Biden hay Trump làm Tổng thống, Mỹ vẫn là “bạn tốt” của Việt Nam

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVN Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì buổi họp báo.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì buổi họp báo. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan đến kết quả bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, Việt Nam tôn trọng quyết định của người dân Mỹ, dù ai thẳng cử, ông Joe Biden hay Donald Trump thì nước Mỹ vẫn là người bạn, có quan hệ tót đẹp với Việt Nam và ASEAN.

Ngoài bình luận về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu quan điểm về Biển Đông, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ảnh hưởng đến hòa bình, thống nhất và đoàn kết ASEAN, ký kết siêu Hiệp định RCEP trong cuộc họp báo quốc tế sau lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37.

Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ: “Mỹ là người bạn của Việt Nam và ASEAN”

Chiều 15/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi họp báo quốc tế về kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan cùng lãnh đạo Bộ Ngoại giao.

Ứng cử viên tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc tranh luận cuối cùng. - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao: “Tổng thống nào cũng sẽ ủng hộ mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời thẳng thắn và sâu sắc nhiều câu hỏi khó, vấn đề “nóng” dư luận ASEAN, quốc tế liên quan các sự kiện mang tính thời sự thế giới cũng như trong khu vực. Trong đó, nổi bật có bầu cử Tổng thống Mỹ, việc ký kết Hiệp định RCEP và nêu lập trường của Việt Nam và các quốc gia ASEAN về Biển Đông.

Hãng thông tấn AFP đặt câu hỏi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị nêu quan điểm với việc ông Joe Biden thắng cử, chính sách của Mỹ trong tương lai có thể sẽ tập trung vào vấn đề nhân quyền ở khu vực ASEAN, lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á có thảo luận và vấn đề này như thế nào.

Đáp lại câu hỏi của nữ phóng viên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trước hết là về vấn đề bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, Việt Nam cũng như nhiều nước đều tôn trọng quyết định của người dân Hoa Kỳ.

“Dù ai là người thắng cử, là ông Joe Biden hay ông Donald Trump thì Hoa Kỳ vẫn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam trên tinh thần hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau. ASEAN – Hoa Kỳ cũng có mối quan hệ tốt đẹp như vậy”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng cho biết, tại Hội nghị Cấp cao Đông Á lần này, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (Robert O’Brien) đã thay mặt Tổng thống đến dự và phát biểu, thể hiện mối quan tâm của Hoa Kỳ đối với khu vực ASEAN.

“Dù ông Joe Biden hay ông Donald Trump lên nắm quyền, chúng tôi đều có quan hệ tốt đẹp, hiểu biết lẫn nhau”, Thủ tướng Việt Nam tái khẳng định.

Liên quan đến vấn đề nhân quyền như câu hỏi của phóng viên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông tin cho biết, các nước khu vực chưa thảo luận vì “đây không phải là chủ đề mà các nước ASEAN đưa ra thảo luận lần này”.

Mumbai ở Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
RCEP không có Ấn Độ: Ai được hưởng lợi từ điều đó?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá, hợp tác lớn nhất giữa ASEAN – Hoa Kỳ là hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.

Theo đó, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của ASEAN, đồng thời là nhà đầu tư FDI lớn nhất, với tổng mức đầu tư hơn 330 tỷ USD.

“Có thể nói sự phát triển không ngừng của hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư đã thực sự trở thành cơ sở cho sự phát triển lâu dài của quan hệ Việt Nam cũng như các nước ASEAN với Hoa Kỳ”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Tại cuộc họp báo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, ASEAN đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền lẫn nhau và cùng mong muốn xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, phát triển và phồn vinh.

Hoa Kỳ cũng là một đối tác quan trọng của ASEAN trong việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực của ASEAN thông qua nhiều chương trình, dự án. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng tích cực tham gia vào nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.

“Tôi tin rằng, quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Hoa Kỳ đã phát triển trong hơn bốn thập kỷ qua sẽ tiếp tục phát triển tốt trong thời gian tới”, nhà lãnh đạo Việt Nam khẳng định.

Biển Đông, cạnh tranh nước lớn ảnh hưởng đến thống nhất đoàn kết ASEAN

Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN về cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn được coi là thách thức đối với ASEAN trong năm 2020 vừa qua (khi Việt Nam đảm nhận vai trò nước Chủ tịch) ảnh hưởng đến đoàn kết, thống nhất ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc coi đây là “câu hỏi thú vị” với nhiều vấn đề đáng chú ý.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phúc Trọng phát biểu chào mừng Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37. - Sputnik Việt Nam
Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Hòa bình ở Biển Đông, ký RCEP và xét mở lại lối đi chung

Theo đó, người đứng đầu Chính phủ cho biết, cạnh tranh giữa các nước lớn là thách thức lớn đối với ASEAN trong năm 2020 và những cạnh tranh này ảnh hưởng đến thống nhất, đoàn kết ASEAN.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, các nước lớn đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm hòa bình, duy trì ổn định và thúc đẩy thịnh vượng toàn cầu, trong đó có khu vực Đông Nam Á.

“ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng đều mong muốn các nước lớn có quan hệ tích cực, cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực, từ đó đóng góp hiệu quả, thực chất cho hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển khu vực và trên thế giới”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Với vai trò là Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020, trên tinh thần xây dựng ASEAN gắn kết, chủ động thích ứng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt Nam đã “đoàn kết” cùng các nước thành viên ASEAN thống nhất trong lập trường, nhất quán trong hành động, chân thành trong hợp tác, cùng các đối tác phấn đấu vì một khu vực rộng mở, minh bạch và hoạt động dựa trên luật lệ.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN theo hình thức trực tuyến. - Sputnik Việt Nam
Quân sự hóa, đòi chủ quyền ở Biển Đông: Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam lên tiếng

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam nêu rõ, quan điểm này được thể hiện rõ tại các văn kiện của ASEAN trong suốt năm 2020, đặc biệt là Tuyên bố chung về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á nhân dịp kỷ niệm 53 năm thành lập.

“Chúng tôi xin nhắc lại rằng tại các hội nghị của các nước Đông Á, cũng như với các định chế quốc tế lớn nhất thế giới như Liên Hợp quốc, Ngân hàng Thế giới và các nước lớn, chúng ta đều đã đạt được một thống nhất rất cao đối với những vấn đề đặt ra”, Thủ tướng nói.
“Vấn đề trên biển, phải được giải quyết theo luật lệ quốc tế, và đặc biệt là vấn đề Biển Đông thì Công ước về Luật biển 1982, các quy định khác là nền tảng để chúng ta xây dựng một tinh thần hiểu biết lẫn nhau, hoà bình, hợp tác và tôn trọng luật pháp”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắn.

Việt Nam nói gì về mong muốn Ấn Độ quay lại ký kết RCEP

Phóng viên hãng thông tấn AFP, rằng sau nhiều năm đàm phán, nhiều lần lỡ hẹn, cuối cùng Hiệp định RCEP cũng được ký kết, đề nghị Thủ tướng nêu quan điểm về tác động của Hiệp định RCEP đối với Việt Nam, khu vực cũng như những lợi ích trong tương lai nếu Ấn Độ quay lại ký kết RCEP.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 10.  - Sputnik Việt Nam
RCEP: Nỗ lực của Việt Nam và sự rút lui đậm tính chính trị của Ấn Độ

Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đến nay, RCEP có quy mô 26 nghìn tỷ USD với dân số 2,2 tỷ người chiếm 30% dân số và chiếm 30% tổng GDP của thế giới.

Nhà lãnh đạo khẳng định, xác định tầm quan trọng như vậy, các nước ASEAN, đặc biệt trong năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam, đã cùng thảo luận, bàn bạc để đi đến quyết định cuối cùng ký được Hiệp định RCEP vào sáng nay.

Thủ tướng đánh giá, RCEP không những là hiệp định thương mại ảnh hưởng trong khu vực mà còn ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu.

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cho hay, Ấn Độ là nước đầu tiên tham gia đàm phán nhưng Ấn Độ chưa ký kết RCEP vào thời điểm này.

“Tuy vậy, các nước ký kết RCEP và Chủ tịch ASEAN luôn mở cửa chào đón Ấn Độ trong thời gian tới, tạo mọi điều kiện để Ấn Độ có thể tham gia một cách thuận lợi nếu Ấn Độ thấy cần thiết. Nói tóm lại, chúng tôi hoan nghênh Ấn Độ tham gia Hiệp định RCEP”

Thủ tướng nhấn mạnh, sau đây, các nước sẽ phê chuẩn trong nội bộ để RCEP trở thành có hiệu lực phát huy tác dụng trong hệ thống 15 nước đã ký kết.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Sputnik Việt Nam
Narendra Modi có lý do nào đủ thuyết phục để rút Ấn Độ khỏi thỏa thuận RCEP?

Tại cuộc họp báo, như đã đưa tin chiều 15/11, phóng viên Sputnik Việt Nam cũng đã nêu vấn đề đại dịch Covid-19 tác động như thế nào đến tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam đã và đang nỗ lực tận dụng các thách thức từ Covid-19, biến thành lợi thế, cơ hội để phát triển thương mại điện tử và kinh tế số.

“Chúng tôi đã ban hành Chương trình quốc gia về kinh tế số, hiện các cấp, các ngành đang triển khai tích cực. Tôi tin rằng với số người sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng, nhất định kinh tế số Việt Nam với hệ thống 5G đang chuẩn bị thiết lập, sẽ phát triển nhanh nhất”, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ.

Tuy nhiên, hiện nay, để duy trì mức tăng trưởng cao, Việt Nam cũng phải vượt qua nhiều thách thức. Lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kinh tế số cần phải nâng cao tay nghề, nhất là các chính sách pháp luật liên quan đến thương mại điện tử và kinh tế cần được hoàn thiện, điều chỉnh để phù hợp với xu thế phát triển chung trong nước và khu vực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала