Việt Nam sắp thành cứ điểm sản xuất máy tính xách tay của thế giới?

© Depositphotos.com / GaudiLabMáy tính xách tay
Máy tính xách tay - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vượt mặt Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan cùng khu vực Đông Nam Á có thể trở thành công xưởng sản xuất máy tính xách tay (laptop) hàng đầu thế giới .

Nikkei vừa có bài viết dẫn phân tích của một tổ chức tư vấn của chính phủ Đài Loan dự đoán cho rằng khu vực Đông Nam Á sẽ sản xuất đến một nửa số máy tính xách tay cá nhân trên thế giới vào năm 2030, trong đó chủ lực Việt Nam và Thái Lan được đáng giá là trung tâm sản xuất chính.

Vì sao nhiều nhà sản xuất máy tính xách tay rời bỏ Trung Quốc?

Tạp chí kinh tế tài chính Nikkei Asian Review của Nhật dẫn số liệu của Viện Tư vấn & Trí tuệ Tiếp thị (Market Intelligence & Consulting Institute -MIC), một tổ chức tư vấn của chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, khu vực Đông Nam Á sẽ thay thế Trung Quốc trở thành trung tâm sản xuất máy tính xách tay (laptop) của thế giới.

Công nhân nhà máy SanQi Việt Nam kiểm tra và đóng gói khẩu trang y tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thành công xưởng sản xuất khẩu trang của thế giới

Theo Viện nghiên cứu này, chi phí lao động ngày càng tăng của Trung Quốc và mong muốn giảm thiểu sự phụ thuộc quá mức vào một khu vực – một chuỗi cung ứng, được cho là sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch làn sóng đầu tư và chuyển dịch dây chuyền sản xuất sang Đông Nam Á.

Viện Market Intelligence & Consulting Institute cho hay, theo thống kê, thị trường máy tính xách tay toàn cầu rơi vào khoảng 160 triệu chiếc vào năm ngoái.

Trung Quốc đảm trách tới 90% sản lượng laptop được sản xuất ra trên toàn thế giới với phần lớn quy trình sản xuất tại Đại lục do các công ty Đài Loan giám sát, trong khi đó Đông Nam Á chỉ đảm nhận một phần nhỏ sản lượng máy tính cá nhân trên toàn cầu.

Việt Nam và Thái Lan thành công xưởng sản xuất máy tính xách tay của thế giới?

Theo Nikkei, đến năm 2030 tới đây, Đông Nam Á sẽ đảm nhận khoảng một nửa tỷ lệ sản xuất máy tính cá nhân của thế giới. Trong đó Việt Nam và Thái Lan là hai ứng cử viên chủ lực, được đánh giá là hai trung tâm sản xuất chủ chốt.

Panasonic. - Sputnik Việt Nam
Chuyển sản xuất sang Việt Nam: những ưu điểm rõ ràng và những nhược điểm tiềm ẩn

Thông qua quá trình làm việc và phỏng vấn các nhà sản xuất hàng đầu, Viện MIC nhận thấy thị phần sản xuất máy tính xách tay của Trung Quốc sẽ giảm sút từ 90% xuống chỉ còn 40% vào năm 2030.

Điển hình như, nhà sản xuất theo hợp đồng lớn của Đài Loan Wistron sẽ sản xuất máy tính xách tay thay mặt các thương hiệu Mỹ ngay tại Việt Nam.

Cùng với đó, trong số các công ty khác của Đài Loan như Compal Electronics đang xem xét mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam, trong khi Quanta Computer, nhà sản xuất máy tính cá nhân theo hợp đồng lớn thứ ba thế giới, dự kiến ​​sẽ sản xuất máy tính xách tay tại Thái Lan.

Công ty Hon Hai Precision Industry, được biết đến với tên Foxconn, hiện là nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, cũng được cho là có thể sẽ bắt đầu sản xuất máy tính xách tay tại Việt Nam.

Theo nhiều chuyên gia dự báo, doanh số máy tính xách tay dự kiến ​​sẽ tăng 6% trong năm nay lên 170 triệu chiếc.

Đại dịch do coronavirus (Covid-19) đã thúc đẩy việc phổ biến quy trình đào tạo từ xa – giảng dạy và học trực tuyến (online) đồng thời nâng cao nhu cầu tìm kiến kiến thức dựa trên nền tảng Chromebook của Google.

Tập đoàn Lenovo của Trung Quốc, HP ở Mỹ và Asustek Đài Loan cũng đã phát hành Chromebook của riêng mình, được bán với giá vài trăm USD. Hầu hết các mẫu này được sản xuất theo hợp đồng của phía loạt doanh nghiệp Đài Loan.

Sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty TNHH bao bì Thuận Đức - Sputnik Việt Nam
Quá trình chuyển dời sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang tăng tốc

Trước đó vào hồi đầu tháng 8, Nikkei Asian Review cũng cho hay, Samsung Electronics sẽ chấm dứt mảng sản xuất laptop tại Tô Châu (Trung Quốc) và tính toán chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam.

Đồng thời, phía Samsung đã thông báo cho nhân viên về việc nhà máy ngừng hoạt động và cắt giảm nhân công chính thức vào cuối tháng 7 vừa qua.

Không chỉ Samsung hay Apple triển khai kế hoạch gia tăng đặt hàng các nhà cung ứng ở Việt Nam, Foxconn, Luxshare, Cisco Mỹ, Pegatron cùng nhiều gã khổng lồ công nghệ khác chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư mới hoặc mở rộng đầu tư sản xuất. Như vậy có thể thấy, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, đoàn Pegatron của Đài Loan sẽ đầu tư vào Hải Phòng dự án thứ 2 sau dự án đầu tiên được cấp phép từ tháng 3 vừa qua, nâng tổng vốn đầu tư 2 dự án lên đến 500 triệu USD.

Pegatron là tập đoàn chuyên cung ứng linh kiện cho những gã khổng lồ trong ngành điện tử như Apple, Sony, Microsoft, Lenovo. Dự kiến tập đoàn này sẽ sản xuất thiết bị điện tử gồm điện tử dân dụng, máy vi tính và thiết bị ngoại vi, thiết bị truyền thông, linh kiện điện tử, bảng mạch để cung cấp cho các tập đoàn điện tử lớn đang đầu tư tại Việt Nam và xuất khẩu.

Đặc biệt, ngoài ba dự án sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử tại khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng) với giá trị 1 tỷ USD, Pegatron cũng đang có ý định chuyển trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) từ Trung Quốc về Việt Nam vào một thời điểm thích hợp.

Việt Nam thành điểm đến của các gã khổng lồ, đón làn sóng đầu tư mới

Tại Việt Nam, các sản phẩm máy tính, điện tử và linh kiện hiện đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu và dẫn đầu trong hoạt động nhập khẩu của cả nước. Trước đó, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng năm 2020 đạt 27,73 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 38,75 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.

Mật độ người tham gia giao thông đông trở lại trên đường Âu Cơ, quận Tây Hồ.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam muốn hợp tác với Mỹ sản xuất máy thở, sắp chốt phương án cách ly xã hội

Như trong thời gian qua, các bộ ban, ngành và truyền thông đã đưa tin, cùng với làn sóng dịch chuyển đầu tư sản xuất ra khỏi Trung Quốc do lo ngại hệ lụy của chiến tranh thương mại cũng như thực trạng quá lệ thuộc vào nguồn cung, chuỗi cung ứng của Trung Quốc, dịch bệnh do coronavirus càng thúc đẩy nhanh quá trình các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế “tháo chạy” khỏi Đại Lục.

Trong tháng 6, với sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản, đã có 57 công ty Nhật rời Trung Quốc. Có 30 doanh nghiệp trong số đó chọn thị trường Đông Nam Á để đặt nhà máy, một nửa trong số này (15 nhà đầu tư) chọn Việt Nam để xây dựng, mở rộng và phát triển sản xuất.

Hiện nay nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đang mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), nhắm đến các công ty đang tính đến việc thay đổi chuỗi cung ứng sau khi đại dịch Covid-19 khiến việc gián đoạn sản xuất ở Trung Quốc làm nhiều công ty điêu đứng và nhận ra, họ đã quá phụ thuộc vào Bắc Kinh.

TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho Thanh Niên biết, khi dịch Covid-19 diễn ra, hoạt động sản xuất máy tính điện tử gia tăng mạnh do người dùng toàn cầu bùng nổ nhu cầu học hành, làm việc tại nhà.

Thêm vào đó, làn sóng các tập đoàn điện tử nói chung đang tái định vị lại chuỗi cung ứng để giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc thì Việt Nam có cơ hội trở thành một trong những cứ điểm sản xuất máy tính của thế giới.

“Thực tế Việt Nam cũng đã có sự cạnh tranh tốt với các nước, thu hút được nhiều ông lớn vào đặt nhà máy sản xuất. Từ đó việc lan tỏa, thu hút thêm các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phụ trợ, cung cấp hàng loạt sản phẩm nguyên phụ liệu đi kèm đang dần dần phát triển”, vị chuyên gia bày tỏ

Trong khi đó, Phó tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam Đỗ Khoa Tân nhận định: Việt Nam sau một thời gian với sự đầu tư sản xuất của các hãng lớn như Samsung, Intel, LG đã dần dần hình thành được chuỗi cung ứng phụ trợ đi kèm, tạo ra cơ hội để thu hút thêm đầu tư mới trong lĩnh vực này.

“So với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam đang có lợi thế về nguồn nhân lực phổ thông lẫn kỹ sư chất lượng cao cho ngành máy tính nói riêng và điện tử nói chung. Đồng thời, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và các chính sách ưu đãi thu hút vốn FDI sẽ góp phần đón được sóng dịch chuyển sản xuất máy tính từ Trung Quốc”, ông Tân nói.

Samsung Galaxy Note20 Ultra - Sputnik Việt Nam
Vì sao người Trung Quốc không tin Việt Nam sản xuất được Samsung Galaxy Note20?
Dù vậy, Phó tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam cũng đánh giá việc đón cơ hội dịch chuyển sản xuất máy tính từ Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu sẽ diễn ra với sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn ngoại, tương tự như Foxconn, Pegatron...

“Bởi để tiếp cận được chuỗi cung ứng trong ngành điện tử, doanh nghiệp cần được chuyển giao công nghệ và đầu tư lớn trong khi Việt Nam vẫn còn rất ít số đơn vị có khả năng đó”, ông Đỗ Khoa Tân bày tỏ.

Vị chuyên gia nhấn mạnh rằng, hiện nay, dù người dùng mua máy tính với nhiều nhãn hiệu khác nhau thì trên toàn cầu cũng chỉ có vài nhà sản xuất.

Chẳng hạn Foxconn của Đài Loan là có thể sản xuất đủ máy tính cho cả thế giới sử dụng, Việt Nam chỉ cần tham gia được vào chuỗi cung ứng này là sẽ góp phần thúc đẩy công nghiệp phụ trợ phát triển và giá trị của ngành điện tử sẽ tăng mạnh.

“Quan trọng nhất là ngoài các chính sách ưu đãi thu hút vốn FDI, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hoạt động logistics thật sự nhanh gọn để mọi hoạt động xuất nhập khẩu từ linh kiện đầu vào đến sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp được thuận tiện hơn”, chuyên gia Đỗ Khoa Tân nhấn mạnh.
Làm sao để đón và tận dụng hiệu quả cả “đại bàng” và “chim sẻ”?

Cùng quan điểm này, chuyên gia Võ Trí Thành có quan điểm rằng, dù Việt Nam đứng trước cơ hội hay những áp lực cạnh tranh thì cũng cần một góc độ tiếp nhận điềm tĩnh.

Sản lượng sản xuất vải của Việt Nam năm 2019 đạt 5 triệu m2/năm. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có thể thành công xưởng sản xuất khẩu trang của thế giới?

Ông Thành nêu rõ, trước mắt cần chuẩn bị điều kiện tốt nhất để đón cả “đại bàng” và “chim sẻ” theo đúng tinh thần của Nghị quyết 50/NQ-TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, như ổn định kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thích hợp.

“Đặc biệt phải có đất sạch, không gian tốt trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, nguồn lao động đủ cung ứng và thể chế phải đủ sức cạnh tranh, bởi các nước khác cũng đang chào đón làn sóng dịch chuyển này”, TS Võ Trí Thành khẳng định.

Vì không phải “Việt Nam một mình một ngựa” nên Hà Nội cần phải có những giải pháp đột phá để thu hút FDI chất lượng cao, chứ không phải đại trà.

“Bởi hiện nay, Việt Nam phần lớn mới chỉ nhận đầu tư từ các nước châu Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, gần đây là Trung Quốc, rất ít vốn đầu tư từ Mỹ, châu Âu. Trong khi, đây mới là những nhà đầu tư sử dụng công nghệ cao, phù hợp với chúng ta trong chuyển đổi tái cơ cấu”, TS Thành đặt vấn đề.

Cũng bàn về khía cạnh này, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, Việt Nam nên có chế độ và chính sách đối với từng nhà đầu tư khác nhau cụ thể là “chính sách may đo”.

“Đó là cuộc chơi cùng thắng cho cả hai và chúng ta phải hành động, phát hiện và xử lý đúng vấn đề mà nhà đầu tư đang cần”, ông Nguyễn Đình Cung bày tỏ.

Ngoài chính sách đột phá thu hút FDI, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có chiến lược nâng trình độ doanh nghiệp nội của Việt Nam lên một tầm cao mới để có sự liên kết với các đại diện nước ngoài, phát huy thế mạnh và tiềm năng của các tập đoàn lớn.

Samsung - Sputnik Việt Nam
Apple không bỏ Việt Nam, Samsung không chuyển sang Ấn Độ?

Các chuyên gia cho rằng, đây chính là những cánh chim đầu đàn, là các đầu tàu kéo nền kinh tế tăng trưởng. Đồng thời, phải có được nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm quản lý cấp cao và lao động có tay nghề. Muốn vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần triển khai các chương trình liên kết đào tạo để đáp ứng được yêu cầu cấp thiết này.

Các chuyên gia kinh tế của Việt Nam nhấn mạnh rằng, việc đón được “đại bàng” là điều ai cũng mong muốn, song điều quan trọng là các “đại bàng” này mang lại hiệu quả thực tế ra sao cho nền kinh tế nước nhà.

Cụ thể, phải nghĩ đến chuyện làm sao để tận dụng hiệu quả cả trước, trong và sau làn sóng đầu tư mạnh mẽ này, thì “chiếc ổ” cho “đại bàng” phải được hoàn thiện, không chỉ bằng thành tích trong chống dịch bệnh do coronavirus mà còn là trình độ của doanh nghiệp nội địa, nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách thể chế để phát huy tốt nhất hiệu quả các dự án đầu tư vào Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала