Việt Nam và Nga có nên thúc đẩy đàm phán về “du lịch cầu hàng không”?

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNTrong ảnh: Quy trình tiếp nhận du khách từ Đà Nẵng về Hà Nội được thực hiện nghiêm ngặt, đầy đủ các khâu như đối với các chuyến bay khác từ vùng dịch ở nước ngoài về Việt Nam, đặc biệt là khâu phun khử khuẩn phương tiện, hành lý trước khi rời sân bay về khu cách ly. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Trong ảnh: Quy trình tiếp nhận du khách từ Đà Nẵng về Hà Nội được thực hiện nghiêm ngặt, đầy đủ các khâu như đối với các chuyến bay khác từ vùng dịch ở nước ngoài về Việt Nam, đặc biệt là khâu phun khử khuẩn phương tiện, hành lý trước khi rời sân bay về khu cách ly. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nga là bạn hàng truyền thống về du lịch tới Việt Nam, hơn nữa, hiện nay chỉ có Việt Nam và Nga có cơ chế ủy ban liên nghị viện. Theo tôi, chính phủ hai nước nên thúc đẩy đàm phán về “du lịch cầu hàng không”, - Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam phát biểu với Sputnik.

Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN lần thứ 41 (AIPA 41) đang diễn ra tại Hà Nội. Chủ đề năm nay là gắn kết và chủ động thích ứng, được đánh giá là rất phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Kinh tế là câu chuyện mà mọi nước thành viên ASEAN đề rất quan tâm. Làm sao để củng cố nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay?

Ngày 9/9, tại AIPA 4, Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà đề nghị ASEAN nghiên cứu khái niệm "du lịch cầu hàng không" giữa "các nước xanh lá cây". Phóng viên Sputnik đã có cuộc trao đổi với đại diện đoàn Việt Nam - Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Mạnh Tiến về sáng kiến "du lịch cầu hàng không".

Việt Nam đề xuất sáng kiến “du lịch cầu hàng không”

Sputnik: Sáng kiến "du lịch cầu hàng không" giữa "các nước xanh lá cây" nảy sinh như thế nào, thưa ông?

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch AIPA 41 phát biểu bế mạc. - Sputnik Việt Nam
AIPA 41: Sáng kiến của Việt Nam là “dấu ấn lịch sử”

Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội: Đại dịch Covid-19 không chỉ là một cuộc khủng hoảng y tế đơn thuần, mà còn là một cuộc khủng hoảng đối với sự phát triển khi các chuỗi cung ứng và thương mại quốc tế bị phá vỡ. Nó đang gây ra rất nhiều tổn thất, thiệt hại cho tất cả các nước, trong đó có các nước ASEAN, cho tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là du lịch và các ngành liên quan như hàng không. Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực Đông Nam Á sẽ giảm từ 4,4% năm 2019 xuống còn -2,7% trong năm 2020.

Đoàn Việt Nam mong muốn cộng đồng ASEAN thống nhất thực hiện một chuỗi giải pháp mang tính đột phá, khả thi, trước hết là đẩy nhanh trao đổi thông tin liên quan đến du lịch, sức khỏe và các biện pháp cần thiết khác để kiểm soát sự lây lan của Covid-19. Trên cơ sở đó Việt Nam đã đề nghị ASEAN nghiên cứu khái niệm "du lịch cầu hàng không" giữa "các nước xanh lá cây", như một sáng kiến sơ bộ trong quá trình mở cửa lại biên giới, hình thành các khu vực di chuyển an toàn trong ASEAN.

“Du lịch cầu hàng không” trong ASEAN và những giải pháp

Sputnik:  Chúng ta có thể hiểu  khái niệm "du lịch cầu hàng không" và "các nước xanh lá cây" như thế nào?

Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội: Du lịch cầu hàng không"tức là du lịch an toàn, tiện lợi, nhanh chóng giữa điểm đi và điểm đến cho cả người du lịch và người địa phương. Các nước ASEAN sẽ tìm cách phục hồi ngành du lịch, nhưng vẫn làm sao để đảm bảo được sự an toàn cho mọi người trong quá trình di chuyển, trước dịch bệnh.

Khách du lịch trên thuyền trong cuộc du ngoạn dọc sông Ngô Đồng ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu – 3 lĩnh vực quan trọng của kinh tế hậu COVID-19 Việt Nam

Khái niệm “các nước xanh lá cây” bao gồm hai ý: có màu xanh trên bản đồ dịch bệnh (nghĩa đen) và bio-circular-green (nghĩa sáng)

Sputnik: Theo ông thì việc thực hiện sáng kiến này đòi hỏi những giải pháp gì?

Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội: Các nước SAEAN cần phải bàn phương thức như thế nào đó để mọi người di chuyển đến những nơi cần thiết bằng những hình thức như thế nào đó, nhưng không để ảnh hưởng lây nhiễm. Có thể trao đổi thông tin về dịch bệnh giữa các nước để đảm bảo sự an toàn trong khu vực ASEAN. Điều đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công dân các nước ASEAN di chuyển trong khối.

“Du lịch cầu hàng không” giữa Nga và Việt Nam – có thể không?

Sputnik: Theo ông thì Việt Nam và Nga có thể đám phán và thỏa thuận về "Du lịch cầu hàng không" hay không?

Cây Cầu Vàng Bà Nà Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Hình mẫu thành công: Nhìn vào Việt Nam sẽ thấy tương lai du lịch thế giới

Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội: Nga là bạn hàng truyền thống về du lịch tới Việt Nam. Theo tôi, chính phủ hai nước nên thúc đẩy đàm phán để “du lịch cầu hàng không”, không chỉ dừng lại ở lĩnh vực du lịch mà cả lĩnh vực lao động tay nghề cao, như Nhật Bản và Hàn Quốc đang xúc tiến với Việt Nam.

Hiện nay chỉ có Việt Nam và Nga có cơ chế ủy ban liên nghị viện, nên đưa nội dung này vào chương trình nghị sự của ủy ban.

Rõ ràng là lúc này phải tìm cách thúc đẩy đi lại một cách an toàn, chỉ như vậy thì mới cứu được kinh tế thế giới. Dãn cách cứng như hiện nay là cùng chết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала