Điều gì ngăn cản Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất thiết bị công nghệ của thế giới?

© Ảnh : TTXVN/Phan Minh HưngCông nhân hoàn thiện linh kiện giảm chấn băng cao su kỹ thuật cao tại nhà máy của Công ty TNHH Tương Lai
Công nhân hoàn thiện linh kiện giảm chấn băng cao su kỹ thuật cao tại nhà máy của Công ty TNHH Tương Lai - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình phân công lao động quốc tế. Do hậu quả của các yếu tố như cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch và chi phí sản xuất tăng cao, các nhà sản xuất hàng hóa toàn cầu đang chuyển nhà máy của họ ra khỏi Trung Quốc sang Việt Nam, Nikkei Asia Review viết.

Quá trình này đã giúp thúc đẩy lĩnh vực sản xuất của Việt Nam, vào tháng 2 năm 2020 đạt mức tăng trưởng 21% của năm, khi bắt đầu cách ly vì đại dịch.

Việt Nam là trung tâm sản xuất công nghệ cao

Nhờ việc di dời các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất điện thoại thông minh, máy tính, thiết bị viễn thông, Việt Nam hy vọng sẽ trở thành một trung tâm lớn về sản xuất công nghệ cao. Hiện tại, chỉ riêng Samsung đã cung cấp 1/4 hàng xuất khẩu của Việt Nam, còn Intel đã chọn quốc gia này để đặt nhà máy lắp ráp chip lớn nhất thế giới. Với các khoản đầu tư trong năm nay từ các công ty như tập đoàn điện tử khổng lồ LG của Hàn Quốc và nhà sản xuất băng dính Tesa của Đức, Việt Nam đang trên đà trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới vào năm 2020. 

© Ảnh : Thống Nhất - TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) Lee Jae Young
Điều gì ngăn cản Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất thiết bị công nghệ của thế giới? - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) Lee Jae Young

Thiếu đất và nhân lực

Nhưng quá trình di dời sản xuất đã nảy sinh một số vấn đề. Đặc biệt, đây là việc thiếu quỹ đất đặt địa điểm doanh nghiệp và lao động có trình độ. Trong hai năm qua, tỷ lệ lấp đầy ở hầu hết các khu công nghiệp đều tăng mạnh. Hiện nay tỷ lệ này trung bình trong cả nước là 74%, tại các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, giáp trung tâm thương mại của cả nước — thành phố Hồ Chí Minh - đạt 99% và 94%.

Hầu hết các khoản đầu tư mới, chẳng hạn như tai nghe cho Apple và màn hình LCD cho Sharp, đều nằm trong lĩnh vực công nghệ. Theo số liệu của Navigos Group, công ty sở hữu trang web việc làm lớn nhất tại Việt Nam, 71% các công ty công nghệ coi việc thiếu hụt nhân tài IT là vấn đề lớn nhất của họ. Điều này vượt xa những công ty khác, bao gồm cả chi phí trả lương và pháp lý. Các nhà tuyển dụng cũng cho biết những khó khăn trong việc tuyển dụng quản lý cấp trung trong các ngành khác nhau. 

Một vấn đề khác là việc thiếu các nhà cung cấp địa phương, khiến Trung Quốc trở thành nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, trung bình Việt Nam tăng thêm 55% giá trị của một sản phẩm trước khi xuất khẩu, là chỉ số thấp nhất trong số tám nước châu Á. 

Khu công nghiệp Long Hậu 1, huyện Cần Giuộc đã được lấp đầy - Sputnik Việt Nam
Các nhà đầu tư Mỹ sẽ đổ xô đến Việt Nam?

Nhưng tất cả những vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết được. Trong bản báo cáo năm 2019, VinaCapital tính toán rằng Việt Nam có đủ đất công nghiệp để các công ty nước ngoài đầu tư gấp đôi. Trong vài năm tới, cả nước sẽ có ít nhất 17 khu công nghiệp mới mở. Báo cáo cho biết ngành sản xuất chiếm 20% thị phần của nền kinh tế Việt Nam, trong khi “những con hổ” châu Á, con số này cao gấp rưỡi và gần bằng 1/3 toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam còn rất nhiều khả năng để phát triển.

Các vấn đề có thể giải quyết

Vladimir Mazyrin, chuyên gia hàng đầu của Nga về nền kinh tế Việt Nam, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông thuộc VHL KH Nga cho rằng trước tình trạng mực nước biển dâng cao và nguy cơ ngập lụt các vùng đất ven biển, cần phải nghĩ đến việc đặt các khu công nghiệp cách xa biển, ví dụ như trên cao nguyên Tây Nguyên. 

5G - Sputnik Việt Nam
Việt Nam quyết lọt Top thế giới về làm chủ công nghệ 5G

“Đối với tình trạng thiếu nhân lực có trình độ, thì ở đây vai trò quan trọng là do cải cách giáo dục mà Việt Nam đang thực hiện để đáp ứng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, và mong muốn của thanh niên Việt Nam được học ở Mỹ, Úc, Nhật Bản và châu Âu. Tuy nhiên, ở đây khả năng cao là sau khi tốt nghiệp đại học phương Tây, không phải tất cả các chuyên gia trẻ đều trở về tổ quốc để phát triển kinh tế của quê hương mình. Hàng năm, ngày càng có nhiều chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam, họ cũng có thể góp phần đào tạo người Việt Nam làm việc trong các ngành công nghệ cao. Cái chính là tinh thần ham học hỏi và giải quyết vấn đề. Mà ước vọng này của công dân CHXHCNVN là rất lớn".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала