Việt Nam lên tiếng về việc Anh muốn gia nhập CPTPP, mở đường bay quốc tế

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo thường kỳ tháng 9/2020.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo thường kỳ tháng 9/2020. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chiều 17/9, trước việc Vương quốc Anh muốn gia nhập CPTPP, trong buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm tham gia CPTPP với Anh.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cập nhật thêm về việc Việt Nam mở lại đường bay quốc tế với 6 quốc gia và vùng lãnh thổ có hệ số an toàn cao trong bối cảnh đã cơ bản kiểm soát được đại dịch coronavirus.

Đáng chú ý, theo bà Lê Thị Thu Hằng, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha thăm chính thức Việt Nam từ 17 – 18/9.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm tham gia CPTPP với Anh

Liên quan đến khả năng Vương quốc Anh tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định, với tư cách là một nước thành viên của CPTPP, Việt Nam luôn sẵn sàng chia sẻ thông tin cũng như kinh nghiệm tham gia CPTPP nếu phía Anh có nhu cầu quan tâm.

“CPTPP là một hiệp định thương mại tự do chất lượng cao với các cam kết nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên, thúc đẩy hợp tác thương mại dựa trên luật lệ, tự do hóa thương mại theo hướng mở dựa trên luật lệ quốc tế”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết tại buổi họp báo thường kỳ chiều 17/9.

EVFTA sẽ có tác động tích cực đến dệt may Việt Nam trong dài hạn bởi 42,5% dòng thuế áp dụng đối với dệt may Việt Nam sẽ giảm về 0%.  - Sputnik Việt Nam
Sự thật buồn: Hơn 70% doanh nghiệp dân doanh Việt Nam "không biết gì" về CPTPP và EVFTA
Theo bà Hằng, các nước thành viên CPTPP đã thông qua quy trình gia nhập hiệp định trên. Cụ thể, các nền kinh tế quan tâm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao của hiệp định cũng như quy trình gia nhập.

“Vừa qua, theo chúng tôi được biết thì phía Anh cũng đã có một số hoạt động trao đổi với các nước thành viên của CPTPP. Việt Nam với tư cách là nước thành viên của CPTPP sẵn sàng chia sẻ thông tin, cũng như kinh nghiệm tham gia CPTPP nếu phía Anh có quan tâm”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết.

Trước đó, vào tháng 6, Bộ Thương mại Quốc tế Anh đã đưa ra văn bản chính thức thông báo về việc Anh muốn gia nhập CPTPP. Ngày 10/9, Anh có cuộc trao đổi đầu tiên với tất cả nước thành viên của CPTPP nhằm thảo luận về việc gia nhập thoả thuận này.

“Cuộc họp hôm nay đưa ra một tín hiệu về tầm quan trọng của CPTPP đối với Anh và nhấn mạnh trọng tâm của chúng tôi trong việc tăng cường thương mại với khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss phát biểu tại cuộc trao đổi.
“Cải thiện thương mại toàn cầu là điều thiết yếu để phục hồi kinh tế khỏi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19”, bà Truss nói.

Sản xuất may mặc tại Công ty TNHH Far Eastern New Apparel Việt Nam - KCN Bắc Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. - Sputnik Việt Nam
Nền tảng nội lực và tư duy khác biệt: CPTPP giúp hoàn chỉnh thể chế kinh tế của Việt Nam
Theo thống kê, CPTPP chiếm 13% GDP toàn cầu trong năm 2018. Nếu có sự tham gia của Anh, con số này sẽ tăng lên 16%.

Kể từ năm 2009, tăng trưởng trung bình thương mại giữa Anh và các nước CPTPP đạt khoảng 6% mỗi năm và trị giá hơn 112 tỷ bảng (145 tỷ USD) vào năm 2019.

Cơ quan Thống kê Quốc gia Anh mới đây cho biết, tổng thương mại song phương cả hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam và Anh là 5,75 tỷ bảng (7,4 tỷ USD) tính đến cuối quý I/2020. Cả Anh và Việt Nam đều nhấn mạnh coi trọng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Bộ Ngoại giao nói về việc Việt Nam khôi phục đường bay quốc tế

Cũng tại buổi họp báo thường kỳ chiều ngày 17/9, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cập nhật thêm thông tin về việc Việt Nam mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế.

Máy bay của Vietnam Aiirlines đưa hành khách từ Đà Nẵng trở về đã tới sân bay Nội Bài. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chính thức mở lại đường bay quốc tế: Quy định nhập cảnh nghiêm ngặt

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, thời gian qua, Thủ tướng và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã có quyết định nối lại nhiều chuyến bay thương mại giữa Việt Nam và một số đối tác đảm bảo quy định an toàn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào và Campuchia.

Theo người phát ngôn, các đối tượng được nhập cảnh trên các chuyến bay thương mại đến 6 nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Lào và Campuchia) là công dân Việt Nam, người nước ngoài mang hộ chiếu Ngoại giao/Công vụ, chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao và nhân thân, học sinh sinh viên quốc tế, nhân thân ở nước ngoài của công dân Việt Nam.

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNMáy bay của Vietnam Airlines đưa hành khách từ Đà Nẵng trở về đã tới sân bay Nội Bài.
Việt Nam lên tiếng về việc Anh muốn gia nhập CPTPP, mở đường bay quốc tế - Sputnik Việt Nam
Máy bay của Vietnam Airlines đưa hành khách từ Đà Nẵng trở về đã tới sân bay Nội Bài.

Theo bà Hằng, để thực hiện mục tiêu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành liên quan của Việt Nam đã làm việc với các cơ quan chức năng ở các nước với mục tiên cao nhất là đạt được hệ số an toàn cao.

Thêm vào đó, đối tượng nhập cảnh Việt Nam trên các chuyến bay này còn bao gồm cả người quá cảnh từ nước thứ 3. Những người này phải tuân thủ nghiêm túc các điều kiện y tế, xét nghiệm sau khi nhập cảnh và các quy định cách ly phù hợp theo quy định về phòng, chống dịch của Việt Nam.

 Áp giải các đối tượng được trao trả ra vạch phân định biên giới. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam trả cho Trung Quốc 113 người nhập cảnh trái phép. Chưa mở lại đường bay quốc tế

Trước đó, Văn phòng Chính phủ có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh tại cuộc họp về việc cho phép các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ giữa Việt Nam và một số đối tác.

Thời gian triển khai thực hiện từ 06 địa bàn như sau: Từ ngày 15/9/2020 đối với các đường bay: Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Châu), Việt Nam – Nhật Bản (Tokyo), Việt Nam – Hàn Quốc (Seoul), Việt Nam - Đài Loan, Trung Quốc (Taipei), từ ngày 22/9/2020 đối với các đường bay Việt Nam – Campuchia (Phnom Penh), Việt Nam – Lào (Vientiane).

Tần suất các chuyến bay trên không quá 2 chuyến/1 tuần cho mỗi bên và mỗi đối tác (số lượng các chuyến bay sẽ xem xét tăng thêm phù hợp với tình hình thực tế). Áp dụng theo nguyên tắc có đi có lại đối với các đối tác về tổng số người trên các chuyến bay, việc thu phí và các điều kiện nhập cảnh khác.

Ngoại trưởng Hàn Quốc thăm chính thức Việt Nam

Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17-18/9 theo lời mời của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Được biết, đây là chuyến thăm chính thức thứ hai tới Việt Nam của ngoại trưởng Hàn Quốc.

“Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc đang được duy trì và phát triển. Hàn Quốc đang là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và độ tin cậy giữa hai nước đang được củng cố”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết tại buổi họp báo ngày 17/9.

Bà Hằng cho hay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các hoạt động trao đổi cấp cao và các cấp giữa hai bên vẫn được duy trì linh hoạt bằng hình thức trực tuyến. Trong thời gian ở thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Hàn Quốc sẽ đến chào xã giao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào chiều 17/9, sau đó có cuộc hội đàm với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh vào sáng 20/9.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên các cơ quan báo thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sắp nối lại đường bay với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc?
Trước đó ngày 15/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao xác nhận đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một phái đoàn cấp cao nước ngoài tại Việt Nam, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào cuối năm 2019 và nhanh chóng lây lan trên toàn cầu.

Bình luận về chuyến thăm này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Kim In Chul cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước sẽ “trao đổi về hợp tác ứng phó với virus corona, cách thức thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước cũng như tình hình khu vực và quốc tế”.

Chuyến thăm của người đứng đầu ngành ngoại giao Hàn Quốc đến Việt Nam diễn ra trong bối cảnh Việt Nam vừa quyết định mở lại 6 đường bay quốc tế, trong đó có đường bay đến thủ đô Seoul của Hàn Quốc.

Trước đó, bà Kang có chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Việt Nam hồi tháng 3/2018. Đây cũng là chuyến công du nước ngoài thứ hai của Ngoại trưởng Kang sau khi dịch Covid-19 lan rộng. Trước đó, bà thăm Đức vào tháng 8.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu - Sputnik Việt Nam
Việt Nam – Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống COVID-19

Đồng thời, trong chiều nay 17/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp đón Ngoại trưởng Kang Kyung-wha thăm chính thức Việt Nam.

Theo cổng thông tin Chính phủ Việt Nam, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Hàn Quốc lần thứ 10 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 28/9 theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của 6 nước thành viên là Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Hàn Quốc.

Hội nghị do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung Wha đồng chủ trì.

Được biết, mục đích tổ chức Hội nghị lần này là nhằm tập trung đánh giá tình hình hợp tác kể từ Hội nghị Cấp cao Mekong-Hàn Quốc lần thứ 1 vào tháng 11, thảo luận về định hướng hoạt động trong giai đoạn tiếp theo, cũng như trao đổi các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong – Hàn Quốc lần thứ 10 cũng dự kiến sẽ thông qua 2 văn kiện là Tuyên bố đồng chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Mekong-Hàn Quốc và Kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2015.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала