Thông tin mới về đại án BIDV liên quan ‘trùm ngân hàng’ Trần Bắc Hà

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamBIDV
BIDV - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cơ quan Điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ ông Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch BIDV), đồng thời quyết định giữ nguyên đề nghị truy tố 12 nghi can trong đại án tại BIDV, Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Trung Dũng.

Trước đó, Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm đã ban hành 2 quyết định công nhận thỏa thuận giữa BIDV và doanh nghiệp sân sau của ông Trần Bắc Hà (Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà và Công ty Trung Dũng). Tuy nhiên, Tòa cấp cao đã hủy các quyết định này và phía Cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp tục đề nghị truy tố 12 bị can trong vụ án trên.

Giữ quan điểm truy tố 12 bị can trong vụ Trần Bắc Hà

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CQĐT) Bộ Công an vừa công bố bản kết luận điều tra bổ sung vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trung Dũng.

Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV - Sputnik Việt Nam
Việt Nam truy tố 12 bị can trong đại án do ông Trần Bắc Hà làm chủ mưu

Trước đó, hồi tháng 5/2020, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao sau khi ban hành cáo trạng vụ án đã phân công cho VKSND Hà Nội thực hiện quyền công tố, kiểm sát trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng trong đại án Trần Bắc Hà có liên quan hàng loạt đại gia ngân hàng này. Đồng thời, Viện KSND Tối cao cũng chuyển hồ sơ vụ án sang TAND TP.Hà Nội xét xử 12 bị cáo trong vụ án.

Đáng chú ý, trong số 12 bị can, có có 8 người nguyên là cựu lãnh đạo cấp cao của BIDV. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng truy tố các bị can Trần Lục Lang (nguyên Phó tổng giám đốc BIDV), Đoàn Ánh Sáng (nguyên Phó tổng giám đốc BIDV), Kiều Đình Hòa (nguyên Phó tổng giám đốc BIDV, chi nhánh Hà Tĩnh), Ngô Duy Chính (nguyên giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành), Nguyễn Xuân Giáp (nguyên phó giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành), Lê Thị Vân Anh (nguyên Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp - BIDV chi nhánh Hà Tĩnh), Phạm Hồng Quang (nguyên Trưởng phòng Quan hệ khách hàng 1, BIDV chi nhánh Hà Thành), Đặng Thành Nam (nguyên cán bộ quản lý khách hàng BIDV - Chi nhánh Hà Thành về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Các bị can bị truy tố về tội Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản gồm: Đoàn Hồng Dũng (nguyên Giám đốc Công ty Trung Dũng), Trần Anh Quang (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Bình Hà), Đinh Văn Dũng (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Bình Hà), Nguyễn  Thị Thanh Sơn (nguyên Giám đốc Công ty Hà Nam).

Tuy nhiên, đến tháng 7/2020, tòa trả hồ sơ yêu cầu làm rõ việc mua bán nợ tại Công ty Trung Dung giữa BIDV và Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng như việc BIDV khởi kiện Trung Dũng ra TAND quận Hoàn Kiếm để đòi nợ.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chánh Tòa Hình sự, Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội, Thẩm phán Trương Việt Toàn, người đã từng tham gia xét xử hàng loạt vụ trọng án của Việt Nam như vụ cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng, vụ Mobifone mua AVG liên quan hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn hay vụ Giết người, chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm, cho biết, Tòa trả hồ sơ để yêu cầu làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ án dân sự giữa BIDV và Công ty Trung Dũng.

Trùm ngân hàng Trần Bắc Hà là chủ mưu đại án BIDV

Theo Cơ quan Cảnh sát Điều tra kết luận, ông Trần Bắc Hà và đồng phạm đã có rất nhiều sai phạm trong việc thẩm định hồ sơ, phê duyệt cấp tín dụng cho hai công ty, có vai trò đồng phạm với ông Trần Bắc Hà. Tuy nhiên, đây chỉ là những người làm công ăn lương, chịu sự chi phối và áp lực cá nhân từ ông Trần Bắc Hà chứ không có thẩm quyền quyết định.

Ông Trần Bắc Hà.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam điều tra vụ con trai ông Trần Bắc Hà có dấu hiệu rửa tiền

Cơ quan Cảnh sát Điều tra khẳng định, ông Trần Bắc Hà phải chịu trách nhiệm chính. Cựu Chủ tịch BIDV đã có hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo điều 206 Bộ Luật Hình sự.

Tuy nhiên, do ông Trần Bắc Hà đột ngột tử vong trong trại tạm giam T771 Bộ Quốc phòng do bệnh lý nên Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã có quyết định đình chỉ điều tra với ông Trần Bắc Hà.

Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng quyết định tách vụ án đối với hành vi sai phạm của các công ty và những cá nhân liên quan để tiếp tục điều tra do hết thời hạn điều tra.

Theo Cơ quan Cảnh sát Điều tra kết luận, những đối tượng này đã có rất nhiều sai phạm trong việc thẩm định hồ sơ, phê duyệt cấp tín dụng cho hai công ty, có vai trò đồng phạm với ông Trần Bắc Hà. Tuy nhiên, đây chỉ là những người làm công ăn lương, chịu sự chi phối và áp lực cá nhân từ ông Trần Bắc Hà chứ không có thẩm quyền quyết định.

Cơ quan Cảnh sát Điều tra khẳng định, ông Trần Bắc Hà phải chịu trách nhiệm chính. Cựu Chủ tịch BIDV đã có hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo điều 206 Bộ Luật Hình sự.

Tuy nhiên, do ông Trần Bắc Hà đột ngột tử vong trong trại tạm giam T771 Bộ Quốc phòng do bệnh lý nên Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã có quyết định đình chỉ điều tra với ông Trần Bắc Hà.

Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng quyết định tách vụ án đối với hành vi sai phạm của các công ty và những cá nhân liên quan để tiếp tục điều tra do hết thời hạn điều tra.

Con trai ông Trần Bắc Hà là Trần Duy Tùng đã bỏ trốn và hiện đang bị truy nã quốc tế.

Đại án BIDV liên quan ông Trần Bắc Hà: Hủy bỏ thỏa thuận giữa các bên

Theo kết luận điều tra bổ sung, Công ty Trung Dũng là khách hàng có nợ xấu và BIDV đã bán khoản nợ của doanh nghiệp này cho Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với giá trị hơn 779 tỷ đồng, thanh toán thông qua hình thức trái phiếu với kỳ hạn 5 năm.

Ông Trần Bắc Hà - Sputnik Việt Nam
Đề nghị truy tố con trai ông Trần Bắc Hà

Bên cạnh đó, VAMC cũng ủy quyền cho BIDV thu hồi, đòi nợ, quản lý nợ xấu và giám sát bảo đảm có liên quan, xử lý tài sản đảm bảo.

Trong giai đoạn 2017 - 2018, BIDV đã mua lại khoản nợ trên từ VAMC do số tiền thu hồi nợ và dự phòng rủi ro do đã trích đối với trái phiếu của VAMC lớn hơn mệnh giá trái phiếu.

Đồng thời, trước khi mua lại nợ, BIDV đại diện VAMC đã tiến hành khởi kiện Công ty Trung Dũng ra TAND quận Hoàn Kiếm để yêu cầu trả toàn bộ số nợ gồm hơn 999 tỷ đồng tiền gốc và lãi.

Tháng 12/2017, BIDV đạt được thỏa thuận với Trung Dũng về việc doanh nghiệp này cam kết trả cả gốc và lãi hơn 1.089 tỷ đồng. TAND quận Hoàn Kiếm đã công nhận thỏa thuận này giữa các bên.

Bên cạnh đó, theo Kết luận điều tra bổ dung, cũng trong tháng 12/2017, BIDV chi nhánh Hà Thành, đại diện cho BIDV tiếp tục khởi kiện Trung Dũng ra tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm để yêu cầu doanh nghiệp này trả khoản nợ khác.

Sau khi tòa thụ lý, các bên thỏa thuận với nhau thành công, Trung Dũng cam kết bồi thường 429 tỷ đồng và hơn 372 nghìn USD. Theo đó, nguyên đơn và bị đơn cùng xác nhận đã ký kết và không có tranh chấp nội dung và hình thức của các hợp đồng và giao dịch dân sự. Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm cũng đã ra quyết định công nhận thỏa thuận này, có hiệu lực ngay khi ban hành.

Công ty Trung Dũng xác nhận tổng số tiền phải trả cho BIDV tính đến 18/12/2017 là hơn 429 tỷ đồng và 372.000 USD, thời hạn thanh toán cuối cùng cho khoản nợ này là 31/12/2018.

Tuy nhiên, đến gày 18/8/2020, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội kháng nghị, yêu cầu Hội đồng thẩm phán hủy các quyết định của TAND quận Hoàn Kiếm công nhận thỏa thuận giữa BDIV và Trung Dũng. TAND cấp cao tại Hà Nội sau đó đã xử Giám đốc thẩm, đồng ý kháng nghị của Viện kiểm sát cấp cao.

Trần Bắc Hà - Sputnik Việt Nam
Chính thức: Bộ Công an thông tin nguyên nhân cái chết của ông Trần Bắc Hà
Ngày 28/8/2020, TAND Cấp cao tại Hà Nội có quyết định giám đốc thẩm hủy quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự của TAND quận Hoàn Kiếm về vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa BIDV và Công ty Trung Dũng và những bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Từ những diễn biến trên, CQĐT quyết định giữ nguyên quan điểm, tiếp tục đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố 12 bị can trong vụ án.

Đồng thời, bản án kết luận điều tra bổ sung nêu quan điẻm của BIDV cho biết, do vụ án đang được các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, giải quyết, nên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết vụ việc liên quan đến Công ty Trung Dũng và tuân thủ theo các quy định của pháp luật, tôn trọng quyết định của các cơ quan trong quá trình giải quyết.

Bên cạnh đó, kết quả điều tra bổ sung của Bộ Công an đến nay đã làm rõ 6 nội dung theo yêu cầu điều tra. Hồ sơ, tài liệu đã thu thập được trong quá trình điều tra bổ sung không mâu thuẫn, ảnh hưởng đến nội dung, bản chất vụ án đã được kết luận tại bản kết luận điều tra hồi tháng 3/2020.

Do vậy, Cơ quan Điều tra quyết định chuyển toàn hộ hồ sơ và kết luận điều tra bổ sung sang VKSND Tối cao, giữ nguyên quan điểm kết luận và đề nghị truy tố các bị can theo nội dung kết luận điều tra hồi tháng 3 năm 2020 của cơ quan điều tra, Bộ Công an về đại án này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала