Thừa Thiên – Huế cấm người dân ra đường, di dời hơn 19.000 hộ dân

© Ảnh : Đỗ Trưởng - TTXVNCắt tỉa cây xanh trong khu vực Đại Nội (Khu di tích Cố đô Huế)
Cắt tỉa cây xanh trong khu vực Đại Nội (Khu di tích Cố đô Huế) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trước những diễn biến phức tạp của bão số 13 (tên quốc tế là Vamco), tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đổi thời gian cấm người dân ra đường từ 12 giờ ngày 14/11, khẩn trương di dời hơn 19.000 hộ dân đến nơi an toàn.

Bão số 13 di chuyển nhanh hơn dự kiến, Thủ tướng ra công điện khẩn

Theo Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế, sáng 14/11, bão số 13 đã mạnh lên cấp 13-14, giật cấp 17 và di chuyển nhanh hơn dự kiến.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo. - Sputnik Việt Nam
Bão số 13 Vamco nguy hiểm, nhiều tỉnh miền Trung Việt Nam phải sơ tán dân

Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu triển khai ngay việc tổ chức sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở vùng núi, vùng gò đồi, vùng ven sông suối, ven biển, các vùng thấp trũng, ngập úng, nhà không kiên cố.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu người dân không ra khỏi nhà bắt đầu từ 12 giờ ngày 14/11 cho đến khi có thông báo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Tỉnh Thừa Thiên – Huế trước đó dự kiến cấm người dân ra khỏi nhà từ 18 giờ ngày 14/11 nhưng do bão số 13 di chuyển nhanh và mạnh lên nên thời gian này được thay đổi như trên.

Theo kế hoạch, các địa phương trong tỉnh đang hoàn tất việc di dời tập trung và tại chỗ 19.671 hộ dân, với 65.890 khẩu đến nơi an toàn. Cùng ngày, học sinh trên địa bàn tỉnh cũng được thông báo nghỉ học.

Đến nay, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức bắn pháo hiệu, kêu gọi 2.062 tàu thuyền với 11.350 lao động đã vào bờ, phối hợp với các đơn vị, địa phương ven biển hướng dẫn tàu thuyền tránh trú, neo đậu tại bến. Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã chỉ đạo Cảnh sát Giao thông đường thủy hướng dẫn, neo đậu an toàn các tàu, thuyền trên sông, đầm phá.

Bên cạnh đó, các địa phương trong tỉnh đang rà soát việc neo đậu tàu thuyền tại các cảng cá, âu thuyền, bến neo đậu, các lồng bè nuôi trồng thủy sản; tuyệt đối không để người ở lại trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, trên tàu thuyền, các lán trại công trình đang xây dựng.

Cũng trong ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện khẩn gửi UBND các tỉnh từ Nghệ An tới Quảng Ngãi và các Bộ, ngành về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 13.

Lực lượng vệ sinh môi trường đô thị Nha Trang tiến hành dọn dẹp đường phố sau bão.  - Sputnik Việt Nam
Bão Vamco hướng thẳng vào miền Trung, bão số 12 gây nhiều thiệt hại

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát tất cả các tàu thuyền còn hoạt động trên biển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, về nơi tránh trú an toàn; kiểm soát chặt việc cấm biển. Bên cạnh, đó khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; triển khai bảo vệ công trình đê điều, hồ đập, công trình hạ tầng quan trọng.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu tổ chức vận hành an toàn các hồ chưa thủy lợi, thủy điện, không để xảy ra các sự cố gây thiệt hại tính mạng, tài sản của nhân dân.

Thủy điện Thượng Nhật tích nước trái phép trước bão số 13

Sáng 14/11, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, tỉnh đã triển khai biện pháp cưỡng chế Thủy điện Thượng Nhật phải mở 5 cửa van để ứng phó với bão số 13, sau khi tự ý tích nước khi chưa được cấp phép. Hiện nay, đơn vị quản lý Thủy điện Thượng Nhật đã chấp hành lệnh mở hoàn toàn các cửa van. Chính quyền địa phương xã Thượng Nhật và huyện Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) sẽ trực tiếp giám sát việc mở các cửa van này.

Trước đó, trong các văn bản chỉ đạo ứng phó với mưa bão, tỉnh Thừa Thiên – Huế đều yêu cầu những công trình thủy điện đang thi công dở dang, công trình chưa được phép tích nước, các công trình không đảm bảo điều kiện vận hành an toàn không được phát điện, duy trì cửa van ở trạng thái mở hoàn toàn, xả nước để phòng lũ. Cũng theo công điện này, Thượng Nhật là vùng có nguy cơ sạt lở đất rất cao.

Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam
Phòng, chống bão số 13: Tạm dừng khai thác 5 sân bay miền Trung

Tuy nhiên, vào sáng 13/11, qua kiểm tra, Công an xã Thượng Nhật phát hiện chủ đầu tư thủy điện này không chấp hành nghiêm việc duy trì 5 cửa van ở trạng thái mở hoàn toàn để đón lũ liên quan ứng phó cơn bão số 13. Mực nước hồ tích ở cao trình 115m. Tỉnh cương quyết xử lý các chủ đập không thực hiện đúng pháp luật về phòng, chống thiên tai.

Công trình Nhà máy Thủy điện Thượng Nhật do Công ty Cổ phần đầu tư Thủy điện miền Trung Việt Nam làm chủ đầu tư, có công suất 11MW, hiện chưa được các cơ quan chức năng cấp phép để tích nước. Tuy nhiên, đơn vị quản lý công trình này nhiều lần vi phạm quy định, tự ý tích nước hồ.

Cuối tháng 10/2020, Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng đã có văn bản gửi Tổng công ty Điện lực miền Trung đề nghị không mua điện đối với Nhà máy Thủy điện Thượng Nhật, cho đến khi được các cơ quan chức năng cho phép tích nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала