Đảo nhỏ -vấn đề lớn: Trung Quốc tiếp tục việc xây dựng trên các đảo nhỏ

© Sputnik / Oksana Mamlina / Chuyển đến kho ảnhCác hòn đảo ở Biển Đông
Các hòn đảo ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang tiếp tục xây dựng tiền đồn nhỏ trên các hòn đảo nhỏ bé ở Biển Đông.

Hoạt động tích cực trên các đảo nhỏ ở Biển Đông ít gây tranh cãi hơn so với quá trình xây dựng và cải tạo trên diện rộng từ năm 2014 đến năm 2017, khi Bắc Kinh thiết lập các căn cứ chính của mình tại các khu vực tranh chấp thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhưng hình ảnh của một số vùng đất nhỏ trong sáu tháng qua được BenarNews xem xét cho thấy dấu hiệu  xây dựng nhà ở, nguồn cung cấp điện, đất canh tác và có thể là sân bay trực thăng.

Hor Namhong  - Sputnik Việt Nam
Campuchia ca ngợi tuyên bố của Trung Quốc về Biển Đông?

Hãy cùng điểm qua ba nơi mà Trung Quốc đang cố gắng giải quyết những thách thức dai dẳng mà các hòn đảo nhỏ nhất ở Biển Đông phải đối mặt: khả năng tiếp cận, tính bền vững và xói mòn đất.

Đảo Drummond: Chuẩn bị  sân bay trực thăng?

Trên đảo Drummond (đảo Duy Mộng) (thuộc quần đảo Hoàng Sa), nơi tàu thuyền chỉ có thể đi qua một con kênh hẹp, một sân bay trực thăng dường như đang được xây dựng.

Các tiền đồn lớn hơn như Đảo Woody (Đảo Phú Lâm) có sân bay. Nhưng việc xây dựng chúng là không thể trên những hòn đảo nhỏ như Drummond, chỉ chiếm 0,25 km².

Tuy nhiên, một sân bay trực thăng có thể được xây dựng tại đây.

Các hình ảnh vệ tinh từ Drummond cho thấy một phần đất đã được dọn sạch ở phía tây của bến cảng bắt đầu từ ngày 20 tháng 5 và đang trong thời kỳ xây dựng.

Hiện nay, khu đất hình vuông đang trong quá trình được lát nền. Đến ngày 3 tháng 10, thi công tiếp tục.

Máy bay trực thăng có thể cất cánh từ các tàu thuộc lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc, Cơ quan Cứu hộ Trung Quốc và Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, và trước đây đã được sử dụng ở Biển Đông để sơ tán y tế và tiếp tế cho lực lượng đồn trú tại các đồn biệt lập.

Đảo Cây: thêm nhiều tòa nhà dân cư, phát triển nông nghiệp

Ở một nơi khác của quần đảo Hoàng Sa là đảo Cây, là ví dụ về quanh cảnh, hình thái của những khu định cư nhỏ ở Trung Quốc trên Biển Đông như thế nào.

Nó nằm cách Đảo Woody (Đảo Phú Lâm) chín hải lý về phía Bắc. Mặc dù có ít đất để xây dựng, nhưng đảo Cây tự hào có một bến cảng lớn, sân bay trực thăng, các tấm pin mặt trời, tuabin gió và một trang trại đang hoạt động hoàn chỉnh.

Đảo Cây thường xuyên đón tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc và đôi khi cung cấp tàu cho Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân, vì vậy Trung Quốc có thể đang củng cố các tiền đồn của mình ở đó. Hình ảnh vệ tinh cho thấy những cải tiến có thể nhìn thấy đã được thực hiện từ ngày 21 tháng 4 đến ngày 7 tháng 10 để cung cấp thêm nhà ở và nông nghiệp.

Một người lính Việt Nam canh giữ trước U.S. Tàu sân bay USS Carl Vinson sau khi cập cảng Đà Nẵng, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc tuyên bố tàu khu trục của Mỹ xâm phạm lãnh hải gần Hoàng Sa

Khu vực phát triển lớn nhất nằm bên cạnh bến cảng, trên một khu đất hình tam giác, nơi các khu nhà tạm được thay thế dần bằng các tòa nhà kiên cố trong suốt mùa hè. Việc phủ xanh khu vực trong sáu tháng qua đã cho thấy sự tiến bộ trong các phương pháp chuyển đổi cát thành đất, chẳng hạn như cải tạo đất, chuyển đất từ ​​nơi khác đến khu vực, hoặc thực sự phân hủy cát thành đất bằng các hợp chất hóa học.

Cồn Cát Tây: trồng cây chống xói mòn đất

Cồn Cát Tây, một bãi cát phía đông bắc đảo Drummond, minh họa một phương thức khác, ít gây chú ý hơn, cách Trung Quốc chiếm các đảo nhỏ ở Biển Đông bằng cách trồng cây.

Cồn Cát Tây chỉ rộng 0,24 km² và không có cơ sở hạ tầng nào ngoài tòa nhà trung tâm và máy bơm khử mặn.

Từ ngày 14 tháng 5 đến ngày 6 tháng 10, một mạng lưới cây cối đã mọc ở đây. Hòn đảo này đã trở nên xanh hơn đáng kể, và việc bố trí cây cối dưới dạng lưới cho thấy việc trồng cây là nhân tạo.

Trung Quốc đã thử nghiệm nhiều cách để làm cho các đảo nhỏ của mình trở nên bền bỉ hơn. Ngoài việc thiếu lương thực và nước ngọt, một số hòn đảo nhỏ này hầu như không nhô lên trên mực nước biển và được làm hoàn toàn bằng cát, khiến chúng dễ bị xâm thực bởi gió và sóng xói mòn hoặc các thảm họa thiên nhiên như bão.

Một trong những điều kiện mà đối tượng đất liền có thể được coi là đảo, tạo ra lãnh hải và quyền kinh tế của mình theo luật quốc tế là khả năng tự cung cấp lương thực. Điều này cũng giải thích mong muốn của Trung Quốc là trồng nhiều cây hơn trên những hòn đảo nhỏ như vậy.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала