RCEP: Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ trở nên năng động nhất trên thế giới?

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
RCEP sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế của ASEAN, tạo nên một sự cân bằng mới trong khu vực, tránh cho ASEAN khỏi bị lôi vào vòng xoáy cạnh tranh địa chiến lược giữa “Chủ thuyết liên vùng Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương” của Mỹ và Chủ thuyết “Vành đai-Con đường” của Trung Quốc.

Sáng nay 15/11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) - FTA có quy mô lớn nhất thế giới đã được được ký kết. RCEP là một hiệp định thương mại đa phương bao gồm 15 quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 đối tác, bao gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Hiệp định thương mại tự do được mệnh danh là“siêu khu vực” này có ý nghĩa như thế nào đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Tác động của RCEP tới khu vực này, tới Việt Nam sẽ như thế nào? Phóng viên Sputnik đã tìm hiểu về vấn đề này?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và các nước tham dự lễ ký - Sputnik Việt Nam
ASEAN 2020: Ký kết hiệp định thương mại tự do quy mô lớn nhất thế giới

RCEP ra đời như thế nào?

RCEP là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (tiếng Anh: Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do. Đó là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Trước đây, RCEP được kỳ vọng sẽ hoàn tất việc ký kết trước năm 2015, hướng tới mục tiêu hình thành Hiệp định Thương mại Tự do Đông Á (EAFTA) và khởi đầu cho Đối tác Kinh tế Toàn diện Đông Á (CEPEA).

“Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng, RCEP là một thỏa thuận do Trung Quốc dẫn dắt, nhưng thực tế đây là sáng kiến của ASEAN, do chính ASEAN dẫn dắt. Hiệp định được xây dựng trên nền tảng của 6 FTA ASEAN+1 và đảm bảo vị trí của ASEAN là trung tâm của các thể chế kinh tế khu vực”, - Tiến sĩ kinh tế Lê Hòa nói với Sputnik.

Buổi thỏa luận đầu tiên diễn ra tại hội nghị cấp cao ASEAN 2011 tại Indonesia, tiến trình đàm phán RCEP chính thức bắt đầu tại hội nghị cấp cao ASEAN 2012 tại Campuchia. Tuy nhiên, vì các quốc gia ASEAN chưa thống nhất về một số vấn đề kỹ thuật cũng như còn chưa xác định được sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn sẽ diễn ra trong thập kỷ tiếp theo, cộng với những bất ổn mới phát sinh như mâu thuẫn Nga – Mỹ gia tăng, mâu thuẫn Trung - Mỹ có dấu hiệu bùng phát, dẫn đến sự lôi kéo, thậm chí là gây sức ép từ hai cường quốc này đối với các nước ASEAN đã dẫn đến sự phân tâm đối với các quốc gia ASEAN.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP
RCEP: Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ trở nên năng động nhất trên thế giới? - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP
“Thêm vào đó, tăng trưởng kinh tế thế giới chững lại trong các năm 2014-2016 và đến năm 2017 thì nguy cơ “dư thừa đồng Dollar” đã trở thành hiện thực, nên RCEP đã không thể ký kết sớm. Các nước ASEAN cần có thời gian để suy xét, đánh giá lại các phương án của RCEP. Và đến năm 2020 thì mọi việc đã trở nên rõ ràng hơn”, - Nhà phân tích các vấn đề kinh tế và chính trị quốc tế Nguyễn Hoàng chia sẻ ý kiến của mình với Sputnik.

Đối mặt với chủ nghĩa đơn phương của Mỹ dưới thời Donald Trump, khi mà chính sách bảo hộ mậu dịch gia tăng, các hàng rào thuế quan liên tiếp được Mỹ dựng lên để “tự vệ” trong hoàn cảnh sản xuất nội địa của Mỹ suy giảm. Từ đó, dẫn đến phản ứng thái quá của nước Mỹ bằng Thương chiến Mỹ-Trung. Cuộc thương chiến này đã đặt các nước ASEAN vào một hoàn cảnh mới, rất khác so với năm 2012 , khi ý đồ của RCEP được Indonesia và Việt Nam khởi xướng.

Mumbai ở Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
RCEP không có Ấn Độ: Ai được hưởng lợi từ điều đó?
“Đại dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu năm 2020 đã làm phá sản hầu hết ý đồ cạnh tranh chiến lược toàn cầu của các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ. thay vì tập trung vào việc triệt hại lẫn nhau, hai cường quốc này đã phải quay về giải quyết vấn đề sinh mạng của người dân của mình và đã đi theo hai hướng khác nhau. Từ đó dẫn đến những mâu thuẫn khó có thể dung hòa nhưng lại không thể giải quyết bằng “vũ khí nóng”. Trong bối cảnh ấy, người Mỹ kiên trì chiến lược Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương mà thực chất là chuyển trọng tâm chiến lược sang Châu Á – Thái Bình Dương nhằm đối phó với Chiến lược “vành đai – Con đường” của Trung Quốc đang trên đà đẩy người Mỹ ra xa biên giới Trung Quốc”, - Nhà phân tích Nguyễn Hoàng nói tiếp với Sputnik.

Mỹ đối phó lại bằng cách nâng cao vị thế của “Bộ tứ kim cương” gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia và lôi kéo thêm một số quốc gia khác tham gia, trong đó có Hàn Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, vì chính sách của Mỹ nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc hơn là đem lại lợi ích cho các nước “Kim Cương +” nên không mấy thu hút được sự tham gia của các quốc gia này. Giới phân tích chính trị thế giới nhận định đây là thời điểm thích hợp để Trung Quốc phải từ bỏ chính sách “Ngoại giao chiến lang” để quay về thực hiện chính sách đối thoại và hợp tác thay vì sự răn đe bằng vũ lực nếu như họ còn muốn thực hiện Chiến lược Vành đai – Con đường.

“ASEAN đã chuẩn bị sẵn cho mình một đối sách có hiệu quả từ năm 2012. Đó là RCEP, hay nói đúng hơn là một RCEP 2020 đã được sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Và điều thú vị là nó đã được Việt Nam “chủ biên” gần như toàn bộ các sửa đổi ấy trong năm làm Chủ tịch ASEAN”, - Chuyên gia về các vấn đề quốc tế Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
© AP Photo / Bullit MarquezLogo ASEAN
RCEP: Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ trở nên năng động nhất trên thế giới? - Sputnik Việt Nam
Logo ASEAN

RCEP sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế của ASEAN

Như dự đoán, RCEP đã được ký kết (hình thức online) vào 15/11/2020, ngày mà Việt Nam trao quyền kế vị Chủ tịch ASEAN cho Brunei, ngày kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội.

Mục tiêu của RCEP là hài hòa mạng lưới các Hiệp định thương mại tự do (FTA) “ASEAN+1” hiện có thành một hiệp định thống nhất, tạo ra một bộ quy tắc thương mại thống nhất và duy nhất cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. RCEP cũng bao gồm các điều khoản quản lý đối với nhiều vấn đề thương mại của thế kỷ XXI, bao gồm dịch vụ, đầu tư, thương mại điện tử, viễn thông và sở hữu trí tuệ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 23 tại điểm cầu Hà Nội - Sputnik Việt Nam
ASEAN là đối tác đối thoại hàng đầu của Australia trong quá trình phục hồi sau Covid-19
“Ngoài ra, theo tôi, RCEP cũng góp phần ràng buộc Trung Quốc với một mô hình đa phương để tự do hóa thương mại, vốn không thích hợp với các chiến lược ngoại giao kinh tế song phương được Trung Quốc ưu tiên trong sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI)”, - Tiến sĩ kinh tế Lê Hòa nếu ý kiến của mình với Sputnik.

“Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều là các nước Đông Á đã tham gia nhiều Hội nghị ASEAN+ đã ủng hộ RCEP với các động cơ khác nhau. Hàn Quốc và đặc biệt là Nhật Bản đều muốn chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á với hơn 650 triệu dân, lớn gấp rưỡi khối EU, tương đương Châu Mỹ Latinh và gấp 3 lần thị trường Mỹ. Trung Quốc thì muốn dùng RCEP để ngăn chặn sự kiềm chế của Mỹ. Đối với Trung Quốc, đây là cơ hội để họ tạo thêm khả năng phá vỡ vòng kiềm tỏa của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương và tiếp tục thực hiện Chiến lược “Vành đai-Con đường”. Còn đối với Ấn Độ; vì đã tham gia „Bộ tứ Kim cương” nên họ sẽ có một đối sách khác, thậm chí là một Hiệp ước Tự do Thương mại riêng rẽ Ấn Độ-ASEAN để tránh đụng chạm” với đối thủ Trung Quốc”, - Chuyên gia về các vấn đề quốc tế Nguyễn Minh Tâm phân tích với Sputnik.

Theo một số chuyên gia, RCEP có một nghĩa đặc biệt quan trọng không kém các hiệp định kinh tế giữa các nước Tây Âu trước đây nửa thế kỷ để tạo nên một Liên minh EU ngày nay.

“Điểm khác nhau căn bản là ở chỗ người Châu Âu liên kết nội bộ trước rồi mới đặt quan hệ đối ngoại sau. ASEAN không làm như vậy mà tạo ra thế gắn kết trong sự cởi mở và ngược lại, cũng tạo được sự cởi mở trong thế gắn kết. Điểm thứ hai là ở các nước ASEAN không hề có tư duy khép kín như EU hay độc tôn như Mỹ hoặc Trung Quốc, mà ngược lại là tư duy làm bạn với tất cả các nước do Việt Nam dẫn dắt. Chính vì vậy mà RCEP là một hiệp ước mở. Nó khuyến khích các quốc gia ngoài khu vực tham gia với tư cách là quan sát viên hoặc cao hơn là thành viên hạn chế trước khi muốn trở thành thành viên đầy đủ của hiệp ước”, - Nhà phân tích Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.

Điểm mở nói trên là một thế mạnh của RCEP so với các thỏa ước kinh tế quốc tế đa phương khác.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phúc Trọng phát biểu chào mừng Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37. - Sputnik Việt Nam
Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Hòa bình ở Biển Đông, ký RCEP và xét mở lại lối đi chung
“Đối với Việt Nam, RCEP sẽ tạo ra một “sân nhà” của “ngôi nhà chung” ASEAN về kinh tế, hỗ trợ đắc lực cho các quan hệ kinh tế xuyên đại dương với EU, Bắc Mỹ, Châu Mỹ Latinh và Châu đại dương”, - Nhà phân tích Nguyễn Hoàng bình luận tiếp với Sputnik.

Tóm lại, RCEP sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế của ASEAN, tạo nên một sự cân bằng mới trong khu vực, tránh cho ASEAN khỏi bị lôi vào vòng xoáy cạnh tranh địa chiến lược giữa “Chủ thuyết liên vùng Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương” của Mỹ và Chủ thuyết “Vành đai-Con đường” của Trung Quốc. Điều này tạo cho ASEAN một vị thế độc lập nhất định để có thể tự quyết định những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích của Cộng đồng ASEAN cũng như các quốc gia trong ASEAN.

Khi được thực thi, RCEP sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP xấp xỉ 26.200 tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới. Với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư… RCEP sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực.

“Tôi đánh giá, với RCEP, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ trở nên năng động hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới”, - Tiến sĩ kinh tế Lê Hòa nói với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала