Việt Nam chuẩn bị đón tàu Metro từ Nhật Bản về TP.HCM

© Ảnh : MAUR Tàu Metro ở TP.HCM
 Tàu Metro ở TP.HCM - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trưa nay, đoàn tàu thuộc tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đã chính thức di chuyển khỏi cảng Kasado Nhật Bản. Theo dự kiến, đoàn tàu này sẽ cập cảng Khánh Hội TP.HCM sớm nhất ngày 8/10.

Tại Việt Nam, liên quan đến vấn đề tên gọi, nhiều chuyên gia có quan điểm khác nhau về Metro (tàu điện ngầm), hay đường sắt đô thị (trên cao).

Tàu metro rời cảng Nhật Bản về TP.HCM

Theo đó, hôm nay 30/9, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) thông tin cho biết đoàn tàu metro số 1 đã rời khỏi cảng Kasado (Nhật Bản) và đang trên đường đến Việt Nam.

Cũng trong dịp này, 6 chuyên gia người Nhật tham gia lắp đặt tàu cũng đã nhập cảnh Việt Nam, bắt đầu tiến hành cách ly tại khách sạn từ tuần trước.

Ông Lê Nguyễn Minh Quang - Sputnik Việt Nam
Trưởng ban quản lý Metro TP.HCM: 'Tôi chưa nghe thông tin đình chỉ'

Được biết, nhà thầu Hitachi (Nhật Bản) sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm chính về an toàn, chất lượng cũng như chi phí vận chuyển của đoàn tàu.

"Theo kế hoạch, ngày 8/10, tàu metro sẽ cập cảng Khánh Hội (Quận 4), đồng thời tàu được kiểm tra và đưa về depot Long Bình (Quận 9) bằng xe chuyên dụng", đại diện MAUR cho biết.

Về phần mình, ông Hoàng Mai Tùng, kỹ sư điều phối dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, cho hay trên toàn tuyến metro số 1 có hơn 100 chuyên gia nước ngoài phụ trách thi công ở tất cả các gói thầu.

"Có 6 chuyên gia đảm nhiệm thực hiện gói thầu trên cao, 1 chuyên gia vận hành bảo dưỡng và gần 100 chuyên gia phụ trách hạng mục cơ điện và lắp đặt đường ray", ông Tùng thông tin.

Được biết, tuyến metro số 1 có tất cả 17 đoàn tàu được sản xuất tại Nhật Bản. Ở vào giai đoạn đầu của dự án, MAUR sẽ nhận và vận hành loại tàu có 3 toa (dài 61,5 m), giai đoạn sau là tàu loại 6 toa (dài 121,5 m).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm công trường thi công ga Nhà hát Thành phố  - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu hoàn thành dự án metro số 1 cuối năm 2020

Tàu có sức chở 930 khách (147 khách ngồi, 783 khách đứng), với tốc độ tối đa lên đến khoảng 110 km/h khi đi trên cao và 80 km/h khi chạy ngầm.

Dự kiến, tàu metro sẽ được vận hành chạy thử theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, tàu chạy thử trên đoạn Bình Thái - depot Long Bình (quận 9). Tiếp đó, tàu chạy từ ga Bình Thái đến ga Văn Thánh (quận 2). Đến đầu năm 2021, tàu bước vào giai đoạn cuối chạy thử từ ga Văn Thánh đến ga Bến Thành (quận 1).

Dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có tổng cộng 14 ga, dài 19,7 km. Trong số đó, có 2,6 km tàu đi ngầm và 17,1 km tàu đi trên cao. Sau khi vận hành, tuyến metro số 1 có lộ trình đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.HCM) và Dĩ An (Bình Dương).

Việt Nam có đang lẫn lộn giữa "đường sắt đô thị" và "Metro"?

Giới chuyên gia cho rằng, metro là loại hình tàu điện đô thị đi ngầm, trong khi đó, tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội và Bến Thành - Suối Tiên lại chủ yếu đi trên cao.

Tương tự như đoàn tàu metro Bến Thành - Suối Tiên đang được đưa về từ Nhật, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, đoàn tàu đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đang được vận chuyển từ Pháp về nước. Đoàn tàu này theo dự kiến sẽ về dự án vào cuối tháng 10/2020.

Tuyến metro số 1 tại TP HCM - Sputnik Việt Nam
TP.HCM gọi vốn metro: Cần tỉnh táo với doanh nghiệp Trung Quốc

Về vấn đề tên gọi, trên trang web của hai đơn vị trên thường sử dụng cả tên gọi “đường sắt đô thị” và “Metro” với tuyến hoặc đoàn tàu. Mặc dù việc gọi tên này không gây ảnh hưởng đến dự án, tuy nhiên nhìn từ góc độ kỹ thuật, nhiều người cho rằng cách gọi các dự án trên là “Metro” không phản ánh đúng loại hình đường sắt theo thông lệ thế giới.

Nói về vấn đề này, trao đổi trên Giao thông, GS. Từ Sỹ Sùa, giảng viên Trường Đại học GTVT, cho biết khái niệm “Metro” hoàn toàn khác với “đường sắt đô thị”.

“Metro hay còn gọi tàu điện ngầm khác hẳn với đường sắt đô thị. Đường sắt đô thị có cấu đoàn tàu 3 toa, tốc độ 30-45km/h, còn tàu điện ngầm ít nhất phải 7 toa, trong khu vực trung tâm phải hoàn toàn đi ngầm”, GS. Sùa lý giải.

Theo GS, các tuyến đường sắt đang xây dựng hoặc được đề xuất xây dựng tại Hà Nội như: Nhổn - ga Hà Nội, Văn Cao - Hòa Lạc (hơn 38km, kết hợp ngầm và đi trên mặt đất) đều không phải là Metro.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ân, một chuyên gia về lĩnh vực đường sắt cho biết, trên thế giới tồn tại hai tên gọi thông dụng cho đường sắt đô thị là Metro và Skytrain.

Cụ thể, Metro là thuật ngữ dùng để chỉ tuyến tàu điện đi ngầm, hoặc đi ngầm là chủ yếu. Ngược lại, Skytrain là tuyến tàu đi trên cao so với mặt đất, được đỡ bằng các kết cấu dạng như cầu cạn.

Thi công tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên - Sputnik Việt Nam
TPHCM: Thay đổi thiết kế tường vây Metro số 1, "ông nói gà, bà nói vịt"

Bên cạnh đó, còn có các đoàn tàu liên kết trung tâm với các vùng ngoại ô phụ cận. Các đoàn tàu này được gọi là tàu ngoại ô (Urban- Train).

Các tuyến này thường liên kết với các tuyến Metro theo hình thức khách xuống ga, đổi sang tàu khác để đi tiếp. Tàu sử dụng cho các tuyến ngoại ô thường dùng sức kéo bằng điện hoặc diesel.

“Ở Việt Nam, Metro được dịch ra thành "đường sắt nội đô, đường sắt đô thị" và đang quen dần với việc gọi, hiểu từ “Metro” là đường sắt đô thị. Tôi cho rằng, cũng nên dùng tên gọi Metro cho thông dụng, dễ hiểu, dễ nhớ. Vì mỗi tuyến Metro, chỉ cần thêm số thứ tự vào, như Metro số 1, 2 sẽ dễ nhận diện. Sau này, tại các lối xuống của ga ngầm chỉ cần chỉ dẫn với một từ M để chỉ dẫn cho hành khách”, ông Ân cho hay.

Theo ông, việc phân định quá rạch ròi, chi tiết tên gọi của loại hình đường sắt là không cần thiết, không mang lại lợi ích thiết thực và gây nhiễu thông tin cho hành khách.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала