Việt Nam lên tiếng về việc hải cảnh Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí chống tàu nước ngoài

© AP Photo / Renato EtacTàu của hải cảnh Trung Quốc
Tàu của hải cảnh Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao vào chiều 5/11, Phó Phát ngôn Dương Hoài Nam đã thông tin về Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan diễn ra trong thời gian tới.

Đồng thời, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị bình luận về việc Trung Quốc xem xét một dự luật cho phép cảnh sát biển sử dụng vũ khí chống tàu nước ngoài.

Trung Quốc xem xét dự luật cho cảnh sát biển dùng vũ lực, Việt Nam nói gì?

Trả lời câu hỏi của phóng viên yêu cầu bình luận về việc Trung Quốc xem xét một dự luật cho phép cảnh sát biển sử dụng vũ khí trong vùng lãnh hải của Trung Quốc, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Dương Hoài Nam khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời thể hiện thông điệp về việc đối xử công bằng, nhân đạo với ngư dân.

“Như chúng tôi đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam luôn ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì Họp báo thường kỳ tháng 10/2018. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Về phía Việt Nam, ngày 4/11 vừa diễn ra Hội thảo ASEAN – Trung Quốc về thúc đẩy hợp tác đối xử công bằng và nhân đạo với các ngư dân.

“Đây cũng là hướng mà chúng tôi muốn chuyển thông điệp với các nước trong khu vực, trong khối ASEAN, tìm cách bảo hộ quyền và nghĩa vụ chính đáng với các ngư dân của Việt Nam cũng như các nước hoạt động đánh cá trong vùng chủ quyền và quyền tài phán về chủ quyền của quốc gia mình”, ông Dương Hoài Nam nói.

Dự thảo luật sửa đổi với lực lượng hải cảnh Trung Quốc cho phép sử dụng vũ khí chống lại các tàu nước ngoài tiến hành các hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Dự thảo này được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc lần đầu tiên tiết lộ vào ngày 4/11.

Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan

Cũng tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao vào chiều 5/11, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Dương Hoài Nam đã chia sẻ nhiều thông tin liên quan tới công tác tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan.

Cụ thể, ông Dương Hoài Nam cho biết: “Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan, diễn ra từ ngày 12 đến 15/11 tại Hà Nội theo hình thức trực tuyến”.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu khai mạc Hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Chánh án các nước ASEAN lần thứ 8
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan và những hoạt động quan trọng nhất của nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam bao gồm: Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37; các Hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Australia và Liên hợp quốc; Hội nghị cấp cao của các nhà lãnh đạo ASEAN với New Zealand kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác; Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 23; Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 15; hội nghị Cấp cao các nước tham gia Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP; Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản, Mekong - Hàn Quốc; Hội nghị Cấp cao hợp tác Lào – Campuchia – Việt Nam – Myanmar lần thứ 10; Hội nghị Cấp cao khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam.

Ngoài ra, sẽ diễn ra một số hoạt động bên lề, gồm Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các nhà lãnh đạo nữ ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN, và Hội nghị Kinh doanh Đông Á. Trước đó, từ ngày 9 đến 11/11, các bộ trưởng phụ trách các trụ cột của Cộng đồng ASEAN và các quan chức cấp cao sẽ họp trù bị.

Tại Hội nghị lần này, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các nước ASEAN và đối tác sẽ thảo luận về quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, hoàn tất các ưu tiên, sáng kiến ASEAN năm 2020; thúc đẩy quan hệ đối tác ASEAN. Cùng với đó, theo thông lệ, các Nhà lãnh đạo sẽ trao đổi về tình hình khu vực và thế giới cùng quan tâm; định vị và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, đặc biệt là trong thế giới hậu dịch Covid-19.

ASEAN đã cơ bản hoàn tất các ưu tiên, sáng kiến trong năm 2020

Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN đề nghị thông tin về tiến trình và kết quả triển khai các ưu tiên, sáng kiến của Việt Nam trong năm 2020, Phó Phát ngôn viên Dương Hoài Nam cho biết: “Năm 2020, phát huy tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng, ASEAN đã hoàn thành tốt nhiệm vụ kép, vừa nỗ lực duy trì đà xây dựng cộng đồng vừa ứng phó với đại dịch Covid-19 và thúc đẩy hồi phục toàn diện.

Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và ASEAN đảm bảo an ninh mạng

Theo ông Dương Hoài Nam, đến nay, ASEAN đã cơ bản hoàn tất các ưu tiên, sáng kiến trong năm 2020 theo đúng lộ trình đề ra; trong đó có đánh giá giữa kỳ về tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, kiểm điểm thực hiện Hiến chương ASEAN, ra Tuyên bố Hà Nội về tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 nhằm gắn kết và phát triển tiểu vùng với lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN về mục tiêu phát triển bền vững và các sáng kiến về tăng cường hình ảnh của Cộng đồng ASEAN.

Về các sáng kiến chung ứng phó với dịch Covid-19, quỹ ASEAN ứng phó với Covid-19 đã nhận được mức đóng góp 10 triệu USD từ các nước ASEAN và đối tác, kho dự phòng vật tư y tế ASEAN và quy trình chuẩn ứng phó với các tình huống y tế cộng đồng khẩn cấp và trung tâm ASEAN ứng phó với dịch bệnh mới nổi cũng sẽ được công bố tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37.

Trước đó, Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 cuối tháng 6/2020 tại Hà Nội và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 giữa tháng 9 theo hình thức trực tuyến.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала