Việt Nam đề xuất lắp camera bảo vệ biên giới

© Fotolia / F.SchmidtCamera trên tường
Camera trên tường - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lực lượng Bộ đội Biên phòng đề nghị Chính phủ xem xét đầu tư lắp đặt hệ thống camera theo dõi, bảo vệ biên giới nhằm tăng cường giám sát, quản lý cả tuyến phía Bắc và phía Nam đất nước.

Trong khi đó, các nhà chức trách Việt Nam đang tăng cường quản lý xuất nhập cảnh, nhất là phát hiện các vụ nhập cảnh trái phép và xử lý nghiêm trong bối cảnh ca bệnh Covid-19 xâm nhập ngày càng tăng nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm coronavirus trong cộng đồng.

Tăng ca bệnh xâm nhập, Việt Nam cảnh giác

Thời gian gần đây, Việt Nam liên tục ghi nhận ca mắc mới Covid-19 là người nhập cảnh, thậm chí có những chuyến bay đến hàng mấy chục ca bệnh. Tính đến ngày 13/11, tổng số ca mắc Covid-19 trên của Việt Nam là 1.252 ca và vẫn có thể tiếp tục tăng nhanh nếu tiếp tục xuất hiện ca bệnh xâm nhập.

 Người dân đeo khẩu trang đi xe máy ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Thế giới vượt 50 triệu ca nhiễm Covid-19, Việt Nam thêm một ngày không có ca mắc mới

Trong bối cảnh đó, các lực lượng biên phòng vẫn thường xuyên phát hiện người nhập cảnh lậu, đồng thời còn có tình trạng người bên ngoài tiếp xúc với người trong khu cách ly, thậm chí là mua hàng, đổi tiền giúp, do đó làm tăng nguy cơ lây lan Covid-19 ra cộng đồng.

Cách đây hơn một tuần, thủ đô Hà Nội của Việt Nam đã phải thực hiện báo động đỏ, thành lập ngay 5 đoàn kiểm tra, sau khi có thông tin 2 nhân viên khách sạn ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội có tiếp xúc gần với bệnh nhân trong khu cách ly. Những việc làm tưởng chừng rất vô hại lại cho thấy khả năng lây lan dịch bệnh từ khu cách ly.

Trước đó, như đã đưa tin, các ngành chức năng của Việt Nam cũng ghi nhận tình trạng người bên ngoài vào tận khu cách ly để bán hàng, tiếp xúc gần với người đang bị cách ly. Tối 10/11, tổ công tác phòng chống dịch Covid-19 tại tỉnh An Giang phát hiện 8 người xuất nhập cảnh trái phép tại biên giới với Campuchia.

Trong giai đoạn từ tháng 7 đến nay, đã có những vụ nhập cảnh trái phép rồi đi máy bay vào tận TP.HCM hay đi xe khách đến nhiều địa phương bị phát hiện. Có thể nói, chỉ cần sơ sảy một chút thì kịch bản “Đà Nẵng mới” hoàn toàn có thể xảy ra.

Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Đặng Quang Tấn, số lượng ca mắc mới trên thế giới đang tăng rất nhanh thời gian qua, hiện đã vượt 53 triệu ca. Nhiều nước tưởng đã ổn nhưng chỉ vừa nới giãn cách, dịch lại xuất hiện.

Trong khi đó, tại Việt Nam, tất cả những ca nhiễm mới đều là công dân Việt Nam về nước bằng các chuyến bay giải cứu và các chuyên gia đến làm việc.

Bắt buộc phải đeo khẩu trang

Trong cuộc họp gần đây tại Hà Nội, ông Ngô Văn Quý - Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành, quận huyện bố trí lực lượng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người không đeo khẩu trang tại 5 khu vực gồm: bệnh viện, bến xe, phương tiện công cộng, trung tâm thương mại, chợ, kiên quyết thực hiện phương châm “không đeo khẩu trang không cho vào”.

Các biện pháp bảo mật chống coronavirus ở Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Nam thanh niên nhập cảnh từ Angola mắc Covid-19

UBND TP. Hà Nội cũng mở rộng các khu vực bắt buộc đeo khẩu trang: trên phương tiện giao thông công cộng, công viên, vườn hoa, phố đi bộ, quảng trường, nhà ga, bến tàu, bến xe, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, các sự kiện văn hóa thể thao tại nơi công cộng, sân vận động...

Cố vấn cao cấp Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh Covid-19 Trần Đắc Phu khẳng định, quan trọng nhất là phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch, theo khuyến cáo "5K" (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) của Bộ Y tế.

Việt Nam vẫn đóng cửa biên giới Tây Nam với Campuchia?

Hiện khu vực biên giới Tây Nam tiếp giáp Campuchia vẫn đóng để phòng chống dịch Covid-19. Việc trao đổi hàng hóa qua lại được thực hiện dưới sự giám sát nghiêm của lực lượng kiểm dịch y tế và phải đảm bảo phương án phòng dịch.

Nghiên cứu viên trong phòng thí nghiệm của Viện Dịch tễ Quốc gia ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Vaccine Covid-19 lần đầu tiên thử trên người: Việt Nam đua song song với thế giới

Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước cho biết vừa có công văn gửi bộ đội biên phòng, các sở, ngành và địa phương về việc tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại Campuchia.

Tại khu vực cửa khẩu quốc gia Giang Thành, lượng người qua lại biên giới khá ít ỏi. Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên cũng trong tình trạng tượng tự khi lượng người và phương tiện, xe vận tải qua lại thưa thớt.

Trước khi nhập cảnh vào nội địa, toàn bộ người và hàng hóa đều phải qua kiểm tra thân nhiệt, kiểm dịch theo đúng quy định.

Bộ đội Biên phòng đề xuất lắp camera bảo vệ biên giới

Lực lượng Bộ đội Biên phòng vừa đề xuất với Chính phủ về việc đầu tư hệ thống camera giám sát để tăng cường quản lý biên giới.

Vaccine - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người: Ai được tiêm?

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng chống Covid-19 của Bộ Quốc phòng chiều 12/11, Thiếu tướng Lê Văn Phúc - Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, việc lắp đặt camera sẽ góp phần giúp lực lượng Biên phòng kiểm soát chặt chẽ toàn tuyến biên giới, cả phía Bắc và phía Nam.

Tướng Phúc cho hay, trong giai đoạn "bình thường mới", Bộ đội Biên phòng vẫn duy trì 1.606 tổ chốt với hơn 7.000 cán bộ, chiến sĩ thường xuyên tuần tra, kiểm soát biên giới, đường mòn lối mở. Mặc dù vậy, tình trạng xuất nhập cảnh trái phép vẫn liên tục diễn ra.

Chỉ tính riêng từ ngày 1/10 đến nay, Bộ đội Biên phòng đã phát hiện khoảng 3.700 người xuất nhập cảnh trái phép, đa phần là người Việt Nam đi lao động, bị Trung Quốc đẩy về (gần 3.300 người). Cơ quan chức năng đã khởi tố nhiều đường dây tổ chức đưa đón người xuất nhập cảnh trái phép qua mạng xã hội.

“Tháng vừa rồi chúng tôi khởi tố trên 17 vụ với 32 người trong đường dây tổ chức. Những người nhập cảnh trái phép bằng đường dây này bị xử lý hành chính và cho đi cách ly”, VnExpress dẫn lời Tướng Phúc cho biết.

Bên cạnh đề xuất lắp camera, ông Phúc cũng đề nghị Bộ Lao động Thương binh Xã hội và các địa phương chăm lo giải quyết việc làm cho người dân, tránh để họ đến biên giới gia nhập vào các đường dây đưa đi làm thuê. Thực tế có người Việt qua Trung Quốc làm thuê, người Trung Quốc cũng qua Việt Nam rồi sang nước thứ 3 để tìm việc.

“Dù xử lý rất quyết liệt nhưng có ngày hàng trăm người bị bắt”, ông Phúc nói.

Người đi xe đạp đeo khẩu trang y tế ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Thêm một ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới
Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, gần đây, lực lượng kỹ sư, công nhân lành nghề, nhà đầu tư được nhập cảnh qua biên giới khá đông. Chỉ tính riêng các chuyên gia sang Việt Nam làm việc đã có hơn 29.600 người nhập cảnh. Từ 1/10 đến nay, có 6.456 người thuộc diện này.

Sau khi trải qua quá trình kiểm tra chặt chẽ tại cửa khẩu, những người trên được đưa đến khu vực cách ly do doanh nghiệp đề nghị với UBND tỉnh; địa phương quản lý cách ly. Tướng Phúc đề nghị cơ quan chức năng phải kiểm soát chặt số chuyên gia, vì đây là những người nguy cơ cao.

“Trên 400 cán bộ, chiến sĩ Biên phòng thường xuyên tham gia quản lý cách ly ở địa phương. Chúng tôi cũng chuẩn bị tốt cơ sở cách ly tại khu vực của khẩu, duy trì tốt việc kiểm soát”, ông nói, đồng thời cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu vẫn diễn ra bình thường.

Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Thượng tướng Trần Đơn đã yêu cầu Cục Tài chính ứng ngay 68 tỷ đồng cấp cho Biên phòng để kiên cố hóa 250 tổ chốt, dựng nhà kiên cố, chốt lắp ghép, bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, chiến sĩ bám biên.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNThượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Bộ Quốc phòng chủ trì cuộc họp.
Việt Nam đề xuất lắp camera bảo vệ biên giới - Sputnik Việt Nam
Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Bộ Quốc phòng chủ trì cuộc họp.

Thượng tướng Trần Đơn lưu ý, trong tình hình bão lũ, sạt lở, các đơn vị không để cán bộ, chiến sĩ nằm ở chân núi, chân đồi, khu vực lũ ống, lũ quét đi qua.

“Khi tai nghe thấy âm thanh sạt lở thì chân không thể chạy kịp nữa”, tướng Trần Đơn bày tỏ.

Về vấn đề này, Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam nhấn mạnh, thời gian qua, lực lượng Quân đội đã làm tốt nhiệm vụ của “đội quân công tác” và nhiệm vụ ứng phó với thiên tai tiếp tục được xác định là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала