Trung Quốc có thể giúp Philippines củng cố an ninh năng lượng

© Depositphotos.com / Montenegro1Tàu chở dầu.
Tàu chở dầu. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc và Philippines đang đàm phán về việc khai thác dầu khí chung ở Biển Đông. Nhu cầu khẩn cấp về năng lượng của Philippines có thể là động lực mạnh mẽ để hai bên đạt được thỏa thuận.

Forum Ltd. đang đàm phán với Tổng công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC). Forum Ltd. là công ty con của một trong những tập đoàn năng lượng hàng đầu ở Philippines - Tập đoàn Năng lượng PXP. Theo Reuters, PXP cho biết rằng, các bên vẫn chưa đạt thỏa thuận.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Bắc Kinh và Manila đạt đồng thuận về khai thác dầu khí ở Biển Đông

Trong khi đó, các nhà quan sát lưu ý đến một số điểm quan trọng. Ví dụ, cho đến nay CNOOC là công ty nước ngoài duy nhất được phía Philippines gọi là bên tham gia tiềm năng trong việc khai thác chung dầu khí ở Biển Đông sau khi Tổng thống Philippines phê chuẩn việc dỡ bỏ lệnh tạm hoãn thăm dò dầu khí ở Biển Đông vào ngày 15/10. Manila đã ban hành lệnh cấm này vào năm 2014 dưới thời Tổng thống Benigno Aquino.

Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi tuyên bố rằng, quyết định dỡ bỏ lệnh cấm đã được đưa ra có tính đến kết quả cuộc đàm phán giữa Philippines và Trung Quốc, cũng như giữa Forum Ltd và CNOOC. Bộ trưởng không cho biết chi tiết về cấp độ chính thức của cuộc đàm phán song phương. Có lẽ ở đây nói về cuộc hội đàm vào ngày 10 tháng 10 giữa Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Philippines Teodoro Locsin tại thành phố Đằng Xung, tỉnh Vân Nam. Rất có thể hai vị bộ trưởng đã phát tín hiệu chính trị “bật đèn xanh” cho sự hợp tác năng lượng. Theo thông báo chính thức, ông Vương Nghị xác nhận sự quan tâm của Trung Quốc đến việc phát triển hợp tác trong khuôn khổ các dự án song phương quy mô lớn. Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, bà Daria Panarina, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận xét rằng, Trung Quốc và Philippines có cơ hội tốt để phát triển hợp tác năng lượng và khai thác chung dầu khí ở Biển Đông:

Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Duterte dỡ bỏ lệnh cấm thăm dò dầu khí ở Biển Đông
"Philippines hiện đang phải tìm thêm các nguồn dầu khí mới. Họ không thể thỏa mãn nhu cầu của mình do các nguồn có sẵn. Manila phải nhập khẩu năng lượng, mà đây là gánh nặng đè lên ngân sách, vì thế hai bên có thể đạt được thỏa thuận. Đây không phải là cuộc đàm phán đầu tiên về nội dung này. Quá trình đàm phán đã bắt đầu vào năm 2016 sau khi ông Rodrigo Duterte lên nắm quyền. Nhưng, cho đến nay chưa có thỏa thuận nào đạt được về bất cứ điều gì cụ thể. Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Philippines, cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình đàm phán. Mọi người đều cần nguồn lực trong hoàn cảnh khó khăn, kể cả Trung Quốc. Trong điều kiện này, các bên có thể sẵn sàng nhượng bộ và thỏa hiệp thực sự để khai thác dầu khí chung ở thềm lục địa".

Tờ Manila Bulletin lưu ý rằng, 99% nhu cầu dầu thô của đất nước được đáp ứng bằng nhập khẩu. Ngoài ra, mỏ khí Malapaya sẽ cạn kiệt trong vòng mấy năm nữa. Ngay từ năm 2024, sản lượng khí đốt từ mỏ ngoài khơi này sẽ bắt đầu giảm. Bài báo gọi CNOOC là một trong những bên hưởng lợi từ việc dỡ bỏ lệnh cấm khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Hợp tác giữa Trung Quốc và Philippines bị cản trở bởi sự can thiệp của Mỹ vào tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, bằng cách này Mỹ muốn gây sức ép và kiềm chế Trung Quốc. Chuyên gia Chen Bingxian, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Philippines của Đại học Quốc gia Quảng Tây (Trung Quốc), cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và Malaysia sẽ hợp tác khai thác dầu khí trên Biển Đông?
"Vào cuối năm ngoái ở khu vực Biển Đông đã nổi lên một làn sóng tranh chấp lãnh thổ mới. Ngoài ra, trong khi cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ đang đến gần, chính quyền Mỹ tăng cường chính sách can thiệp vào Biển Đông để gây sức ép và kiềm chế Trung Quốc. Trong những điều kiện này, Trung Quốc và Philippines vẫn duy trì sự đồng thuận đạt được sau khi ông Duterte lên nắm quyền. Tức là, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến tình hình chung trong quan hệ Trung - Philippines, cũng như hòa hoãn đến mức cao nhất có thể để cùng khai thác tài nguyên trên thềm lục địa. Tôi cho rằng, đây là một tín hiệu rất đáng mừng trong quan hệ Trung - Philippines, cho thấy hai nước không hề đi chệch hướng khi phải đối mặt với những thay đổi trong tình hình khu vực. Ngoài ra, các chuyên gia đang thảo luận về việc ông Duterte có thể tiến xa đến mức nào trong chính sách đối ngoại độc lập, đặc biệt khi Hoa Kỳ đang can thiệp vào các vấn đề khu vực, cũng như khi có sự cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ. Theo tôi, chính quyền Duterte sẵn sàng thực hiện các bước đi để tạo ra điều kiện thuận lợi cho tiến trình đàm phán giữa Trung Quốc và Philippines về hợp tác năng lượng ở Biển Đông. Đây sẽ là minh chứng cho chính sách đối ngoại độc lập của chính quyền Duterte. Và Trung Quốc hoan nghênh lập trường này".

Trả lời phỏng vấn của đài phát thanh DWIZ ở Manila, ông Sherwin Gatchalian, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng của Thượng viện Philippines, nói rằng, Trung Quốc nhận thức được nhu cầu cấp thiết về dầu khí của Philippines. Ông cũng cho biết rằng, hiện có khoảng 30 dự án khoan trong Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Tờ Philippine Star đưa tin rằng, ngoài nhà điều hành PXP Energy Corp., còn có những công ty nổi tiếng như Tập đoàn dầu khí quốc gia Philippine (PNOC) và tập đoàn dầu khí và vận tải biển của Philippines Udenna Group đang mong muốn thăm dò dầu khí ở Biển Đông sau khi Tổng thống Duterte dỡ bỏ lệnh cấm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала