Các nhà khoa học làm sáng tỏ những dân tộc nào từ lâu đã thích nghi với coronavirus

© Fotolia / Puchikumo / Klara Squả địa cầu
quả địa cầu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Có đúng là người Đông Á thích nghi tốt hơn với coronavirus hay không?

Các nhà sinh vật học của Úc và Mỹ nghiên cứu về proteome của các dân tộc khác nhau đã phát hiện ra các protein đặc trưng của coronavirus ở người Đông Á. Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp đếm các thế hệ protein và phát hiện ra rằng, cư dân của khu vực này đã bắt đầu thích nghi với nhiễm trùng coronavirus từ 25 nghìn năm trước. Những trận dịch giống coronavirus cổ đại thúc đẩy sự thích nghi.

Trung tâm Nghiên cứu và Công nghệ Nhiệt đới Nga-Việt tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Các bệnh nhiệt đới đe dọa không chỉ những người sống ở vùng nhiệt đới

Kết quả nghiên cứu được công bố trên bioRxiv.

Dấu vết của các trận dịch từ xa xưa

Như chúng ta được biết, các đại dịch virus đã xảy ra thường xuyên trong suốt lịch sử loài người. Các phương pháp nghiên cứu hiện đại giúp các nhà khoa học tìm ra các loại virus cổ đại và phân tích những dấu vết mà chúng để lại trong bộ nhớ sinh học di truyền của các quần thể.

Trong suốt lịch sử tiến hóa, thành phần của protein trong mỗi quần thể người đã thay đổi. Vì protein tương tác vật lý với virus xâm nhập vào cơ thể, nên sau mỗi đại dịch xuất hiện protein đặc trưng của một mầm bệnh cụ thể được giữ lại trong proteome của quần thể.

Trong hai thập kỷ qua, các chủng coronavirus đã gây ra ba đợt bùng phát lớn: hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS ở Trung Quốc năm 2002, hội chứng hô hấp Trung Đông MERS năm 2013 ở Ả Rập Xê Út, và đại dịch COVID-19 hiện nay.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Adelaide ở Úc, Đại học Quốc gia Úc và Đại học Arizona ở Hoa Kỳ đã nghiên cứu proteome của 26 nhóm người khác nhau từ năm lục địa và chọn lọc các protein tương tác mạnh với coronavirus (CoV-VIP) - những protein có liên quan đến khả năng miễn dịch hoặc được sử dụng bởi virus để xâm nhập vào các tế bào sống của vật chủ.

Trận dịch giống coronavirus đã thúc đẩy sự thích nghi

Các nhà khoa học đã tìm thấy ở người Đông Á một bộ 42 CoV-VIP đặc trưng của coronavirus có khả năng chống lại nhóm mầm bệnh này mạnh hơn gấp ba lần so với các protein khác.

 Người dân đeo khẩu trang đi xe máy ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Thế giới vượt 50 triệu ca nhiễm Covid-19, Việt Nam thêm một ngày không có ca mắc mới

Độ tuổi của những CoV-VIP cổ xưa nhất được các tác giả ước tính là 900 thế hệ. Có nghĩa là, phản ứng thích nghi với coronavirus được phản ánh trong quá trình tiến hóa của protein đã xuất hiện trong dân số của khu vực khoảng 25 nghìn năm trước, và sau đó đã được cập nhật mấy lần.

Theo các tác giả, dịch bệnh nhiễm trùng coronavirus ở khu vực này đã xảy ra thường xuyên trong khoảng thời gian từ 25 đến 5 nghìn năm trước, kết quả là ở người dân trong khu vực đã hình thành một hệ miễn dịch di truyền nhất định.

"Kết quả của chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải kết hợp các phương pháp tiếp cận bộ gen tiến hóa vào các quy trình nghiên cứu y tế tiêu chuẩn. Bằng cách khám phá “nhân cách” của những kẻ thù gây bệnh cổ xưa, phương pháp này nâng cao khả năng dự đoán của các nhà khoa học và nhờ đó ngăn chặn dịch bệnh trong tương lai", - các nhà nghiên cứu lưu ý.

Các tác giả hy vọng rằng, những khác biệt có liên quan đến coronavirus mà họ đã xác định sẽ giúp phát triển chiến lược dịch tễ học đúng đắn, tạo ra các loại vắc xin mục tiêu và điều chỉnh phương pháp điều tr

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала