Từ Nhật Bản, tàu Metro số 1 đã về đến Việt Nam

© Ảnh : Tiến Lực – TTXVN Các chuyên gia, kỹ sư đưa toa xe đầu tiên của đoàn tàu xuống xe siêu trường, siêu trọng.
 Các chuyên gia, kỹ sư đưa toa xe đầu tiên của đoàn tàu xuống xe siêu trường, siêu trọng.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đoàn tàu đầu tiên của tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đã chính thức về tới Việt Nam. Sáng 8/10, đoàn tàu Metro số 1 cập cảng Khánh Hội, TP.HCM sau 8 ngày vận chuyển từ cảng Kasado (Nhật Bản) dưới sự giám sát của Tổng thầu Hitachi.

Việc đoàn tàu metro đầu tiên thuộc tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên về tới Sài Gòn mang ý nghĩa rất lớn, vì đây là công trình trọng điểm quốc gia được mong đợi nhiều năm qua, không chỉ riêng ở TP.HCM mà trên khắp cả nước.

Tàu Metro số 1 về Sài Gòn

Như Sputnik Việt Nam đưa tin trước đó, sau 8 ngày vận chuyển, ba toa tàu tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đã cập cảng Khánh Hội (Quận 4, TP.HCM) vào 8h sáng ngày 8/10.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm công trường thi công ga Nhà hát Thành phố  - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu hoàn thành dự án metro số 1 cuối năm 2020

Đây là đoàn tàu ba toa xe trong số 17 đoàn tàu. Ba toa tàu Metro số 1 được chế tạo ở Nhật Bản, rời cảng Kasado lúc 12 ngày 30/9 (theo giờ Việt Nam). Các toa tàu có màu xanh dương, sử dụng hợp kim nhôm, mỗi toa dài 21m, nặng 37 tấn, cập cảng Khánh Hội sáng nay.

Ba toa tàu Metro số 1 được chuyên chở bằng tàu Bayani của Philippines. Quá trình vận chuyển bằng đường biển do công ty Mitsui O.S.K. Kinkai, Ltd - nhà thầu phụ dự án phụ trách.

Trong quá trình vận chuyển, các toa tàu để trong thùng chuyên dụng, được tàu biển Bayani, dài 120 m, rộng 21 m, tải trọng 13.000 tấn, chở tới phao số 0 vùng biển Vũng Tàu rạng sáng nay.

Sau đó tàu Bayani được Công ty TNHH Hoa tiêu Hàng hải Khu vực I lai dắt theo luồng sông Lòng Tàu vào cảng Khánh Hội. Đồng thời, bên đơn vị vận chuyển có trách nhiệm tháo dỡ và chuyển qua xe siêu trường đưa về depot Long Bình (nơi sửa, bảo trì tàu) ở quận 9.

© Ảnh : Tiến Lực – TTXVNCông tác tháo dỡ toa và đưa toa xe đầu tiên tại cảng Khánh Hội.
Từ Nhật Bản, tàu Metro số 1 đã về đến Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Công tác tháo dỡ toa và đưa toa xe đầu tiên tại cảng Khánh Hội.

Ngay sau khi tàu được bốc dỡ xuống bến bãi, lực lượng an ninh cảng thực hiện làm công tác thông quan.

Thi công tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên - Sputnik Việt Nam
TPHCM: Thay đổi thiết kế tường vây Metro số 1, "ông nói gà, bà nói vịt"

Để chở các toa tàu, tổ hợp xe siêu trường gồm ôtô đầu kéo và cụm rơ-moóc thủy lực chuyên dụng 12 trục nối với nhau, 96 bánh, sức kéo 250 tấn, đã đậu sẵn ở cảng Khánh Hội để thực hiện công tác tháo dỡ.

Đến khoảng 9h sáng, các kỹ sư công nhân bắt đầu mở lashing (dây chằng buộc hàng hóa) cho kiện hàng tàu metro.

Đội ngũ kỹ sư, công nhân tiến hành mở nắp hầm và dùng cẩu tàu có chiều dài 32 m, sức nâng hơn 30 tấn để nâng hạ toa tàu xuống rơ-moóc của xe siêu trường, siêu trọng.

Các đơn vị sẽ cần khoảng 2 giờ để đưa các toa tàu từ xuống và nâng lên các xe chuyên dùng chuẩn bị vận chuyển về Depot Long Bình (quận 9), TP.HCM.

Đoàn tàu đầu tiên tuyến Metro số 1 mang ý nghĩa rất lớn

Đoàn tàu gồm có 3 toa đầu tiên được đưa về Việt Nam sau một thời gian gián đoạn của dịch Covid-19 đánh dấu một cột mốc rất quan trọng về tiến độ dự án Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), công trình trọng điểm được người dân TP.HCM hết sức chờ đợi.

Tuyến metro số 1 tại TP HCM - Sputnik Việt Nam
Tuyến metro số 1 tại TPHCM: Vì đâu tường vây bị 'bào' còn 1,5m?

Theo giới chức thành phố, đoàn tàu đầu tiên được đưa về nước sẽ khởi động cho công tác chạy thử từ ngã tư Bình Thái về Depot Long Bình.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn, cho biết đây là lần đầu tiên cảng thực hiện tháo dỡ thiết bị toa tàu metro nên công tác chuẩn bị rất kỹ lưỡng.

Ông Hưng cho hay, dự kiến công tác dỡ hàng mất khoảng 8 giờ. Để tránh xảy ra trầy xước trong quá trình xếp dỡ, có 10 chuyên gia thuộc Tổng thầu Hitachi của Nhật Bản giám sát công tác tháo dỡ cùng đội ngũ kỹ sư và công nhân của Cảng.

Sáng nay, khoảng 30 công nhân Cảng Sài Gòn cùng với các cẩu chuyên dụng đưa toa tàu xuống xe, dưới sự giám sát của các chuyên gia Nhật thuộc nhà thầu Hitachi. Tổng thời gian tháo dỡ, đưa xuống xe nhanh hơn dự kiến.

Đến khoảng 10h30, đội ngũ kỹ sư, công nhân nâng ngáng chuyên dụng lên khoang hàng. Toa tàu trong khoang được móc vào gù (điểm bám tiếp xúc trang thiết bị) để chuẩn bị đưa lên cao.

© Ảnh : Tiến Lực – TTXVNCông tác tháo dỡ toa và đưa toa xe đầu tiên tại cảng Khánh Hội.
Từ Nhật Bản, tàu Metro số 1 đã về đến Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Công tác tháo dỡ toa và đưa toa xe đầu tiên tại cảng Khánh Hội.

Đáng chú ý, trong quá trình thực hiện, các chuyên gia Nhật Bản của Tập đoàn Hitachi yêu cầu công nhân không được chạm tay hoặc có bất kỳ tiếp xúc nào đến đoàn tàu Metro.

Thi công tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên - Sputnik Việt Nam
Sai sót, vi phạm rất nghiêm trọng khi thi công đường hầm tuyến metro số 1 TPHCM

Sau đó, toa tàu metro đầu tiên được hạ cẩu an toàn xuống rơ-moóc của xe siêu trường. Toa tàu tiếp tục được buộc dây xích cố định với sàn rơ-moóc.

Ông Đoàn Văn Tuyến, Giám đốc dự án thuộc Công ty cổ phần Gemadept, cho biết đặc thù các toa tàu tải trọng lớn và di chuyển qua một số tuyến đường nội đô thành phố Hồ Chí Minh. Để tránh ảnh hưởng đến tình hình giao thông, công tác vận chuyển tàu metro về depot Long Bình lúc 23h đêm 9/10.

Theo đó, xuất phát từ cảng Khánh Hội, các toa tàu về depot Long Bình trên quãng đường dài hơn 25 km, theo các tuyến Nguyễn Tất Thành - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh - Nguyễn Cơ Thạch - Mai Chí Thọ - xa lộ Hà Nội - quốc lộ 1 - đường số 400 - Hoàng Hữu Nam - đường số 11 - Depot Long Bình.

Ông Đào Quyết Tiến, Giám đốc Cảng Hiệp Phước, phụ trách cảng Khánh Hội thông tin cho biết, đây không phải lần đầu đơn vị tiếp nhận hàng hóa, thiết bị đặc biệt như thế này.

Tuy nhiên, ông Tiến cho biết, các cơ quan chức năng của TP.HCM quan tâm, đồng hành, hỗ trợ, vì đoàn tàu Metro mang ý nghĩa rất lớn.

“Chúng tôi được tin tưởng, đồng hành cùng TP.HCM đón nhận đoàn tàu metro đầu tiên thuộc tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, đó là ý nghĩa rất lớn, vì đây là công trình trọng điểm quốc gia được mong đợi nhiều năm qua”, ông Đào Quyết Tiến nhấn mạnh.

Như vậy, dự kiến ngày 10/10, đoàn tàu metro được vận chuyển bằng xe siêu trường, siêu trọng đến depot Long Bình, Quận 9.

Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết, đơn vị sử dụng xe chuyển tải, thử tải kiểm tra tại khu depot Long Bình, nơi sẽ tiến hành chạy thử tàu trong giai đoạn tới.

Về tàu tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, khoảng 12 giờ ngày 30/9 (theo giờ Việt Nam), đoàn tàu đầu tiên thuộc tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã rời cảng Kasado (Nhật Bản).

Đến 8h sáng nay 8/10, tàu cập cảng tại TP Hồ Chí Minh và sẽ được vận chuyển về depot Long Bình (Quận 9) ngày 10/10.

Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân - Sputnik Việt Nam
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói về metro: "Vạn sự khởi đầu nan!"

Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM, đoàn tàu đầu tiên cập cảng Sài Gòn hôm nay là đoàn tàu có bề rộng toa xe lớn nhất so với các tàu metro khác ở Việt Nam, lên tới 2950mm, chiều cao toa xe từ đỉnh ray đến hệ thống điều hòa không khí lên tơí 4080mm, thân đoàn tàu được làm bằng hợp kim nhôm.

Buồng lái được bố trí ở hai đầu của đoàn tàu có chiều rộng bằng bề rộng toa xe và có lối thoát hiểm phía trước. Ngoài ra, các công tắc trên bàn điều khiển được bố trí trong tầm tay người lái tàu.

Bộ ghi dữ liệu đặt ở mỗi buồng lái được dùng để giám sát và ghi lại các dữ liệu về hoạt động của đoàn tàu (tốc độ, phương thức điều khiển) hệ thống thông tin đoàn tàu.

Về thiết kế ngoại thất, đoàn tàu được thiết kế năng động, tiên tiến theo tiêu chỉ của tuyến metro thành phố. Phần đầu của đoàn tàu được thiết kế bo tròn về phía dưới, nổi bật hình dáng 3D đã tạo ra một cái nhìn sắc nét về tính hài hoà và năng động.

Nội thất bên trong có cấu trúc đơn giản, chứuc năng phù hợp với việc sử dụng đi lại hàng ngày và dễ dàng cho công tác vệ sinh, bảo dưỡng, hay sửa chữa. Cũng giống như hệ thống tàu ở các nước, các toa xe có bố trí vị trí ngồi cho người già, phụ nữ mang thai và các thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật.

Được biết, tuyến metro số 1 có tất cả 17 đoàn tàu được sản xuất tại Nhật Bản. Ở vào giai đoạn đầu của dự án, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM nhận và vận hành loại tàu có 3 toa (dài 61,5 m), giai đoạn sau là tàu loại 6 toa (dài 121,5 m).

Tàu có sức chở 930 khách (147 khách ngồi, 783 khách đứng), với tốc độ tối đa lên đến khoảng 110 km/h khi đi trên cao và 80 km/h khi chạy ngầm.

Dự kiến, tàu metro sẽ được vận hành chạy thử theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, tàu chạy thử trên đoạn Bình Thái - depot Long Bình (quận 9). Tiếp đó, tàu chạy từ ga Bình Thái đến ga Văn Thánh (quận 2). Đến đầu năm 2021, tàu bước vào giai đoạn cuối chạy thử từ ga Văn Thánh đến ga Bến Thành (quận 1).

Dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có tổng cộng 14 ga, dài 19,7 km. Trong số đó, có 2,6 km tàu đi ngầm và 17,1 km tàu đi trên cao. Sau khi vận hành, tuyến metro số 1 có lộ trình đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.HCM) và Dĩ An (Bình Dương). Tổng mức đầu tư dự án này là hơn 43.700 tỷ đồng.

Trước đó, kế hoạch đưa đoàn tàu đầu tiên về Việt Nam từ hồi tháng 4 phải hoãn lại do dịch bệnh Covid-19. Các chuyên gia Nhật Bản đến Việt Nam lần này đã nhập cảnh vào TP.HCM hôm 18/9, cách ly đủ 14 ngày để chuẩn bị công tác lắp ráp và vân hành tàu.

Tàu đường sắt - Sputnik Việt Nam
Người Hà Nội sẽ đi metro vào tháng 4-2019
Công tác sản xuất các đoàn tàu, đường ray, thiết bị cơ điện  nằm trong gói thầu CP3 của dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên. Ba gói thầu lớn còn lại gồm: CP1a (đoạn ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố - quận 1), CP1b (đoạn ngầm từ ga Nhà hát thành phố đến ga Ba Son - quận 1), CP2 (đoạn trên cao và depot), lần lượt đạt 76%, 88% và 86%.

Tính đến thời điểm này, toàn tuyến đã đạt khoảng 76% khối lượng công việc và dự kiến vào cuối năm 2020 sẽ cán mốc 85%. Thành phố Hồ Chí Minh rất kỳ vọng công trình này sẽ được đưa vào khai thác thương mại vào cuối năm 2021 để phục vụ nhân dân và cải thiện hiện trạng giao thông của thành phố.

TP.HCM đang nỗ lực hoàn thiện tuyến Metro số 1 cùng nhiều công trình trọng điểm quốc gia và của thành phố với kỳ vọng vừa giải quyết vấn đề giao thông, vừa là đòn bẩy đối với kinh tế của thành phố, mang đến tiềm năng thương mại toa lớn cho khu vực trung tâm cũng như toàn đô thị.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала