Mưa «chất độc da cam» không chỉ ở Việt Nam

© AFP 2023 / Choi Jae-KuThủy quân lục chiến Mỹ trở lại căn cứ quân sự ở Okinawa.
Thủy quân lục chiến Mỹ trở lại căn cứ quân sự ở Okinawa. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuần trước, báo chí Nhật Bản công bố bằng chứng mới về việc sử dụng "chất màu da cam" ở Nhật Bản, nhà phân tích Piotr Tsvetov từ Sputnik viết trong bài báo của mình.

Lầu Năm Góc đầu độc Okinawa như thế nào?

Lần đầu tiên, thông tin cho biét trong chiến tranh Việt Nam, "chất độc màu da cam" đã được sử dụng trên đảo Okinawa xuất hiện trên báo chí Nhật Bản vào năm 2014. Nhà báo người Anh Jon Mitchel sau đó đã kể câu chuyện về một số quân nhân Mỹ từng phục vụ tại Căn cứ Không quân Kadena ở Okinawa, Sau đó, họ đổ bệnh và một số người chết sớm do dư thừa chất dioxin trong cơ thể, như các bác sĩ làm chứng. Có 250 người Mỹ như vậy mắc bệnh tại một căn cứ quân sự ở Okinawa. Các cựu quân nhân Hoa Kỳ nói năm 1968-1971. tại căn cứ Kadena, những thùng "chất màu da cam" được cất giữ trước khi chuyển sang Việt Nam. Đồng thời, các thử nghiệm về chất làm rụng lá cây này đã được thực hiện: thảm thực vật xung quanh gốc cây được tưới bằng chất này.

Chiến tranh Việt Nam năm 1966. Quân đội Mỹ sử dụng chất độc da cam  - Sputnik Việt Nam
Bây giờ, ai chịu trách nhiệm về việc sử dụng chất độc da cam tại Việt Nam?

Trong quá trình điều tra của báo chí, hóa ra người Mỹ triển khai tại căn cứ của họ ở Okinawa không chỉ có "chất da cam", mà còn một chất khai quang khác, được gọi là "chất màu hồng", trong đó nồng độ dioxin cao gấp 22 lần. Ngoài ra, có thông tin cho biết có thời điểm ở Okinawa, người Mỹ còn tàng trữ một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác - khí độc thần kinh.

Việc người Mỹ nhập khẩu các chất độc hại đến Okinawa đã làm tăng hàm lượng dioxin trong các vùng nước ven biển. Đúng vậy, ngày nay các thông tin chính thức Nhật Bản đã im lặng về việc này.

Nhà báo Jon Mitchel tìm thấy những nhân chứng mới cho những tội ác này của quân đội Mỹ và đăng hồi ký của họ trên các trang báo Japan Times.

Ai sẽ chịu trách nhiệm về bệnh tật và cái chết?

Tất cả những người Mỹ mà Jonh Mitchel phỏng vấn đều phàn nàn chính quyền Hoa Kỳ không coi họ là nạn nhân của việc sử dụng hóa chất trong chiến tranh và không muốn cho họ một khoản trợ cấp tương tự như những cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã tiếp xúc với chất da cam. Năm 2004, Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, Tướng Myers, chính thức tuyên bố không có bằng chứng tài liệu nào cho thấy chất khai quang đã từng có ở Okinawa. Đó là một lời nói dối được chứng minh bằng một bức ảnh lưu trữ đăng trên Japan Times, cho thấy cách các thùng sắt chứa "chất da cam" được cất giữ tại căn cứ Kadena.

Monsanto  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam yêu cầu Monsanto có trách nhiệm khắc phục hậu quả chất độc màu da cam

"Chất da cam" gieo rắc đau thương lớn nhất cho dân tộc Việt Nam. Trong những năm đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, người Mỹ đã thả 77 triệu lít "chất da cam" xuống một số tỉnh miền Nam Việt Nam. Khoảng 4 triệu người trở thành nạn nhân của chất độc. Mỹ cũng từ chối giúp đỡ họ. Đầu năm 2004, một số công dân Việt Nam đã đệ đơn kiện lên Tòa án Tối cao Hoa Kỳ chống lại các công ty làm chất khai quang của Mỹ, yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người Việt Nam do quân đội Hoa Kỳ sử dụng các chất này ở Việt Nam. Không có kết quả. Nước Mỹ giàu có không muốn thừa nhận tội ác và trả tiền bồi thường cho những nạn nhân trong cuộc phiêu lưu của họ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала