Hậu quả nghiêm trọng bão lũ liên tục: tiếp tục cứu nạn, cứu hộ, tìm kiếm những người mất tích

© Ảnh : Cao Nguyên-TTXVNChính quyền và lực lượng chức năng khảo sát thực địa tại vị trí cầu bị cuốn trôi.
Chính quyền và lực lượng chức năng khảo sát thực địa tại vị trí cầu bị cuốn trôi. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành ngoài hỗ trợ tiền còn tính toán các phương án hỗ trợ khác để sớm đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường.

Sáng 30/10, tại phiên họp thường kỳ tháng 10 về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ, ngành đề xuất những khoản hỗ trợ của Nhà nước đối với các địa phương bị thiệt hại nặng nề, như hỗ trợ về sản xuất, an sinh xã hội, tạo sinh kế cho người dân.

Người dân xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên-Huế) vẫn bị nước lũ “bủa vây”. - Sputnik Việt Nam
Mưa lũ ở miền Trung khiến 148 người chết và mất tích

Theo Thủ tướng, tháng 10 xảy ra bão lũ liên tục, “lũ chồng lũ, bão chồng bão” đã gây thiệt hại rất lớn đến tính mạng và tài sản của nhân dân miền Trung, các cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.

Cũng theo Thủ tướng, trong bão lũ, càng khó khăn chúng ta càng thấy tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của mọi người dân. Cả nước đã hướng về miền Trung, cùng đoàn kết, chung sức chung lòng của cả dân tộc trong khó khăn. “Chúng ta thấy ý chí, quyết tâm vượt khó của đồng bào, chiến sĩ” – Thủ tướng nói.

Do đó, tại phiên họp này, Thủ tướng yêu cầu tập trung thảo luận về tình hình bão lũ và đưa ra một số biện pháp cần thiết để khắc phục khó khăn.

“Chính phủ có trách nhiệm hỗ trợ các tỉnh gặp khó khăn” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói và yêu cầu các cơ quan chức năng có trách nhiệm tổ chức các lực lượng hỗ trợ cần thiết, phát động trong toàn ngành những biện pháp đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường như bảo đảm giao thông, dựng lại nhà cửa, đưa học sinh trở lại trường học.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Hậu quả nghiêm trọng bão lũ liên tục: tiếp tục cứu nạn, cứu hộ, tìm kiếm những người mất tích - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Thủ tướng cũng yêu cầu các cấp các ngành, nhất là lực lượng quân đội, công an các địa phương ở Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế tiếp tục cứu nạn, cứu hộ, tìm kiếm những người mất tích, bị đất đá chôn vùi lấp, ngư dân bị mất liên lạc trên biển.

Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai sớm tổng hợp, đề xuất Chính phủ những khoản hỗ trợ của Nhà nước đối với các địa phương bị thiệt hại nặng nề, như hỗ trợ về sản xuất, an sinh xã hội, tạo sinh kế cho người dân.

“Đây là điều quan trọng nhất” – Thủ tướng nói và cho rằng cần hỗ trợ người dân giống rau, giống lúa, lương thực, không để người dân nào bị thiếu đói, đặc biệt là chuẩn bị vật tư, vật liệu để giá cả, từ tôn đến ngói, xi măng, không bị đẩy giá lên.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo các tỉnh miền Trung về khắc phục hậu quả mưa lũ và tìm kiếm, cứu nạn - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng kiểm tra công tác khắc phục hậu quả lũ lụt tại Quảng Bình

Thủ tướng cũng nhất trí việc hỗ trợ một khoản tiền cần thiết cho những hộ dân có nhà bị sụp đổ, hư hỏng nặng. “Với số lượng không quá 150.000 nhà bị tốc mái các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi thì chúng ta đề xuất mức hỗ trợ như thế nào?” – Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính sớm thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hỗ trợ cho các địa phương kịp thời.

Đối với ngành ngân hàng, Thủ tướng đề nghị thực hiện việc giảm, giãn, hoãn, xóa những khoản theo quy định của pháp luật đối với vùng bị thiệt hại bởi thiên tai.

Còn Bộ Công Thương phải bảo đảm về giá cả, cung cấp điện cho người dân.

“Việc hỗ trợ để sản xuất của người dân trở lại bình thường là cái gốc để nhân dân có thu nhập sau bão lũ. Để thể hiện tình cảm yêu quý, tình tương thân tương ái của nhân dân hai miền Nam - Bắc đối với nhân dân miền Trung, chúng ta phải tăng sức sản xuất, phải làm gấp đôi, gấp ba, quyết liệt hơn để bù đắp sự tổn thất, mất mất của nhân dân miền Trung” - ông Nguyễn Xuân Phúc nói.

Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã đề xuất hỗ trợ cho mỗi hộ dân có nhà bị sụp đỗ là 40 triệu, hư hỏng nặng là 10 triệu.

Tàu hàng nước ngoài cứu được 3 người

Sáng nay, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết, một tàu hàng nước ngoài đã cứu sống được 3 ngư dân trên tàu cá BĐ 97469 TS do ông Võ Ngọc Đô (trú xã Hoài Hải, thị xã Hoài Nhơn) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Bộ Quốc phòng: Quân đội tăng cường lực lượng khắc phục hậu quả bão số 9

Theo thông tin ban đầu, khoảng 18h ngày 29/10, thuyền trưởng tàu M/V Fortune Iris (đang trên hành trình đi Nhật Bản) gọi điện thoại đến Đài thông tin duyên hải Nha Trang thông báo đã cứu được 3 thuyền viên tàu BĐ 97469 TS.

Các thuyền viên này gồm Lê Minh Don (20 tuổi), Phan Quốc Quy (35 tuổi), Võ Văn Hoài (35 tuổi).

Làm việc với tàu M/V Fortune Iris, 3 ngư dân này cho biết: 14 thuyền viên của tàu BĐ 97469 TS có 4 người mất tích không rõ thông tin; 2 người chết khi tàu vừa chìm, còn lại 5 người đã mất trên biển do kiệt sức.

Hiện, sức khỏe của 3 ngư dân được cứu tạm thời ổn định. Các cơ quan chức năng đang liên lạc làm việc với tàu M/V Fortune Iris để tiếp nhận 3 ngư dân.

Có 9/18 ngôi nhà và quán ăn ở Bãi tắm xã Gio Hải, huyện Gio Linh bị đổ sập trên 50%. - Sputnik Việt Nam
Miền Trung lại chuẩn bị đối mặt với cơn bão số 10 cùng mưa lớn

Trước đó, chiều 27/10, trên đường đi tránh bão, tàu BĐ 96388 TS bị chìm cách bờ biển Cam Ranh khoảng 143,5 hải lý, trên tàu có 12 thuyền viên. Còn tàu BĐ 97469 TS có 14 thuyền viên, bị chìm cách khu vực phía đông đảo Hòn Tre (Nha Trang) 172 hải lý.

Ngày 28/10, Quân chủng Hải quân thành lập Sở chỉ huy tiền phương tại tỉnh Khánh Hòa để tìm kiếm cá tàu cá gặp nạn kể trên. Chuẩn đô đốc Trần Thanh Nghiêm - Tư lệnh Quân chủng Hải quân trực tiếp chỉ huy.

Hiện trên biển, các tàu hải quân, kiểm ngư, trực thăng cứu hộ vẫn đang nỗ lực tìm kiếm những thuyền viên mất tích.

Vụ sạt lở ở Quảng Nam: Mưa trở lại tại hiện trường

Sáng 30/10, lực lượng chức năng tiếp tục tiếp cận hiện trường vụ sạt lở ở xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và vụ sạt lở ở xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) để tìm kiếm hàng chục người đang còn mất tích.

Lực lượng Quân khu 5 tăng cường phương tiện vào điểm sạt lở Trà Leng (huyện Nam Trà My). - Sputnik Việt Nam
Huy động các lực lượng để cứu nạn và cấp cứu những người còn sống sót trong các vụ sạt lở đất

Hiện các lực lượng cứu hộ khẩn trương tổ chức tìm kiếm nạn nhân đang bị chôn vùi dưới nhiều lớp đất đá. Hiện nay, trên địa bàn huyện Bắc Trà My, Nam Trà My có mưa trở lại nên việc tìm kiếm phức tạp hơn.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết đến sáng 30/10, lực lượng chức năng đã mở thông hoàn toàn tuyến đường từ trung tâm xã Trà Leng (huyện Nam Trà My) vào thôn 1 của xã, nơi có vụ sạt sở đất làm nhiều người dân bị vùi lấp và bị thương.

Ông Hồ Quang Bửu cũng cho biết hiện đã tìm được thêm 1 thi thể trong vụ sạt lở núi ở thôn 1 (xã Trà Leng, H.Nam Trà My), hiện vẫn còn 13 người mất tích.

© Ảnh : TTXVN phátLực lượng cứu hộ tìn kiếm tại chỗ khu vực sạt lở ở thôn 1, xã Trà Leng, Việt Nam
Hậu quả nghiêm trọng bão lũ liên tục: tiếp tục cứu nạn, cứu hộ, tìm kiếm những người mất tích - Sputnik Việt Nam
Lực lượng cứu hộ tìn kiếm tại chỗ khu vực sạt lở ở thôn 1, xã Trà Leng, Việt Nam
"Lực lượng chức năng đã đưa chó nghiệp vụ của biên phòng vào tìm kiếm cũng như bay flycam tìm trên sông và hồ sông tranh 2. Hiện trên địa bàn đang mưa to nên công tác tìm kiếm gặp vô vàn khó khăn", ông Bửu nói.

Trong khi đó, tại huyện Phước Sơn, công tác tìm kiếm 8 người bị sạt lở vùi lấp, trong đó có 2 cán bộ tại xã Phước Lộc cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала