Hoa Kỳ mơ ước thành lập NATO châu Á

© AP Photo / Ed JonesThứ trưởng Quốc phòng Mỹ Stephen Biegun.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Stephen Biegun. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phát biểu gần đây tại Diễn đàn Đối tác Chiến lược Mỹ - Ấn, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Stephen Biegun cho biết Mỹ muốn "chính thức hóa quan hệ quốc phòng chặt chẽ với các nước khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương như Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và biến chúng thành một thứ giống như một liên minh NATO" ...

QUAD sẽ trở thành một NATO Châu Á?

QUAD là tên viết tắt của từ tiếng Anh Quadrillel Security Dialogue, nghĩa là "Bộ tứ đối thoại về an ninh", có sự tham gia của 4 quốc gia - Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Ý tưởng thống nhất 4 quốc gia dân chủ lớn nhất của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, đã được đưa ra từ trong nhiệm kỳ đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Đó là vào năm 2007. Sau đó, ý tưởng này bị lãng quên trong 10 năm, và chỉ đến năm 2017, Tổng thống Trump mới hồi sinh nó khi bắt đầu thúc đẩy khái niệm về Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. QUAD đóng một vai trò hàng đầu trong việc hiện thực hóa khái niệm này.

 Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov - Sputnik Việt Nam
Ông Lavrov gọi chiến lược của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là chính sách phá hoại

 Nhiều chính trị gia trong khu vực tỏ ra cảnh giác với những ý tưởng này của Mỹ. Thứ nhất, rõ ràng là các sáng kiến của Tổng thống Mỹ đều hướng đến Trung Quốc. Người Mỹ đặc biệt không che giấu động cơ này. Ngoài ra, các nước ASEAN không muốn có một khối quân sự trong khu vực. Khi đó, vào năm 2017 và 2018, người Mỹ bằng mọi cách phủ nhận họ đang dẫn đến việc thành lập một khối quân sự. Nhưng các bên tham gia đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung trong khu vực. Đúng vậy, bộ tứ không có bất kỳ bộ chỉ huy chung, ban thư ký hay cơ cấu quản lý nào khác. Giờ đây như cả thế giới đã biết, Nhà Trắng đang phấn đấu thành lập một khối quân sự ở đây. Đối với Mỹ, thiết lập quan hệ hợp tác quân sự về bản chất tương ứng với quan hệ đồng minh, với mỗi quốc gia trong QUAD là chưa đủ,. Cần có trách nhiệm đối với lẫn nhau và sự chuyển đổi toàn bộ khu vực thành khu vực chịu trách nhiệm của tổ chức mới khi nó được thành lập. Nhìn vào bản đồ là đủ để hiểu điều này sẽ không được thực hiện chỉ với các căn cứ quân sự hiện có của Mỹ ở Okinawa và Australia. Tất cả các quốc gia bờ biển phía tây và phía động Thái Bình Dương sẽ là mục tiêu của NATO châu Á.

Chúng ta hãy nhớ lại, khi NATO được thành lập ở châu Âu vào năm 1949, 12 quốc gia đã tham gia và không có gì được đề cập đến  Liên Xô trong các văn bản luật. Khi đó các nước xã hội chủ nghĩa trở thành đối thủ chính của NATO. Hiện NATO có 30 quốc gia, biên giới của khối gần sát với Nga. Bản thân khối này đã được đánh dấu do tham gia vào sự sụp đổ của Nam Tư. Các dân tộc Đông Nam Á có cần một tương lai như vậy hay không, ngay cả khi nó được thực hiện từ các quốc gia tự cho là rất dân chủ?

Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston - Sputnik Việt Nam
Tăng cường đối đầu với Trung Quốc, Hoa Kỳ đang theo đuổi mục đích gì?

Ai sẽ được lợi?

Hoa Kỳ, hiện đang có xung đột gay gắt với Trung Quốc, chắc chắn muốn củng cố vị thế quốc phòng của mình bằng cách tạo ra một liên minh các quốc gia lo sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Do đó, Bộ Quốc phòng Mỹ hy vọng một số nước ASEAN, chủ yếu là những nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, sẽ tham gia QUAD, sẽ đóng góp tài chính, con người, vào cấu trúc quân sự tổng thể. Và sau đó, như trong trường hợp ở châu Âu, NATO châu Á có thể trở thành một bên tham gia vào các cuộc phiêu lưu của Mỹ.

NATO châu Á có thể cung cấp cho người Mỹ những gì khác? Như trường hợp của NATO ở châu Âu, quân đội quốc gia các nước thành viên liên minh phải mua vũ khí do Mỹ sản xuất. Vì vậy tổ hợp công nghiệp - quân sự của Mỹ sẽ ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng thành lập NATO châu Á. Và những nước trước đây đã mua vũ khí Nga sẽ phải tái trang bị lại.

Nhưng về mặt ưu tiên, tất nhiên là mong muốn kiềm chế một Trung Quốc đang phát triển. Tại sao người Mỹ không tìm kiếm một số cách khác để bình thường hóa quan hệ của họ với Trung Quốc?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала