tác có năng lực tài chính để tối ưu hóa việc bán quyền thu phí.

Tuy nhiên, sau khi được Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương bán quyền thu phí vào tháng 2/2012, ông Đinh La Thăng đã gọi điện cho Dương Tuấn Minh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long và đưa ra những chỉ đạo “bất thường”.

Theo đó, ông Thăng chỉ đạo để cho công ty của Út 'trọc', là công ty đang kinh doanh thua lỗ, không có năng lực tài chính mua quyền thu phí.

Trong thời gian thực hiện, ông Thăng nắm rõ toàn bộ hoạt động triển khai đề án, kết quả bán đấu giá được thực hiện không đúng quy định pháp luật, để cho công ty Yên Khánh của bị can Đinh Ngọc Hệ trúng đấu giá, phù hợp với giới thiệu ban đầu của ông Thăng.

Ngoài ra, ông Đinh La Thăng cũng biết rõ việc công ty Yên Khánh kéo dài, trì hoãn không thanh toán tiền đấu giá đúng thời hạn, phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và chuyển giao quyền thu phí lại cho Nhà nước.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội.  - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Cao tốc Bắc – Nam chậm vì phải đúng quy trình

“Tuy nhiên, ông Đinh La Thăng không những không chỉ đạo chấm dứt trước hạn hợp đồng mà còn yêu cầu Dương Tuấn Minh để doanh nghiệp trả từ từ”, kết luận điều tra nêu rõ.

Không những thế, ông Thăng còn có bút phê đồng ý cho công ty Yên Khánh làm nhà đầu tư xây dựng bổ sung 2 nút giao thông trên tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm, đồng thời đề nghị cho công ty cấn trừ vào số tiền phải thanh toán theo hợp đồng quyền thu phí, tạo điều kiện cho công ty hưởng lợi.

Như vậy, hành vi của ông Đinh La Thăng đã cấu thành tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”. Cơ quan điều tra quy kết ông Thăng có vai trò chủ mưu, cầm đầu trong vụ án này.

Bộ Công an đề nghị xử lý hành chính nghiêm khắc nhiều lãnh đạo cấp cục, vụ

Ngoài 20 bị can bị xử lý hình sự trong vụ án này, trong kết luận điều tra, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an cũng đề nghị xử lý hành chính nhiều lãnh đạo cấp cục, vụ một loạt bộ - ngành.

Theo đó, các thành viên Hội đồng bán đấu giá tài sản, gồm ông La Văn Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản Bộ Tài chính, ông Hồ Hữu Hòa, Phó Vụ trưỏng Vụ Pháp chế Bộ GTVT, ông Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng cục Bổ trợ tư pháp Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng liên quan.

Kết quả điều tra xác định các cá nhân trên không nhận được báo cáo của Tổ thường trực giúp việc về việc báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ năng lực của Công ty Yên Khánh và Công ty Khánh An, không được chủ tịch Hội đồng bán đấu giá mời họp để đánh giá hồ sơ tham gia đấu giá quyền thu phí đường cao tốc TP HCM - Trung Lương của Công ty Yên Khánh và Công ty Khánh An.

Bên cạnh đó, ông La Văn Thịnh và ông Hồ Hữu Hòa còn tham gia, ký vào biên bản bán đấu giá ngày 15/11/2013. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra cho rằng do quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương là tài sản đường bộ mang tính chất chuyên ngành, đặc thù, theo đó Bộ GTVT là cơ quan chủ trì trong quá trình thực hiện việc chuyển giao quyền thu phí theo chủ trương của Chính phủ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận phiên họp.  - Sputnik Việt Nam
Ai vào tầm ngắm chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng 2020?
Cơ quan Công an nhận định, việc ông La Văn Thịnh và ông Hồ Hữu Hòa ký vào biên bản bán đấu giá chỉ mang tính chất thủ tục theo quy chế bán đấu giá quyền thu phí đã được phê duyệt.

“Do đó, chưa đủ cơ sở để xử lý hình sự nhưng cần phải xử lý hành chính nghiêm khắc”, kết luận nêu rõ.

Văn bản của Cơ quan Điều tra cũng cho hay, đối với các thành viên tổ thường trực giúp việc cho Hội đồng bán đấu giá quyền thu phí đưòng cao tốc TP HCM - Trung Lương, gồm ông Lê Trung Khê, chuyên viên Vụ Tài chính Tổng cục đường bộ, bà Phạm Thị Tuyết, chuyên viên Cục Quản lý công sản Bộ Tài chính, bà Trần Thị Vân Anh, chuyên viên Vụ Pháp chế, Bộ GTVT, và ông Trần Ngọc Quốc Khanh, chuyên viên Phòng Tài chính kế toán, Tổng công ty Cửu Long.

Các ông bà này đã ký vào biên bản họp tổ thường trực giúp việc Hội đồng bán đấu giá lần thứ nhất ngày 4/11/2013 về việc đánh giá hồ sơ tham dự đấu giá của Công ty Yên Khánh và Công ty Khánh An, nhưng thực tế không tham gia cuộc họp của tổ thường trực giúp việc để đánh giá năng lực tài chính của 2 Công ty nêu trên.

“Các cá nhân này khi thực hiện không có động cơ, mục đích, không bị ép buộc và không được hưởng lợi gì từ việc làm này. Do đó, chưa đủ cơ sở để xử lý hình sự, nhưng cần phải xử lý hành chính nghiêm khắc”, Cơ quan Điều tra nhận định.

Kết luận cũng nêu rõ, đối với bà Vũ Thị Ánh Minh và ông Võ Thành Việt là Phó Chủ tịch UBND Phường 2, Quận 4, TP HCM, ngày 1/11/2013 đã ký chứng thực bản sao đúng với bản chính trên bản sao báo cáo tài chính đã có xác nhận của đơn vị kiểm toán của Công ty Yên Khánh và Công ty Khánh An.

Tuy nhiên, khi ký, bà Vũ Thị Ánh Minh và ông Võ Thành Việt tin tưởng vào bộ phận tiếp nhận, trả hồ sơ của UBND phường đã kiểm tra, đối chiếu hồ sơ xin chúng thực.

Hai cá nhân này không biết hành vi gian dối của bị can Đinh Ngọc Hệ khi chứng thực các tài liệu này để sử dụng vào mục đích tham gia đấu giá quyền thu phí đường cao tốc. Do đó, Cơ quan Điều tra cũng nhận thấy chưa đủ cơ sở để xử lý hình sự, nhưng cần phải xử lý hành chính nghiêm khắc.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала