Tại Liên Hợp Quốc, Việt Nam kêu gọi phổ cập vaccine Covid-19, hỗ trợ Haiti

© Ảnh : UN Photo/Evan SchneiderTrưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý
Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đại diện cho các nước ASEAN phát biểu về ứng phó với đại dịch do coronavirus Việt Nam kêu gọi đoàn kết quốc tế thúc đẩy phổ cập vaccine Covid-19, nhất là đối với các đối tượng yếu thế.

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về tình hình Haiti, Việt Nam kêu gọi Chính phủ Haiti, và các bên liên quan tham gia đối thoại mang tính xây dựng để hướng đến giải pháp hòa bình, phát triển toàn diện cho quốc gia vùng Caribe này.

Việt Nam cũng kêu gọi LHQ và các bên hỗ trợ Haiti sớm ổn định tình hình trong bối cảnh đại dịch Covid-19 càng làm trầm trọng thêm nền kinh tế Haiti vốn đã bị bất ổn chính trị - xã hội suốt thời gian qua.

Liên Hợp Quốc: Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn sau đại dịch Covid-19

Ngày 5/10, Ủy ban Các vấn đề kinh tế tài chính trực thuộc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tổ chức Phiên thảo luận chung với chủ đề “Xây dựng lại tốt đẹp hơn sau đại dịch Covid-19: Bảo đảm nền kinh tế toàn cầu công bằng hơn, xã hội hòa hợp hơn và phát triển bền vững hơn”.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại hội đàm. - Sputnik Việt Nam
Liên Hợp Quốc khen Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Việt Nam chống dịch Covid-19 hàng đầu

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thuộc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (Ủy ban 2) là một trong 6 ủy ban trực thuộc Đại hội đồng LHQ, chuyên về các vấn đề kinh tế, tài chính toàn cầu và các vấn đề khác có liên quan đến phát triển y tế bền vững, năng lượng, tài nguyên và môi trường.

Theo thông lệ, hàng năm, Ủy ban Kinh tế và Tài chính họp từ tháng 10, ngay sau khi kết thúc Tuần lễ cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đến giữa tháng 12 để thảo luận các nội dung thuộc phạm vi chuyên ngành và trình Đại hội đồng LHQ quyết định.

Phát biểu khai mạc Phiên thảo luận, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Lưu Chấn Dân cho rằng, các mục tiêu phát triển toàn cầu cần đạt được sau đại dịch Covid-19 là giảm nghèo, giảm bất bình đẳng xã hội, kích thích kinh tế xanh, tránh khủng hoảng nợ cho nước nghèo và kêu gọi nhiều hơn sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Tranh chấp ở Biển Đông: Việt Nam phản đối Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc

Trong khuôn khổ chương trình trong phần thảo luận chung, đại diện các nhóm quốc gia thừa nhận đại dịch Covid-19 tác động mạnh nhất đến các nước nghèo và cho rằng quá trình suy giảm kinh tế dẫn đến bất bình đẳng và rối loạn xã hội.

Tham dự phiên thảo luận, có nhiều ý kiến ​​kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước phát triển, thực hiện đúng cam kết đóng góp vào quỹ biến đổi khí hậu, cung cấp vốn đầu tư, chấm dứt các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương, tăng cường hợp tác đa phương và ủng hộ quá trình cải tổ hệ thống các cơ quan phát triển của Liên hợp quốc.

Việt Nam đại diện ASEAN kêu gọi phổ cập vaccine Covid-19

Trên cương vị Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại New York 2020, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã đại diện cho các nước ASEAN phát biểu về phương hướng ứng phó với đại dịch Covid-19 cùng các biện pháp thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển dài hạn của các nước thành viên.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ làm gì để cân bằng lợi ích của ASEAN và Liên Hợp Quốc?

Theo đó, Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh yêu cầu tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thúc đẩy tiếp cận phổ cập và bình đẳng với vaccine chống Covid-19.

Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cũng đề nghị chú trọng chăm sóc các đối tượng yếu thế trong xã hội, chú trọng chuyển giao công nghệ và hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển.

Đại sứ Việt Nam cũng nêu rõ những cam kết và hành động cụ thể của ASEAN để ứng phó với đại dịch Covid-19, bao gồm việc thành lập Quỹ ASEAN về ứng phó với đại dịch và thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững 2030 cùng hàng loạt hành động liên kết được thực hiện trong thời gian qua.

Tình hình Haiti: Việt Nam kêu gọi các bên đối thoại, tìm giải pháp toàn diện

Ngày 5/10, cũng tại trụ sở Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an LHQ đã họp trực tuyến để thảo luận về tình hình Haiti và công việc của Văn phòng Điều phối LHQ tại Haiti (BINUH).

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc chủ trì cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
Kỹ năng đặc biệt của Bộ đội Việt Nam khiến Liên Hợp Quốc khâm phục

Được thành lập từ năm 2019, Văn phòng Điều phối của Liên hợp quốc tại Haiti (BINUH) đóng vai trò tư vấn cho Chính phủ Haiti trong việc thúc đẩy và tăng cường ổn định chính trị và quản lý Nhà nước. BINUH đồng thời cũng hỗ trợ Chính phủ Haiti xây dựng và thực hiện các cuộc bầu cử tự do, công bằng và cởi mở, đồng thời nâng cao năng lực của lực lượng Cảnh sát Quốc gia Haiti.

Tại phiên họp ngày 5/10, đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Trưởng Ban Thư ký BINUH Helen La Lime tham dự và trình bày báo cáo của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tại cuộc họp về tình hình Haiti.

Phát biểu thể hiện quan điểm tại cuộc họp này, Việt Nam lên tiếng kêu gọi Chính phủ Haiti và các bên liên quan tham gia đối thoại mang tính xây dựng hướng tới một giải pháp hòa bình toàn diện cho Haiti.

Trong báo cáo của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc nhận định, tình hình Haiti tiếp tục đối mặt với loạt thách thức. Trong những tháng qua, tình trạng bất ổn, đặc biệt là biểu tình và bạo loạn ở Haiti ngày càng phổ biến.

Các bang nhóm tội phạm tiếp tục có nhiều hành động thách thức chính phủ, đặc biệt là ở các khu vực đông dân cư. Chính phủ và các bên liên quan tại Haiti đang nỗ lực thỏa hiệp để giải quyết những khác biệt chính trị, hướng tới bầu cử tự do và công bằng vào năm 2021.

Tuy nhiên, đại diện Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng nêu rõ, đến thời điểm hiện tại, các bên liên quan vẫn chưa đạt được thỏa thuận chính trị về việc khuôn khổ và lịch trình bầu cử. Ngoài ra, dịch bệnh Covid-19 “như giọt nước làm tràn ly”, tiếp tục tác động mạnh đến nền kinh tế Haiti vốn đang chịu nhiều bất ổn về chính trị - xã hội trong suốt hai năm qua.

Tại phiên họp này, các thành viên của Hội đồng Bảo an bày tỏ quan tâm sâu sắc đến tình hình chính trị, kinh tế và xã hội ở Haiti. HĐBA LHQ lo ngại về sự bế tắc chính trị giữa chính phủ và các đảng phái đối lập chính trị.

Các quốc gia lên án các hành vi bạo lực và tấn công nhằm vào dân thường, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đồng thời đề nghị các bên liên quan nỗ lực thúc đẩy đối thoại và đạt được đồng thuận chính trị cho cuộc bầu cử sắp tới.

Nhiều ý kiến ​​đều đánh giá cao vai trò hỗ trợ của Văn phòng Điều phối LHQ tại Haiti (BINUH) trong quá trình diễn ra các chuyển đổi chính trị, đồng thời nhấn mạnh Haiti cần tích cực tham gia đối thoại chính trị, thúc đẩy cải cách hiến pháp.

HĐBQ cũng đề nghị cộng đồng quốc tế và các nước tiếp tục hỗ trợ Haiti giải quyết những thách thức hiện nay.

Theo TTXVN, tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ bày tỏ quan ngại về những khó khăn, bất ổn về nhiều mặt tại Haiti, đặc biệt là những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 càng làm trầm trọng thêm tình hình ở quốc gia thuộc vùng biển Caribe này này.

Tàu Trung Quốc ở gần Bãi cạn Scarborough, Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nói gì về việc Malaysia trình Liên Hợp Quốc bản đồ giới hạn thềm lục địa?

Đại sứ Việt Nam đề nghị các bên liên quan tại Haiti nỗ lực hơn nữa để sớm đạt được thỏa thuận chính trị về việc thành lập Ủy ban bầu cử lâm thời cũng như thống nhất về cách thức và thời gian bỏ phiếu, đảm bảo quyền đại diện của phụ nữ và trẻ em.

Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ cũng lên án tình trạng bạo lực và tấn công dân thường, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Việt Nam kêu gọi LHQ, cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho Haiti và các biện pháp bảo vệ trong giai đoạn khó khăn này.

Đại sứ Đặng Đình Quý đánh giá cao việc BINUH đã triển khai các biện pháp hỗ trợ Haiti trong thời gian qua và ủng hộ việc mở rộng các chuyến công tác của BINUH, cam kết ủng hộ lời kêu gọi của Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhằm giải quyết những thách thức hiện nay của Haiti nhằm hướng tới phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала