Các địa phương chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

© Ảnh : Tường Vi - TTXVN Nhiều tuyến đường tại thành phố Huế bị ngập từ 0,3 - 1m.
 Nhiều tuyến đường tại thành phố Huế bị ngập từ 0,3 - 1m. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên khu vực miền Trung Philippines có khả năng mạnh lên thành bão hiện đang di chuyển rất nhanh vào Biển Đông.

Biển Đông lại đón áp thấp nhiệt đới có thể thành bão số 12

Nhằm chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và thời tiết nguy hiểm trên biển, ngày 8/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (PCTT) – Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) đã có công điện số 36/CĐ-TW gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau, Kiên Giang và các tỉnh Tây Nguyên; Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Y tế.

 Người dân dùng thuyền di chuyển tài sản đến cất ở nơi khô ráo. - Sputnik Việt Nam
Khả năng xuất hiện 2 cơn bão liên tiếp ở Biển Đông, miền Trung đối mặt mưa lũ lịch sử

Theo đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT – Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố; các Bộ, ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và vùng ảnh hưởng của không khí lạnh trên biển.

Các địa phương cần chủ động thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển, diễn biến của bão để thoát ra hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, nhất là tàu thuyền hoạt động trên biển cũng như neo đậu tại bến; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền, duy trì thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, kiểm tra, rà soát, có phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản, khách du lịch trên các đảo, ven biển, lao động trên lồng bè, các khu nuôi trồng thủy sản, các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn; sẵn sàng lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, các bến đò, khu vực đường bị ngập, đã, đang và có nguy cơ xảy ra sạt lở.

Lực lượng dân quân tự vệ và công an vận chuyển nước để lau dọn vệ sinh tại Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái (xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An). - Sputnik Việt Nam
Liên Hợp Quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam ứng phó với hậu quả mưa lũ lịch sử miền Trung

Lực lượng chức năng theo dõi, tổ chức vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du. Đối với các hồ đã đầy nước cần chủ động điều tiết để đón lũ, kiểm tra việc cung cấp thông tin cho chính quyền, người dân khu vực hạ du trước khi xả lũ theo quy định; tổ chức các đoàn kiểm tra, bố trí lực lượng thường trực tại các trọng điểm đê điều, hồ đập, công trình phòng, chống thiên tai ven biển, đặc biệt là các vị trí bị hư hỏng, do mưa lũ vừa qua để kịp thời phát hiện và xử lý khi có tình huống nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng vận hành công trình tiêu thoát nước khi có mưa lớn để bảo vệ sản xuất, đề phòng ngập úng khu vực đô thị; hướng dẫn triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản, nhất là các khu vực chăn nuôi tập trung.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, đêm 8/11 và rạng sáng 9/11, áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông và mạnh lên thành bão số 12 trong năm 2020. Nhiều khả năng, bão số 12 sẽ đi vào vùng biển các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận trong 2 ngày tới.

Quảng Nam tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân mất tích ở Trà Leng

Ngày 8/11, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho biết, vào sáng cùng ngày, công tác tìm kiếm 13 nạn nhân còn mất tích trong vụ sạt núi tại thôn 1 xã, Trà Leng tiếp tục triển khai sau 3 ngày tạm dừng để phòng, chống bão số 10.

Tuyến đường Quang Trung, thành phố Quảng Ngãi ngập nặng.  - Sputnik Việt Nam
Quảng Nam: Mưa lớn khiến nước sông dâng cao, hơn 10 ngôi nhà ở Trà Leng bị sạt lở

Theo đó, lực lượng tìm kiếm gồm: Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, Lữ đoàn công binh 270 (Quân khu 5), Công an và Ban chỉ huy quân sự huyện Nam Trà My và lực lượng xã Trà Leng. Các lực lượng sẽ chia làm 2 mũi tổ chức tìm kiếm trên sông Leng và lòng hồ thủy điện sông Tranh 2.

Trước đó, ngày 28/10, một vụ sạt lở núi tại thôn 1, xã Trà Leng đã vùi lấp hơn chục ngôi nhà cùng 55 người; 33 người may mắn thoát chết. Tính đến ngày 8/11, 9 thi thể được tìm thấy, 13 người vẫn còn mất tích, trong đó có Bí thư xã Trà Leng.

Ngày 5/10, công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích ở Trà Leng phải tạm dừng để phòng, chống bão số 10, đảm bảo an toàn cho các lực lượng cứu hộ, cứu nạn.

Được biết, do ảnh hưởng của bão số 10, huyện Nam Trà My xảy ra mưa lớn khiến 14 ngôi nhà và một trường tiểu học tại thôn 2 xã Trà Leng sạt lở và bị lũ cuốn trôi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала