Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan: Tình hình Karabakh đã trở thành cuộc xung đột khu vực

© Sputnik / Vladimir Trefilov / Chuyển đến kho ảnhTổng giám đốc MIA "Rossiya Segodnya" Dmitry Kiselev phỏng vấn Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan qua cầu truyền hình
Tổng giám đốc MIA Rossiya Segodnya Dmitry Kiselev phỏng vấn Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan qua cầu truyền hình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo một số nguồn tin, cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh leo thang vào cuối tháng 9 đã cướp đi hàng trăm nhân mạng. Bất chấp các thỏa thuận đạt được với sự trung gian của Nga, đến nay vẫn chưa có lệnh ngừng bắn ổn định.

Ông Dmitry Kiselev, Tổng Giám đốc Hãng truyền thông Rossiya Segodnya đã tiến hành cuộc phỏng vấn song song với các nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan. 

Trả lời phỏng vấn Tổng giám đốc MIA Rossiya Segodnya Dmitry Kiselev, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã đánh giá tình hình hiện tại, cho biết dữ liệu của Yerevan về số người chết và sự hiện diện lính đánh thuê nước ngoài trong khu vực. Ông cũng bày tỏ quan điểm về việc ai đứng sau xung đột hiện nay, lý do của điều này, đồng thời cho biết những gì mà phía Armenia sẵn sàng thực hiện và những gì sẽ không chấp nhận với bất kỳ điều kiện nào. 

Tổng giám đốc MIA Rossiya Segodnya Dmitry Kiselev phỏng vấn Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev qua cầu truyền hình - Sputnik Việt Nam
Ilham Aliyev: Đối với Azerbaijan, đây là cuộc chiến tranh giải phóng

 - Xin chào Ngài Thủ tướng. Rất cảm ơn Ngài vì đã đồng ý trả lời các câu hỏi của chúng tôi vào thời điểm khó khăn này đối với Armenia và toàn thế giới. Ngài đánh giá thế nào về kết quả cuộc chiến kể từ ngày 27 tháng 9? Tổn thất các bên như thế nào, và có nhiều tù nhân hay không?

- Tình hình rất phức tạp. Có rất nhiều tổn thất cho cả hai bên. Quân tự vệ Nagorno-Karabakh đang giữ thế phòng thủ, họ tổ chức phòng thủ, tôi có thể đánh giá tình hình là khá khó khăn.

 Nhiều chuyên gia nhận định đây là cuộc chiến chưa từng thấy trong thế kỷ XXI. Bởi vì tất cả các loại vũ khí đều tham gia ở đây: xe tăng, máy bay không người lái, máy bay và trực thăng, xe bọc thép, pháo binh, tên lửa, v.v. Và có rất nhiều binh lính và binh chủng tham gia cuộc chiến này. 

 - Thưa Thủ tướng, chúng ta đã nghe nói về lính đánh thuê và khủng bố nước ngoài đang chiến đấu bên phía Azerbaijan. Ngài có bằng chứng gì về điều này không, và có đúng là lính đánh thuê nước ngoài đang chiến đấu bên phía Armenia? 

Nagorno-Karabakh  - Sputnik Việt Nam
WP đưa tin về việc 52 lính đánh thuê Syria thiệt mạng ở Karabakh

- Cả thế giới đã nói về điều này. Đây là một sắc thái rất quan trọng, và nó cũng quan trọng vì sẽ giúp hiểu được, ai đã gây ra sự thù địch này và vì lý do gì. Tất nhiên, có bằng chứng cụ thể cho thấy các tay súng khủng bố từ Syria đang tham gia chiến sự chống Nagorno-Karabakh. Các bằng chứng video này đã được đăng trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông. Và bây giờ có thể thấy rõ Thổ Nhĩ Kỳ là nhà tài trợ chính cho cuộc chiến này. Thổ Nhĩ Kỳ đã thuê và đưa những tay súng khủng bố đến khu vực xung đột Nagorno-Karabakh. Theo quyết định và dưới sự bảo trợ của Thổ Nhĩ Kỳ, đã đưa ra quyết định bắt đầu cuộc chiến, một cuộc tấn công chống Nagorno-Karabakh.

Điều quan trọng là phải hiểu tại sao? Bởi vì rõ ràng là chỉ một mình quân đội Azerbaijan thì không đủ khả năng chống lại đội quân tự vệ của Nagorno-Karabakh. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ quyết định thu hút những kẻ khủng bố, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ tham gia vào việc điều khiển chiến sự, mà còn trực tiếp tham gia vào các đơn vị đặc biệt (trên mặt đất). Theo một số thông tin, lực lượng đặc biệt của quân đội Pakistan cũng tham gia vào các cuộc chiến. 

Về phía Armenia: tất nhiên, không có người nước ngoài nào tham chiến bên phía Nagorno-Karabakh. Có thể một số người Armenia từ cộng đồng đến đây để hỗ trợ đồng bào của họ. Nhưng, tất nhiên, không thể coi họ là lính đánh thuê.

- Thưa Thủ tướng, nếu nói về các thỏa hiệp, thì ông sẵn sàng cho những thỏa hiệp nào? Liệu có lằn ranh nào mà các Ngài sẽ không bước qua trong bất kỳ hoàn cảnh nào hay không? 

Президент РФ Владимир Путин, премьер-министр Армении Никол Пашинян, председатель коллегии ЕЭК Тигран Саркисян и президент Белоруссии Александр Лукашенко перед церемонией совместного фотографирования глав делегаций государств-участников ВЕЭС в Ереване - Sputnik Việt Nam
Ông Pashinyan tin tưởng Nga sẽ bảo đảm an ninh cho Armenia

- Vâng, tất nhiên, có một lằn ranh như vậy, và lằn ranh này chính là quyền tự quyết của người dân Nagorno-Karabakh. Armenia luôn luôn sẵn sàng cho một thỏa hiệp như vậy. Và sáng kiến ​​nổi tiếng nhất là Sáng kiến ​​Kazan, khi Armenia sẵn sàng cho một thỏa hiệp cụ thể. Nhưng Azerbaijan từ chối ký thỏa thuận này, vì Azerbaijan đã không muốn, và đang không muốn chấp nhận quyền tự quyết của người Armenia ở Nagorno-Karabakh. Đối với chúng tôi, quyền tự quyết của Nagorno-Karabakh là một lằn ranh, tất nhiên, đối với chúng tôi đó là một lằn ranh, một lằn ranh đỏ mà chúng tôi không thể bước qua.

- Xin lỗi, tôi muốn làm rõ hơn nữa Ngài đang nói đến thỏa hiệp cụ thể nào?

- Tôi đã nói rằng Armenia sẵn sàng cho các thỏa hiệp. Ông đã hỏi, liệu có lằn ranh đỏ nào mà chúng tôi sẽ không bước qua hay không. Và tôi nói là có lằn ranh đỏ như thế - đó là quyền tự quyết của người dân Nagorno-Karabakh.

Ông cũng biết đấy, bây giờ trong tuyên bố Moskva đã quy định các bước cụ thể về cách khôi phục quá trình đàm phán cụ thể. Trong thỏa thuận này đã nêu rõ các bước cụ thể, và chúng tôi sẵn sàng thực hiện các bước như vậy để giải quyết vấn đề Nagorno-Karabakh

- Thưa Thủ tướng, tôi đã nêu tất cả các câu hỏi theo kế hoạch. Có thể, Ngài muốn bổ sung thêm điều gì đó từ bản thân mình?

- Tất nhiên. Trả lời câu hỏi đầu tiên của ông, tôi đã nói rằng điều rất quan trọng là phải chú ý đến các mục tiêu mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn đạt được trong quá trình này. Tôi chắc chắn rằng sau những sự kiện nổi tiếng đầu thế kỷ 20, Thổ Nhĩ Kỳ (muốn) quay trở lại Nam Kavkaz để tiếp tục chính sách diệt chủng người Armenia ở Nam Kavkaz. Điều rất quan trọng là cần hiểu rằng đây là một mục tiêu thực dụng của Thổ Nhĩ Kỳ. Không phải mục tiêu cảm tính, mà là một mục tiêu thực dụng, vì người Armenia ở Nam Kavkaz là rào cản cuối cùng để Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng về phía Bắc, mở rộng về phía Đông và mở rộng về phía Đông Nam. Bởi vì tôi chắc chắn rằng đây là sự tiếp nối chính sách đế quốc của Thổ Nhĩ Kỳ. Và mọi thứ đang diễn ra hiện nay ở Nam Kavkaz cần được xem xét trong bối cảnh chính sách mà Thổ Nhĩ Kỳ đang theo đuổi ở Địa Trung Hải, Libya, Syria, Iraq, Hy Lạp và Cyprus. 

Như tôi đã nói, những gì đang xảy ra bây giờ, quá trình này đã vượt ra bên ngoài một cuộc xung đột địa phương Nagorno-Karabakh, bây giờ đang diễn ra sự phân chia. Thổ Nhĩ Kỳ muốn phân chia lại Nam Kavkaz, chính xác hơn là nắm quyền kiểm soát toàn bộ Nam Kavkaz và làm bàn đạp để mở rộng hơn nữa theo hướng Bắc, Đông và Đông Nam. Tôi nghĩ rằng trong tình huống này, lợi ích an ninh quốc gia của nhiều nước đã bị ảnh hưởng cụ thể, trước hết là Liên bang Nga. 

© Sputnik / Vladimir Trefilov / Chuyển đến kho ảnhTổng giám đốc MIA "Rossiya Segodnya" Dmitry Kiselev phỏng vấn Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan qua cầu truyền hình
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan: Tình hình Karabakh đã trở thành cuộc xung đột khu vực - Sputnik Việt Nam
Tổng giám đốc MIA "Rossiya Segodnya" Dmitry Kiselev phỏng vấn Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan qua cầu truyền hình
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала