Việt Nam: Con đường gian nan đến với độc lập tự do

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNBăng rôn chào mừng kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2/9 trên phố Điện Biên Phủ
Băng rôn chào mừng kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2/9 trên phố Điện Biên Phủ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lịch sử và kinh tế, cuộc chiến chống coronavirus và bảo tồn thiên nhiên, du lịch và thể thao – đó là những chủ đề chính trong các bài viết và thông tin về Việt Nam trên báo chí nước ngoài thường kỳ trong tuần này.

Sputnik mời các bạn theo dõi tổng quan đánh giá trong chuyên mục truyền thống hàng tuần của chúng tôi "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

30 năm ròng tranh đấu

Cách đây 75 năm, dân tộc Việt Nam đã đập tan gông xiềng thuộc địa và tuyên bố độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong bài xã luận kể về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam để giải phóng đất nước khỏi ách nô dịch của thực dân Pháp, tờ báo Mỹ theo khuynh hướng XHCN Jacobin đã gọi cuộc xâm chiếm thuộc địa Đông Nam Á là «sự thật vĩ đại nhất của lịch sử». Chế độ thuộc địa đã đè nén sự phản kháng của người Việt Nam bằng đàn áp và tra tấn dã man. Trong bảy năm nước Pháp cố gắng kìm giữ Đông Dương, tờ báo viết và trích lời Henri Martin, nhân vật nhiệt tình ủng hộ những người yêu nước Việt Nam:

Đường phố được trang trí bằng cờ cho ngày quốc khánh Việt Nam ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Điều gì đổi thay và không đổi thay qua 75 năm

«Ở xứ Đông Dương, quân đội Pháp hành xử y như quân Đức ở Pháp. Tại sao máy bay của chúng ta lại bắn giết những ngư dân vô phương tự vệ mỗi ngày? Tại sao binh lính của chúng ta cướp phá, đốt nhà và giết chóc? Để mang nền văn minh đến đó hay sao?». 

Còn báo Sputnik Kyrgyzstan đăng bài viết dài về hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Pháp và chống Mỹ và sự giúp đỡ của những người Xô-viết trong đó có các cư dân Kyrgyzstan dành cho Việt Nam.

Việt Nam đối với các nhà đầu tư - giải pháp lý tưởng thay thế Trung Quốc

Việt Nam đã đối phó tốt với làn sóng dịch bệnh coronavirus đầu tiên và đang chống chọi thành công với đợt bùng phát thứ hai. Theo thực trạng tính đến ngày 2 tháng 9, cả nước đăng ký 1.044 trường hợp nhiễm coronavirus, 34 người tử vong, - như Asia Times thông báo. Các biện pháp về giãn cách xã hội và tự cách ly ở Đà Nẵng bắt đầu từ ngày 28 tháng 7 và vẫn giữ hiệu lực trong thời gian gần tới. Hiện tại, chỉ có các nhà thuốc, bệnh viện và siêu thị là mở cửa. Chính quyền địa phương thậm chí đã cho phép các nhà xây dựng khôi phục công việc trên các công trình, một dấu hiệu cho thấy thành phố đang trở lại trạng thái bình thường, tuy chậm nhưng vững chắc. Nhiều tờ báo đưa tin Việt Nam đã nối lại các chuyến bay đến 6 thành phố châu Á: Quảng Châu, Seoul, Viêng Chăn, Phnom Penh, Đài Bắc và Tokyo.

Cảng Tokyo - Sputnik Việt Nam
Cuộc tháo chạy khỏi Trung Quốc: 1.400 nhà đầu tư Nhật Bản chọn Việt Nam
Việt Nam đã trở thành lựa chọn lý tưởng để thay thế Trung Quốc, đảm nhận chức năng địa điểm sản xuất dành cho các doanh nghiệp Mỹ, như Vietnam Briefing nhận xét trong bài báo phân tích quan hệ kinh tế-thương mại của Washington và Hà Nội. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc), còn Việt Nam là thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Hoa Kỳ. Nhưng trong mối quan hệ này, không phải mọi thứ đều suôn sẻ trôi chảy. Hoa Kỳ đang nâng thuế đối với một số mặt hàng của Việt Nam và nghi ngờ Việt Nam thao túng tiền tệ. Ngoài ra, hiện hữu những cản trở khác đối với giao lưu thương mại, bao gồm các quy định chưa hợp lý và đầy đủ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, hạn chế Internet và nền kinh tế kỹ thuật số, cũng như các vấn đề quản trị khác nữa. Dù vậy, Hoa Kỳ vẫn rất quan tâm đến Việt Nam, nơi mà các chuyên gia gọi là «chìa khóa cân bằng quyền lực khu vực». Lực lượng lao động có kỹ năng và giá nhân công rẻ, cơ sở hạ tầng, Chính phủ ổn định, môi trường an toàn và các Hiệp định về thương mại tự do là những gì mà các nhà đầu tư Mỹ đang tìm kiếm trong thời gian khó lường này và xu thế đó có thể sẽ tiếp nối trong tương lai gần, - tác giả bài báo dự đoán.

Còn tờ báo Ấn Độ The Hindu Business Line thì có lời phàn nàn rằng Ấn Độ đang thua Việt Nam về nhiều tham số. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng bình quân 18% mỗi năm trong suốt thập niên qua, trong khi chỉ số tương tự của Ấn Độ chỉ tăng vẻn vẹn 5%. Trong khi Việt Nam bắt đầu đảm bảo duy trì cán cân thương mại tích cực, thì thâm hụt thương mại của Ấn Độ từ chỗ 130 tỷ USD năm 2010 đã tăng lên 156 tỷ USD vào năm 2019. Tỷ trọng xuất khẩu công nghệ cao trong sản xuất ở Việt Nam là 40%, trong khi ở Ấn Độ chỉ có 9%. Trong số 56 công ty rời Trung Quốc sau cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, chỉ có 8 công ty đầu tư vào Ấn Độ còn 26 công ty chuyển «căn cứ địa» của họ sang Việt Nam.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Liên minh Việt-Ấn liệu có hướng chống ai?

Đồng thời, như Business Times lưu ý, vẫn tồn tại sự phụ thuộc không nhỏ của Việt Nam vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài trực tiếp, khiến Việt Nam rất dễ dễ bị tổn thương bởi các cuộc khủng hoảng toàn cầu, do vậy đất nước cần chú ý củng cố nền sản xuất nội địa của mình, - báo nhận xét.

Hà Nội đã ban hành sắc lệnh chống lại việc thăm dò dầu khí bất hợp pháp trong vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông, đe dọa phạt tiền và tịch thu tài sản của những đối tượng vi phạm, bất kể là tổ chức Việt Nam hay nước ngoài, - như tờ báo Oil Price đưa tin.

Sở dĩ xuất hiện văn kiện này là do Trung Quốc can thiệp vào hoạt động kinh tế của Việt Nam trên thềm lục địa của nước mình. Các công ty Việt Nam có sự ủng hộ hậu thuẫn từ những «người khổng lồ» như Exxon và Rosneft, cùng chung niềm tin rằng khu vực của Việt Nam trên Biển Đông có thể trở thành kho của cải dồi dào tài nguyên dầu mỏ và khí đốt.

Chuyện gì đang xảy ra trong du lịch và thể thao?

Trước ngưỡng khai mạc mùa du lịch quốc tế, chính quyền Việt Nam đã tạo lập công cụ trực tuyến-online giúp lựa chọn các nguồn lực để tổ chức chuyến du ngoạn không gây ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng địa phương, - tờ Inquirer thông báo.

Một cô gái ở tỉnh Lào Cai, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Đất nước Việt Nam mới trong mắt nhà báo Nga

Tờ Mongabay dành hẳn bài báo dài phản ánh vấn đề thành lập khu bảo tồn thiên nhiên ở vùng Kon Plông.  

Còn báo Opindia giới thiệu với các độc giả về lịch sử và nền văn hóa của Vương quốc Champa.

Và khép lại tổng quan này là nội dung về thể thao. Theo tin đưa trên tờ Esports Observer, hai đội Việt Nam đã rút không tham gia Giải vô địch thế giới trò chơi máy tính Liên Minh Huyền Thoại (League of Legends), sẽ khởi tranh tại Thượng Hải vào ngày 25 tháng 9, viện dẫn lý do phòng tránh liên quan đến dịch bệnh COVID-19.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала