Biển Đông nên trở thành vùng biển hợp tác chứ không phải bất hòa

© Flickr / Naval Surface WarriorsTàu chiến đấu Littoral USS Fort Worth (LCS 3)
Tàu chiến đấu Littoral USS Fort Worth (LCS 3) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Biển Đông có tầm quan trọng rất lớn không chỉ đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ bao quanh, mà còn đối với toàn thế giới. Đây là một trong những khu vực quan trọng nhất trên thế giới về mặt kinh tế và môi trường.

Biển Đông là trọng tâm thảo luận

Hơn nửa đội tàu đánh cá trên thế giới đánh bắt cá ở Biển Đông, và hàng triệu người phụ thuộc vào vùng biển này để kiếm thức ăn và sinh kế. Biển Đông nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch của thương mại thế giới, qua đó các nền kinh tế châu Á nhập khẩu phần lớn năng lượng và xuất khẩu phần lớn hàng hóa cho châu Âu. Biển Đông cũng có tầm quan trọng và vị trí then chốt trong việc đảm bảo khả năng di chuyển nhanh chóng của các hạm đội hải quân giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên hydrocarbon. Đây là một trong những nơi đẹp nhất trên Trái đất với hàng trăm hòn đảo và đảo san hô cùng hơn 6.500 loài sinh vật biển.

Thứ trưởng Thường trực Bộ ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 12. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN - Sputnik Việt Nam
Biển Đông: EU sẽ chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Việt Nam?

Nhưng đồng thời, Biển Đông là một trong những nơi "nóng" nhất trên hành tinh. Đây là nơi có các mối đan xen về lợi ích giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc. Căng thẳng trong khu vực đang gia tăng trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu và sự cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng tăng.

Các vấn đề của Biển Đông đang được thảo luận ở nhiều cấp độ khác nhau, trong các cộng đồng chính trị, khoa học và chuyên gia. Một trong những địa điểm có thẩm quyền nhất là Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 được tổ chức ở Hà Nội. Diễn giả dự hội thảo quốc tế vượt con số kỷ lục, ở đây có các chuyên gia uy tín đến từ 30 quốc gia. Trong số đó có các chuyên gia Nga, họ đã phát biểu về hai chủ đề lớn: vấn đề an ninh và việc khai thác tài nguyên của Biển Đông.

Ngăn chặn đám cháy là dễ hơn dập tắt nó

Chuyên gia Ksenia Kuzmina từ Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC) nói về những kinh nghiệm của Nga trong việc giải quyết tranh chấp, quản lý xung đột trên biển. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và Hoa Kỳ đã phát triển một số công cụ pháp lý nhằm giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực hải quân, được bổ sung bằng các biện pháp xây dựng lòng tin và kênh liên lạc giữa quân đội Nga và quân đội Mỹ. Mặc dù mọi người đều muốn có một cơ chế đa phương toàn diện, nhưng, các hiệp định song phương có thể đạt được dễ hơn và có tính chất ràng buộc chặt chẽ hơn. Những cơ chế như vậy nên được thiết lập không chỉ giữa các quốc gia có chung biên giới, mà còn bao gồm các bên hữu quan khác, chủ yếu là Hoa Kỳ. Các thỏa thuận như vậy phải hoạt động nghiêm ngặt, tức là không bị chính trị hóa và không động đến các yêu sách lãnh thổ. Các quy tắc cụ thể phải được xây dựng dựa trên kiến ​​thức kỹ thuật và quân sự. Ngoài ra, cần phải thành lập cơ chế rà soát hoạt động thường xuyên, dựa trên thực tiễn, có chú ý đến những ​​kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp, quản lý xung đột ở vùng Biển Đông.

© Flickr / Cooperation Afloat Readiness and Training (CARAT)Biển Hoa Nam (Biển Đông)
Biển Đông nên trở thành vùng biển hợp tác chứ không phải bất hòa - Sputnik Việt Nam
Biển Hoa Nam (Biển Đông)

Các bài học được rút ra từ những kinh nghiệm giải quyết tranh chấp, từ việc ngăn ngừa và quản lý rủi ro hàng hải cho thấy rõ tầm quan trọng rất lớn của liên lạc thường  xuyên - cả để phòng ngừa cũng như trong khi xảy ra sự cố - ở tất cả các cấp, bao gồm quân đội, các cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan dân sự liên quan, ví dụ, các cơ quan quản lý hoạt động đánh bắt cá và cảng biển. Trong bối cảnh này, các kênh liên lạc trực tiếp và đường dây nóng là cần thiết nhất. Mối quan hệ giữa các cá nhân phát triển thông qua trao đổi giáo dục và nhân viên, thông qua những hội thảo và cuộc họp cũng rất quan trọng để xây dựng lòng tin. Ở đây nói không chỉ về những người lãnh đạo mà còn về những nhân viên cấp dưới.

Các quy tắc ứng xử và thủ tục quản lý rủi ro mà tất cả các bên đều chấp nhận được có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự leo thang căng thẳng trong khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy rằng, các công cụ này có thể mang lại kết quả chỉ khi tất cả các bên liên quan đều cam kết kiềm chế trong việc thực thi các hành động có thể làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Mỹ không từ bỏ Biển Đông dù Trump hay Biden là Tổng thống

Cần phải bảo vệ vùng biển

Chuyên gia Ekaterina Koldunova từ Trung tâm ASEAN thuộc Đại học quan hệ quốc tế Moscow (MGIMO) đã dành bài phát biểu của mình về việc phát triển quy hoạch không gian biển, bao gồm quy hoạch và khai thác một số khu vực biển nhất định. Báo cáo nói về các cơ sở cảng, du lịch, hậu cần và sinh thái. Thái độ của nước Nga đối với các vấn đề biển được xác định rõ ràng trong Chiến lược phát triển các hoạt động trên biển đến năm 2030. Nga là một cường quốc hàng hải và cách giải quyết các vấn đề liên quan đến biển cũng có thể hữu ích cho các quốc gia khác.

Và Biển Đông cũng như các khu vực khác trên đại dương đang hứng chịu tất cả các hậu quả do hoạt động của con người khai thác tài nguyên trên biển: nguồn cá giảm, san hô chết, nhiều loài động vật biển biến mất, rác thải bừa bãi ra biển và nhiều hơn nữa. Tất cả những vấn đề này đòi hỏi những giải pháp cấp bách, vì thế cần phải sớm hợp nhất các nỗ lực của tất cả các nước trong khu vực này. Hợp tác chứ không phải đối đầu là giải pháp cho tương lai của Biển Đông và tất cả các quốc gia mà đối với họ Biển Đông là quê hương.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала