Việt Nam nêu quan điểm về Biển Đông, Trung Quốc nói “đối thoại” hòa bình

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trao đổi về tình hình Biển Đông tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quan điểm của Việt Nam về tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với nhận thức chung của ASEAN về nỗ lực, quyết tâm xây dựng Biển Đông thành khu vực hòa bình, an ninh và phát triển.

Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh Bắc Kinh cam kết với con đường đoàn kết và phát triển, đối với khác biệt và tranh chấp (ở Biển Đông) Trung Quốc kêu gọi giải quyết bất đồng thông qua “đối thoại” và “hiệp thương”.

Về phần mình, Nhật Bản cam kết sẽ cùng ASEAN chung sức tạo dựng một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, cởi mở. Trong khi đó, ASEAN và Hàn Quốc cam kết tiếp tục hợp tác liên kết khu vực nhằm nỗ lực ứng phó với các thách thức, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển.

Việt Nam góp vật tư y tế trị giá 5 triệu USD vào Kho dự phòng vật tư Y tế ASEAN

Ngay sau Lễ khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục chủ trì loạt hoạt động liên quan trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 với sự tham dự của Tổng thư ký ASEAN và lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phúc Trọng phát biểu chào mừng Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37. - Sputnik Việt Nam
Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Hòa bình ở Biển Đông, ký RCEP và xét mở lại lối đi chung

Trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến, các lãnh đạo ASEAN các lãnh đạo nhất trí thông qua đánh giá giữa kỳ triển khai Kế hoạch tổng thể Cộng đồng ASEAN 2025, ra tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025 và tiến hành rà soát Hiến chương ASEAN.

Đối với đại dịch do coronavirus, các nhà lãnh đạo thông qua Khung phục hồi tổng thể của ASEAN cùng Kế hoạch triển khai, Tuyên bố ASEAN về Khung Thỏa thuận Hành lang đi lại ASEAN, Khung chiến lược ASEAN về các tình huống y tế công cộng khẩn cấp.

Đặc biệt, các nước cũng chính thức công bố lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực và thúc đẩy vận hành Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19 để hỗ trợ hiệu quả các nhu cầu chống dịch của khu vực, nhất trí kế hoạch lập Trung tâm khu vực ASEAN về Ứng phó dịch bệnh và các tình huống y tế khẩn cấp như đợt dịch bệnh vừa qua.

Tại phiên họp toàn thể, lãnh đạo các nước cũng khẳng định yêu cầu tiên quyết về việc nội khối ASEAN phải đoàn kết, thống nhất, trung lập, giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN, nâng cao khả năng tự cường, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đa dạng hóa quan hệ hợp tác, đối ngoại với các đối tác ngoài khu vực.

Phát biểu trên cương vị Thủ tướng quốc gia chủ nhà – nước Chủ tịch ASEAN 2020, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cần có cách tiếp cận tổng thể, đồng bộ về kiểm soát đại dịch Covid-19 với sự tham gia của “cả Cộng đồng” các quốc gia Đông Nam Á, bảo vệ cuộc sống người dân và thúc đẩy phục hồi toàn diện.

Đáng chú ý, nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố Việt Nam sẽ đóng góp 100.000 USD vào Quỹ Ứng phó Covid-19 và cam kết đóng góp thiết bị vật tư y tế vào Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực với giá trị 5 triệu USD. Đây là động thái rất đáng khích lệ.

Quan điểm của Việt Nam về Biển Đông: Mọi quốc gia cần thượng tôn pháp luật

Tại phiên họp, lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á cũng nhất trí tạo dựng môi trường thuận lợi cho các nỗ lực đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin, trong đó đảm bảo đàm phán COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam chủ trì Họp báo.  - Sputnik Việt Nam
Ngoài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 còn có gì đặc biệt?

Về các biện pháp duy trì và củng cố hòa bình, ổn định trong khu vực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các quốc gia ASEAN cần phát huy vai trò trung tâm về đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin ở khu vực, tiếp tục nỗ lực định hình một cấu trúc khu vực rộng mở, minh bạch, dựa trên luật lệ, đẩy mạnh hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử và đề cao thượng tôn pháp luật.

Thủ tướng Việt Nam thậm chí còn nhắc lại tài liệu quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP) và Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN dịp 53 năm ASEAN, xác định đây là những cơ sở hữu ích để ASEAN thúc đẩy khu vực Đông Nam Á hoà bình, an ninh, trung lập và ổn định, và tăng cường các giá trị hướng tới hoà bình trong khu vực phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trao đổi với Tổng Thư ký ASEAN và đại diện lãnh đạo các nước về tình hình Biển Đông, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tái khẳng định quan điểm, lập trường của Việt Nam phù hợp với nhận thức chung của ASEAN.

ASEAN - Sputnik Việt Nam
RCEP sắp được ký, Việt Nam và ASEAN lợi nhiều

Theo đó, Việt Nam cùng các quốc gia trong khu vực nỗ lực, quyết tâm xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và phát triển.

“Mọi quốc gia cần thượng tôn pháp luật, coi UNCLOS 1982 là khuôn khổ cho mọi hoạt động trên biển, tự do hàng hải, hàng không, đẩy mạnh xây dựng lòng tin, kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, không quân sự hóa, giải quyết hòa bình các tranh chấp, khác biệt trên cơ sở luật pháp quốc tế”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Theo nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, việc các bên thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 có ý nghĩa “vô cùng quan trọng”.

Khép lại Hội nghị, các lãnh đạo đã thông qua một số văn kiện quan trọng là đề xuất của nước Chủ tịch Việt Nam và được các nước ASEAN và các Đối tác ủng hộ như Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, Tuyên bố Hà Nội về Tăng cường công tác xã hội hướng đến một Cộng đồng ASEAN “gắn kết và chủ động thích ứng”.

Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi “đối thoại” hòa bình, hiệp thương

Cũng trong chiều nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì các Hội nghị Cấp cao ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ và Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo nữ ASEAN.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu khai mạc Hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Chánh án các nước ASEAN lần thứ 8

Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 23 mở đầu chuỗi hội nghị cấp cao ASEAN với các đối tác lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia khai mạc chiều 12/11.

Phát biểu khai mạc sự kiện, Thủ tướng Việt Nam cho hay, Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 23 có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm xác định phương hướng hợp tác trong thời gian tới, cùng nhau vượt qua thách thức, đẩy lùi nguy cơ dịch bệnh, khôi phục và phát triển trong thời gian tới.

Về phần mình, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chia sẻ, trong thời gian qua, bất chấp tình hình khó khăn chung, Trung Quốc và ASEAN vẫn hợp tác cùng nhau để chống lại đại dịch Covid-19.

© Ảnh : Thống Nhất - TTXVNHội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 23 tại điểm cầu Hà Nội.
Việt Nam nêu quan điểm về Biển Đông, Trung Quốc nói “đối thoại” hòa bình - Sputnik Việt Nam
Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 23 tại điểm cầu Hà Nội.

Đánh giá cao nỗ lực chung này, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhận định, Trung Quốc và ASEAN đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt, trở thành những nước đầu tiên trên thế giới có thể nhanh chóng tái khởi động nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái và suy giảm thương mại toàn cầu.

Lãnh đạo Chính phủ Trung Quốc thông tin cho biết, trong bối cảnh đó, thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN vẫn tăng. ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Theo thống kê của các bên liên quan từ đầu năm đến nay, đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Tất cả thông tin trên cho thấy Trung Quốc và ASEAN cùng chia sẻ những lợi ích chung to lớn và sự hợp tác của chúng ta trong những năm qua đã tạo nền tảng để chúng ta có thể tăng cường hợp tác trong tương lai”, Thủ tướng Trung Quốc nói.

Về định hướng trong thời gian tới, Thủ tướng Lý Khắc Cường cam kết, Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với các nước ASEAN để đề cao hoà bình và ổn định trong khu vực.

“Thông qua đối thoại và hiệp thương, chúng ta sẽ tiếp tục hợp tác để giải quyết các khác biệt và tranh chấp giữa các nước. Chúng ta phải thừa nhận rằng, các vấn đề đó không phải là toàn bộ bức tranh quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc”, ông Lý Khắc Cường nhấn mạnh.

Đại diện Chính quyền Bắc Kinh nêu rõ, ASEAN và Trung Quốc đã cam kết với con đường hợp tác hai bên cùng thắng.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia ASEAN 2020 Nguyễn Quốc Dũng phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Biển Đông: Việt Nam bàn vấn đề đối xử nhân đạo với ngư dân cùng Trung Quốc và ASEAN

Theo Thủ tướng Lý Khắc Cường, hợp tác cùng phát triển ở khu vực Đông Á sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu và là hợp tác “không thể thiếu” trong bối cảnh hiện nay.

“Chúng tôi cam kết với con đường đoàn kết và phát triển. Tại thời điểm khó khăn này, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, thiên tai và Covid-19 là hết sức trầm trọng. Chúng ta luôn sát cánh với nhau, trợ giúp nhau và chúng ta sẽ tiếp tục như vậy”, nhà lãnh đạo Trung Quốc bày tỏ.
“Tôi trông đợi sẽ thảo luận hết sức thực chất với các nước ASEAN và đưa ra con đường hợp tác tương lai”, Thủ tướng Lý Khắc Cường nêu rõ.
Nhật Bản ủng hộ tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đưa ra thông điệp ủng hộ ASEAN, tầm nhìn về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản, tổ chức chiều 12/11 tại Hà Nội.

Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam giơ tay thực hiện nghi thức chụp ảnh chung. - Sputnik Việt Nam
Quân đội ASEAN tìm kiếm đối thoại và hợp tác, an toàn Biển Đông

Theo đó, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biết, ông rất lấy làm vinh dự khi lần đầu tiên tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản.

“Tháng trước, tôi đã tới thăm Việt Nam và Indonesia trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi trở thành Thủ tướng Nhật Bản. Tôi rất cảm kích trước sự đón tiếp nồng nhiệt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Indonesia Joko Widodo”, nhà lãnh đạo Nhật Bản bày tỏ.
“Trong các chuyến thăm, tôi đã có bài phát biểu gửi đến người dân ASEAN, trong đó, tôi nhấn mạnh rằng, Nhật Bản, với tư cách là người bạn tốt của ASEAN, sẽ luôn kề vai sát cánh với ASEAN để tạo dựng một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, cởi mở”, Thủ tướng Suga Yoshihide phát biểu tại Hội nghị.

Theo ông Suga, được ASEAN thông qua hồi năm 2019, Tầm nhìn ASEAN đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là tiếng nói mạnh mẽ của khu vực trong việc thúc đẩy việc thượng tôn pháp luật, cởi mở, minh bạch và toàn diện.

Tầm nhìn này đã trở thành nguyên tắc hành động của ASEAN và Nhật Bản cam kết sẽ ủng hộ mạnh mẽ Tầm nhìn này. Thủ tướng Nhật Bản mong muốn tiếp tục có chuyến  thăm đến các quốc gia thành viên ASEAN, gặp gỡ lãnh đạo của từng quốc gia để có thể thảo luận về những vấn đề còn vướng mắc.

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 23.
Việt Nam nêu quan điểm về Biển Đông, Trung Quốc nói “đối thoại” hòa bình - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 23.

Người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản cho rằng, dịch bệnh Covid-19 là điều chưa từng có tiền lệ trước đây. Nhật Bản và ASEAN đều mong muốn cùng nhau vượt qua cơn khủng hoảng này với tư cách là những người bạn lâu đời và những đối tác bình đẳng.

“Ngày hôm nay đánh dấu việc thành lập Trung tâm phòng chống bệnh truyền nhiễm ASEAN. Nhật Bản cam kết sẽ làm hết sức mình để hỗ trợ việc phát triển trung tâm nhằm bảo vệ cho người dân ASEAN trước các bệnh truyền nhiễm”, Thủ tướng Suga nhấn mạnh.

Về phần mình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Nhật Bản luôn là đối tác tin cậy của ASEAN, có nhiều đóng góp tích cực cho đối thoại hợp tác vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực.

“Việt Nam vinh dự đảm nhận vai trò điều phối Hội nghị ASEAN-Nhật Bản, chúng tôi khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Nhật Bản và các nước ASEAN khác để mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện giữa hai bên”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị.

Theo ông, trước những thách thức mà ASEAN và Nhật Bản đang phải đối mặt, đặc biệt là đại dịch Covid-19 ở thời điểm hiện tại, các quốc gia càng ý thức rõ hơn nhu cầu cấp thiết cần gia tăng hợp tác, đẩy mạnh ứng phó chung.

Hai phía đã có sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ bằng các biện pháp nhằm ngăn chặn lây lan, khắc phục hậu quả của dịch bệnh. ASEAN và Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì, thúc đẩy đà hợp tác tích cực kế hoạch 2018-2022 về thực hiện Tuyên bố tầm nhìn quan hệ hữu nghị hợp tác ASEAN-Nhật Bản, tiếp tục đạt kết quả tích cực, đóng góp 95% các dòng hành động đã và đang được triển khai tốt.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đồng chủ trì Hội nghị. - Sputnik Việt Nam
ASEAN, Trung, Nhật, Hàn cùng bàn cách vực dậy nền kinh tế hậu Covid-19

Trước đó, vào năm 2019, hai bên đã tổ chức thành công Ngày ASEAN-Nhật Bản. Sự kiện có nhiều hoạt động có ý nghĩa như nhịp đập ASEAN-Nhật Bản vì sự thịnh vượng, Đại nhạc hội ASEAN-Nhật Bản…

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đây là những nền tảng tích cực cần tiếp tục phát huy nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác từ trái tim đến trái tim. Cũng trong dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời cám ơn Nhật Bản vì những nỗ lực hỗ trợ, giúp đỡ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, trong công tác phòng chống Covid-19 và khắc phục hậu quả thiên tai lũ lụt vừa qua.

Trong khuôn khổ Hội nghị lần này, ASEAN và Nhật Bản sẽ thảo luận để đưa ra phương hướng quan trọng nhằm mục tiêu thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai phía phát triển thực chất, đóng góp vào những nỗ lực chung của khu vực, mỗi quốc gia, từ đó cùng nhau vượt qua khó khăn, phục hồi toàn diện, duy trì ổn định bền vững của khu vực cũng như toàn cầu.

ASEAN hoan nghênh Hàn Quốc triển khai chính sách hướng Nam

Cùng với các cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, chiều nay, Thủ tướng Việt Nam chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN – Hàn Quốc lần thứ 21.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 27 - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 27

Nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam khẳng định, dựa trên những kết quả tốt đẹp của Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN - Hàn Quốc tháng 12/2019 tại Busan, Hàn Quốc, trong năm qua, ASEAN ghi nhận nỗ lực của hai bên trong duy trì và thúc đẩy hợp tác, ứng phó hiệu quả với các thách thức nổi lên, trong đó việc khắc phục những hậu quả nặng nề của đại dịch Covid-19.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao khả năng kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 của Hàn Quốc đồng thời mong Seoul và ASEAN cùng chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong đấu tranh với dịch bệnh rất có ý nghĩa.

Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh, điều này đặc biệt có ý nghĩa. Qua đó, giúp nâng cao khả năng ứng phó của mỗi nước và cả khu vực trước các tình huống y tế khẩn cấp, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống người dân trong toàn khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Biển Đông vẫn là thách thức, các nước ASEAN phải đoàn kết và tin cậy nhau

Tại Hội nghị chiều nay, ASEAN cũng bày tỏ hoan nghênh Hàn Quốc triển khai hiệu quả chính sách hướng Nam mới tăng cường quan hệ với Đông Nam Á và ASEAN trên nền tảng “hòa bình, thịnh vượng và chú trọng con người”.

Thông qua Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng các đại biểu cùng thảo luận và chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề cùng quan tâm, đạt kết quả thiết thực, góp phần mở rộng và nâng tầm quan hệ Đối tác ASEAN-Hàn Quốc đem lại lợi ích thiết thực cho lợi ích song phương cũng như hòa bình, ổn định và sự phát triển ở khu vực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала