Đề xuất phân loại dự án đầu tư theo mức độ tác động đến môi trường

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNKỳ họp thứ mười, Quốc hội khoá XIV: Thảo luận về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)
Kỳ họp thứ mười, Quốc hội khoá XIV: Thảo luận về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một trong những vấn đề còn ý kiến rất khác nhau qua nhiều vòng thảo luận về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) là phân loại dự án đầu tư có tác động môi trường.

Bảo đảm sự phù hợp thống nhất với quy định của các luật khác

Ngày 24/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Phân loại dự án đánh giá tác động môi trường; thẩm quyền đánh giá tác động môi trường; cấp giấy phép xả thải là những nội dung chính được các đại biểu quan tâm thảo luận.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo kết quả thức hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội năm 2021, mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ , giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng: Năm 2020 cũng là năm thành công

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, để chủ động kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các dự án đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội bền vững, Dự thảo Luật đã bổ sung 2 nội dung chính sách về sàng lọc dự án đầu tư dựa trên các tiêu chí về môi trường; lồng ghép và thúc đẩy các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án như tại khoản 10 và khoản 11 (Điều 5).

Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường, Dự thảo Luật đã có quy định các hoạt động đầu tư kinh doanh về bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ như tại Điều 142 nhằm khuyến khích dự án đầu tư thuộc ngành nghề thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải; thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng, kinh doanh dịch vụ, sản phẩm thân thiện môi trường…; quy định về cơ sở, sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường (Điều 146) và mua sắm các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường (Điều 147).

Tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu rà soát, tiếp thu quy định cụ thể về giảm nhẹ rác thải khí nhà kính (Điều 92); quy định kiểm kê khí nhà kính cho phù hợp với quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu; bổ sung, quy định rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh; các cơ sở có liên quan để bảo đảm thực hiện hiệu quả hoạt động về bảo vệ tầng ô zôn (Điều 93).

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNBộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà báo cáo, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu
Đề xuất phân loại dự án đầu tư theo mức độ tác động đến môi trường - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà báo cáo, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Nghiên cứu tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Dự thảo Luật đã quy định sự cố môi trường gồm có 4 cấp (cấp cơ sở, cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia) xác định theo phạm vi ảnh hưởng về không gian, địa giới hành chính như tại khoản 2 Điều 124. Đồng thời, đã chỉnh lý các nội dung liên quan trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường của cơ quan ứng phó ở Trung ương và địa phương cũng như trách nhiệm quản lý Nhà nước của các bộ, ngành, UBND, cơ quan chuyên môn các cấp và tổ chức, cá nhân liên quan.

Về tính đồng bộ với hệ thống luật khác liên quan các nội dung bảo vệ môi trường, một số đại biểu cho rằng, vẫn còn duy trì rất nhiều văn bản luật khác có nội dung liên quan tới bảo vệ môi trường như: Luật Đa dạng sinh học, Luật tài nguyên nước, Luật đầu tư công với dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) vẫn còn nhiều điểm có sự giao thoa chưa thống nhất. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Nhà nước về môi trường, bảo vệ môi trường cũng như công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu kỹ những nội dung cần thiết phải quy định trong dự án luật để giải quyết những xung đột giữa các luật trong quy định về bảo vệ môi trường cũng như bảo đảm sự phù hợp thống nhất với quy định của các luật khác ban hành sau năm 2014 đến nay.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNĐại biểu Quốc hội tỉnh Long An Nguyễn Tuấn Anh phát biểu
Đề xuất phân loại dự án đầu tư theo mức độ tác động đến môi trường - Sputnik Việt Nam
Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An Nguyễn Tuấn Anh phát biểu

Dự án nguy cơ cao mới phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường

Liên quan đến đánh giá tác động môi trường, đại biểu Phạm Văn Tuân (Thái Bình) đề nghị nghiên cứu quy định phân loại dự án đầu tư theo mức độ tác động đến môi trường để làm căn cứ xác định danh mục dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, bảo đảm tính thống nhất của các luật có liên quan.

Đại biểu Phạm Văn Tuân cho rằng, nên xác định rõ tiêu chí phân loại dự án theo mức độ tác động đến môi trường. Đồng thời, căn cứ vào tiêu chí dự án đầu tư được phân thành 4 nhóm có nguy cơ, gồm: có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, có nguy cơ, ít có nguy cơ và không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Quy định như vậy sẽ bảo đảm sự thống nhất xuyên suốt các tiêu chí môi trường trong việc đánh giá sơ bộ tác động môi trường, giấy phép môi trường và đăng ký môi trường; bảo đảm tính linh hoạt trong việc điều chỉnh danh mục đối tượng phải đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường.

Về quy định đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường cho phù hợp với Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Luật Xây dựng, ông Phan Xuân Dũng cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn để 2 phương án.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu Quốc hội dành một phút mặc niệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4, đại biểu Quốc hội khóa XIV đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ cứu hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. - Sputnik Việt Nam
Quốc hội chia sẻ đau thương với đồng bào miền Trung

Cụ thể, phương án 1 nêu rõ tất cả các dự án đầu tư phải có chủ trương đầu tư đều là đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Phương án này có ưu điểm là đối tượng dự án phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường thống nhất với các luật về đầu tư và xây dựng. Tuy nhiên, phương án 1 có hạn chế là bỏ sót nhiều dự án đầu tư có nguồn vốn từ tư nhân mà không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (theo quy định của Luật Đầu tư) nhưng lại có tác động lớn đến môi trường.

Theo phương án 2 (tiếp thu để phù hợp với phân loại dự án theo tiêu chí về môi trường quy định tại Điều 29b Dự thảo Luật) thì chỉ các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao (Nhóm I) mới phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Phương án này có ưu điểm là giảm thủ tục hành chính cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án thuộc đối tượng phải quyết định, chấp thuận chủtrương đầu tư nhưng không thuộc nhóm dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao.

Đối với các dự án đầu tư công, dự án PPP hoặc dự án có nguồn vốn tư nhân không có tác động xấu đến môi trường, nhà đầu tư sẽ không phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала