Xung đột ở Biển Đông: Sẽ không bùng nổ

© AP Photo / Indonesian Maritime Security AgencyTàu Bakamla của Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia truy đuổi tàu Cảnh sát biển Trung Quốc
Tàu Bakamla của Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia truy đuổi tàu Cảnh sát biển Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Biển Đông lại xuất hiện trên bản tin quốc tế. Lần này, Indonesia đang là tâm điểm chú ý. Các tàu của Cơ quan an ninh hàng hải Indonesia Bakamla đã truy đuổi và trục xuất tàu tuần duyên Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của đất nước, Jakarta bày tỏ phản đối bằng công hàm ngoại giao với Bắc Kinh về vấn đề này.

Trung Quốc xâm phạm vùng biển Indonesia

Đây không phải là lần đầu tiên tàu Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia với lý do "quyền lịch sử" đối với vùng nước này. Đã có một số vụ như vậy chỉ trong năm nay. Vào tháng 1 năm 2019, tàu Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển Indonesia cách đó 100 km, khiến Jakarta phải đưa F-16 cất cánh lên không trung và cử 8 tàu hải quân tới địa điểm xảy ra vi phạm chủ quyền. Hiện nay, trên các đảo đã thành lập Trung tâm thông tin hàng hải để theo dõi và ngăn chặn bất kỳ tàu nào xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của đất nước. Indonesia bảo vệ biên giới trên biển của mình với bốn tàu khu trục nhỏ của hải quân và hai tàu của Cơ quan an ninh hàng hải và Bộ Thủy sản đang tuần tra các hướng tiếp cận phía bắc đất nước. Và máy bay F-16, Boeing 737 và CN-235 cùng phi đội máy bay không người lái do Israel sản xuất đang tuần tra quan sát Quần đảo Natuna, vùng biển rất thu hút đối với tàu Trung Quốc. Và mặc dù Indonesia trước đây không coi mình là một bên tham gia trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng bây giờ nước này phải bảo vệ các quyền của mình, giống như Việt Nam, Philippines và Malaysia. Jakarta sử dụng cả đấu trường quốc tế. Vào tháng 5 năm nay, Indonesia đã gửi một công hàm mạnh mẽ tới Liên Hợp Quốc, bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh rằng các quyền và lợi ích hàng hải của họ ở Biển Đông đã được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển bảo đảm. 

Cách duy nhất là thỏa hiệp

Một số chuyên gia khu vực cho rằng việc Trung Quốc gia tăng các hành động gây hấn gần đây ở Biển Đông là phản ứng trước việc triển khai lực lượng hải quân của Mỹ trong khu vực và những tuyên bố cứng rắn chống Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Phát biểu tại Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN trực tuyến gần đây, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsoudi kêu gọi Hoa Kỳ và Trung Quốc không lôi cuốn Indonesia và các nước láng giềng Đông Nam Á tham gia vào vụ tranh đua, kình địch của họ ở Biển Đông. 

Grigory Lokshin, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng:

“Biển Đông sẽ còn là một điểm nóng căng thẳng trong thời gian dài sắp tới. - Đợt bùng phát này sẽ dịu đi, sẽ có đợt bùng phát khác, nhưng tình hình vẫn như vậy, và theo tôi, nó sẽ không bùng nổ. Hành động quân sự đều không cần cho cả Hoa Kỳ và cả Trung Quốc. Còn các nước ASEAN không có khả năng thực sự để chống lại quân đội Trung Quốc hùng mạnh thứ hai trên thế giới. Vấn đề còn trở nên phức tạp hơn, bởi đối với các nước ASEAN, Trung Quốc là đối tác thương mại chủ yếu, một trong những nhà đầu tư chính, và đối với nhiều nước, Trung Quốc là một trong những nước nắm giữ nợ công nhiều nhất. Do đó, đối đầu quân sự với Trung Quốc không có lợi cho họ. Nhưng điều này không có nghĩa là họ không nên củng cố lực lượng hải quân, tăng cường xây dựng sức mạnh quân sự của mình”.
Tàu cá Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Phải nhìn rõ “bộ mặt thật của Trung Quốc”: Mỹ không bắt nước nào phải chọn phe

Chính sách của Trung Quốc về vấn đề này dường như không hiệu quả. Thật vậy, để thực hiện dự án quốc tế quy mô lớn "Một vành đai, một con đường", Trung Quốc cần hòa bình và ổn định trong khu vực, tuy nhiên, với những hành động hiện tại của Bắc Kinh ở Biển Đông, điều này không thể đạt được. Chìa khóa để giải quyết các vấn đề của Biển Đông là nguyên tắc an ninh bình đẳng và không thể chia cắt đối với tất cả các quốc gia trong khu vực, hợp tác toàn diện và cùng có lợi giữa ASEAN với Trung Quốc và ngược lại - Trung Quốc với các nước ASEAN. Cơ sở cho điều này có thể là Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông, các cuộc đàm phán về việc ký kết tài liệu này đã diễn ra trong hai thập kỷ. Đối với các tổ chức quốc tế, quyết định của họ chỉ có hiệu lực nếu các quyết định này được thực hiện bởi cả hai bên xung đột. Và Trung Quốc sẽ không đồng ý với điều này, họ đã thể hiện thái độ của mình với phán quyết của Tòa án công lý quốc tế La Hay về vụ kiện của Philippines vào năm 2016, trong đó tuyên bố tất cả “quyền lịch sử” của Bắc Kinh đối với 80% Biển Đông là vô hiệu. Vẫn phải chờ cho đến khi nào chính nghĩa, lẽ phải giành phần thắng và chủ nghĩa thực dụng, điều này sẽ dẫn đến thỏa hiệp được cả hai bên chấp nhận và sự cân bằng tối ưu về lực lượng và lợi ích,- chuyên gia Nga nhận định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала