Việt Nam điều động con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về Trung ương làm gì?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamNguyễn Thanh Nghị
Nguyễn Thanh Nghị - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị, con trai nguyên Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định 1518 điều động, bổ nhiệm trở lại làm Thứ trưởng Bộ Xây Dựng.

Trước khi ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH Khóa XIV tỉnh Kiên Giang về lại Bộ Xây Dựng, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng bị kỷ luật kiểm điểm cùng hai cựu Chủ tịch Kiên Giang vì liên quan đến sai phạm đất đai theo kết luận của Thanh tra Chính phủ và Thanh tra tỉnh Kiên Giang.

Cùng với quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Xây Dựng đối với ông Nguyễn Thanh Nghị, hôm 5/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có quyết định bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Trần Văn Sơn.

Thủ tướng Bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ

Hôm 5/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký loạt quyết định điều động, bổ nhiệm đối với chức danh Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Nguyễn Tấn Dũng - Sputnik Việt Nam
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói về những quyết sách quan trọng của Việt Nam

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1519/QĐ-TTg về việc điều động, bổ nhiệm ông Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Điện Biên, đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Ông Trần Văn Sơn sinh năm 1961, quê quán tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông có chuyên môn là kỹ sư Kinh tế xây dựng.

Đáng chú ý, trước khi được điều về làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, trong quá trình công tác của mình, ông Trần Văn Sơn đã từng kinh qua các chức vụ như Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng (trực thuộc Bộ Xây dựng) và Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Sau đó, đến tháng 3/2014, ô Bộ Chính trị có quyết định điều động, luân chuyển ông Trần Văn Sơn về giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên.

Tháng 10/2015, ông Trần Văn Sơn được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên khóa XIII, nhiệm kỳ 2015-2020 và đến ngày 5/10/2020, ông Sơn nhận quyết định về làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về làm Thứ trưởng Bộ Xây Dựng

Trong khi đó, theo Quyết định số 1518/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị (con trai nguyên Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Kiên Giang làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Ông Nguyễn Thanh Nghị, năm 2017 - Sputnik Việt Nam
Vì sao con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị kiểm điểm?

Ông Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976, quê quán tại Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Ông Nghị có học vị Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học kỹ thuật xây dựng (tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ), cao cấp lý luận chính trị.

Một phần vì là con trai của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là “hạt giống đỏ”, nên tên tuổi, sự nghiệp, con đường quan lộ của ông Nguyễn Thanh Nghị không hề xa lạ gì ở Việt Nam. Thuộc thế hệ 7X, chỉ mới 44 tuổi, ông Nghị cũng là một trong ba Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất của Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Trong quá trình công tác, ông Nguyễn Thanh Nghị từng giữ các chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng phụ trách mảng kiến trúc và quy hoạch thay cho Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn theo quyết định 2011 ngày 11/11/2011.

Sau đó, ông Nguyễn Thanh Nghị được luân chuyển về làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhiệm kỳ 2010-2015 từ tháng 3/2014.

Ngày 16/10/2015, ông Nguyễn Thanh Nghị được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020, đồng thời, tại thời điểm được bầu, ông là Bí thư tỉnh ủy trẻ nhất Việt Nam.

Đến hôm qua ngày 5/10, tại Quyết định số 1518/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Kiên Giang giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Ông Nguyễn Thanh Nghị từng bị kiểm điểm vì sai phạm đất đai ở Kiên Giang

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin trước đó, hồi tháng 8/2020 Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã tiến hành tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch của Ủy ban Nhân dân tỉnh này về việc xử lý loạt sai phạm đất đai, đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Phú Quốc - Sputnik Việt Nam
“Đảo ngọc” Phú Quốc bị “băm nát”: Hàng loạt "điệp khúc" kiểm điểm, rút kinh nghiệm!

Theo đó, hồi cuối tháng 4, Thanh tra Chính Phủ kết luận về việc chấp hành pháp luật trong công tác sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2017, nhiều lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, trong đó có con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - ông Nguyễn Thanh Nghị - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang và nhiều cựu lãnh đạo UBND tỉnh, bị kiểm điểm vì liên quan đến một số sai phạm đất đai.

Kế hoạch số 76 ngày 15/5/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện Kết luận thanh tra số 602 ngày 27/4/2020 của Thanh tra Chính phủ cho biết, có 23 đơn vị sẽ tổ chức kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường.

Tính đến thời điểm báo cáo, đang có 14/23 đơn vị đang tiến hành thực hiện, 9/23 đơn vị còn đã tổ chức kiểm điểm.

Theo đó, ngày 18/6/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã chủ trì, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên UBND tỉnh về vấn đề liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường giai đoạn 2011 – 2017.

Đồng thời, theo báo cáo này, đơn vị UBND tỉnh Kiên Giang có hai vị cựu lãnh đạo giai đoạn trên là ông Phạm Vũ Hồng, Lê Văn Thi (hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang) cùng 12 người nguyên là Phó chủ tịch, thành viên UBND tỉnh giai đoạn 2011-2017 phải “kiểm điểm rút kinh nghiệm”.

Công ty Chứng khoán Bản Việt VCSC (VCI)  - Sputnik Việt Nam
Thành công bất ngờ của Công ty con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Ngoài ra, đáng chú ý, trong số 6 nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang bị kiểm điểm rút kinh nghiệm có ông Nguyễn Thanh Nghị (hiện là Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang), ông Mai Văn Huỳnh, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, bà Lê Thị Minh Phụng và các ông Mai Anh Nhịn, Lâm Hoàng Sa, Lê Khắc Ghi đã nghỉ hưu.

Cùng với đó, có 40 cán bộ khác là công chức tại các sở, ngành như Sở Xây Dựng, Sở Tài Chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lãnh đạo các hạt kiểm lâm, Sở Tài nguyên và Môi trường, ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang, Cục Thuế, UBND huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Châu Thành, Giồng Riềng cũng chịu chung hình thức “kiểm điểm rút kinh nghiệm” như lãnh đạo UBND tỉnh. Báo cáo của ngành chức năng tỉnh Kiên Giang cho biết, đến nay việc tổ chức kiểm điểm đã cơ bản xong.

Trong khi đó, tại huyện đảo Phú Quốc có 21 cán bộ bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm, 5 cá nhân bị kỷ luật cảnh cáo và 11 người phải chịu hình thức kỷ luật khiển trách với những sai phạm đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.

Về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng, sau kết luận Thanh tra, giới chức huyện Phú Quốc đã phát hiện 565 vụ vi phạm, trong đó về đất đai 308 vụ, lĩnh vực xây dựng 257 vụ. Lãnh đạo cơ quan chức năng huyện này cũng ban hành 340 quyết định xử lý vi phạm, trong đó đất đai là 143 vụ xây dựng là 197 vụ. Phát hiện hơn 1 triệu 145 ngàn mét vuông đất nhà nước quản lý bị lấn chiếm.

Về trách nhiệm xử lý kinh tế, được biết, tỉnh Kiên Giang đã truy thu tiền thuế tài nguyên hơn 2,2 tỷ đồng. Riêng đối với số nợ đọng tiền thuê đất, sử dụng đất, Cục Thuế Kiên Giang đã thu hơn 822 tỷ đồng trên tổng số 1.549 tỷ đồng.

Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cũng xác định, số tiền không có khả năng thu hồi là trên 39 tỷ vì nhiều doanh nghiệp phá sản, không triển khai dự án hay hoàn toàn không còn năng lực thực hiện.

Thông báo Kết luận Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rox, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang buông lỏng quản lý rừng, cấp sổ đỏ trên đất rừng, để dân bao chiếm đất rừng, tách thửa hơn 17.800 thửa đất nông nghiệp, Cục Thuế tỉnh Kiên Giang cũng có nhiều sai phạm.

Thời gian qua, lâm tặc cùng nhiều đối tượng vẫn lén lút chặt phá rừng, ngành chức phát hiện bắt giữ nhiều vụ, nhưng các đối tượng vẫn cấu kết âm thầm hoạt động với nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể, các đối tượng xấu đều tập trung chặt phá những thửa rừng chồng lấn giữa ranh rừng 2004 và ranh rừng theo quyết định 633 của Thủ tướng Chính phủ.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử. - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Bắc Son khai làm theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?

Cũng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ hồi cuối tháng 4/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2011-2017 chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành chung. Thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực thuộc chịu trách nhiệm chính đối với vi phạm, thiếu sót trên.

Căn cứ kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ yêu cầu Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang có liên quan kiểm điểm trách nhiệm khi để xảy ra những thiếu sót, vi phạm. Bên cạnh đó, tổ chức kiểm điểm và có hình thức xử lý nghiêm minh đối với tập thể, cá nhân có sai phạm.

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị cần thu hồi chủ trương đầu tư hoặc thu hồi dự án gắn với thu hồi quyền sử dụng đất đối với 43 dự án đầu tư chậm triển khai, vi phạm pháp luật về đầu tư.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала