Tại sao Trung Quốc tích cực ngoại giao ở Đông Bắc Á?

© REUTERS / Jason LeeNgoại trưởng Vương Nghị
Ngoại trưởng Vương Nghị - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ thăm Nhật Bản và Hàn Quốc trong hai ngày 24-27 / 11.

Theo các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn, việc chuẩn bị cho thượng đỉnh Trung Quốc - Nhật Bản và Trung Quốc - Hàn Quốc, thành lập khu vực mậu dịch tự do ba bên và triển vọng việc Trung Quốc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - đây sẽ là những chủ đề chính của các cuộc đàm phán ở Tokyo và Seoul.

Trung Quốc sẵn sàng đẩy nhanh quá trình thành lập khu thương mại tự do với Nhật Bản và Hàn Quốc

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đàm phán về một khu vực thương mại tự do trong tám năm - kể từ tháng 11 năm 2012. Đã có 16 vòng đàm phán được tổ chức. Ngày 19/11, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng cam kết Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Nhật Bản và Hàn Quốc để đẩy nhanh quá trình đàm phán. Đặc biệt, điều này có thể được tạo điều kiện thuận lợi không chỉ bởi các nguồn lực sẵn có của Trung Quốc, mà còn do hiệp định RCEP - Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, mới được ký kết gần đây.

 Quốc kỳ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc tạo ra sân chơi để tăng cường hội nhập vào khu vực Đông Bắc Á

RCEP là một trong những thành tựu hội nhập kinh tế quan trọng nhất trong khu vực trong hơn 20 năm qua. Nhờ cơ chế này, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ đạt được mức độ mở cửa nền kinh tế của họ với nhau cao hơn. Và đây là một trong những tiền đề chính để RCEP đẩy nhanh việc ký kết hiệp định thương mại tự do ba bên.

Ngoài ra, với RCEP, Trung Quốc và Nhật Bản lần đầu tiên cùng nhau trở thành các bên tham gia một hiệp định nhượng bộ thuế quan. Tờ Global Times của Trung Quốc gọi đây là một bước đột phá lịch sử giúp đạt được mức độ tự do hóa thương mại cao trong khu vực. Đặc biệt, nhiều khả năng thuế quan sẽ được xóa bỏ đối với 86% hàng hóa sản xuất xuất khẩu từ Nhật Bản sang Trung Quốc. Điều này sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản, bao gồm cả các nhà cung cấp phụ tùng ô tô.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc hy vọng RCEP sẽ được ký kết và có hiệu lực sớm

Rõ ràng, sau khi ký kết hiệp định RCEP, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ quan tâm nhiều hơn đến thị trường Trung Quốc và sẵn sàng phát triển hợp tác kinh tế và công nghệ với Trung Quốc. Đây là sự lựa chọn thực dụng của họ. Với thị trường rộng lớn, Trung Quốc cũng có thêm cơ hội để tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác với nền kinh tế đứng thứ ba và thứ sáu trên thế giới.

Theo những dự báo lạc quan nhất, sau cuộc hội đàm của bộ trưởng Trung Quốc tại Tokyo và Seoul, các bên có khả năng đạt được thỏa thuận thương mại tự do ba bên vào cuối năm nay. Điều này sẽ tăng cường đáng kể sự hội nhập trong khu vực, đẩy nhanh nền kinh tế toàn cầu và tiếp thêm sức mạnh để chống lại khủng hoảng.

Trung Quốc gây chú ý với CPTPP

Sau khi ký kết RCEP, Trung Quốc đã phát đi tín hiệu về khả năng gia nhập CPTPP, mà đầu tàu là Nhật Bản. Phát biểu tại hội nghị cấp cao APEC vào thứ Sáu tuần trước, chủ tịch Tập Cận Bình lưu ý Trung Quốc sẽ xem xét một cách tích cực ý tưởng gia nhập CPTPP. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đề xuất thành lập Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương càng sớm càng tốt, lưu ý vai trò của APEC trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.

Phát ngon viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nói về tập trận quân sự Vịnh Bắc Bộ và Trung Quốc muốn gia nhập CPTPP

Hoạt động của Trung Quốc trong lĩnh vực này khiến các chuyên gia có lý do để tin thái độ của Nhật Bản đối với việc Trung Quốc gia nhập CPTPP, có thể được thăm dò trong chuyến thăm của Vương Nghị tới Tokyo. Valery Kistanov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản IDB thuộc Viện Hàn L6am Khoa học Nga, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik cho biết, chiến lược của Trung Quốc khi tham gia CPTPP là đúng đắn và người Mỹ khó có thể can thiệp vào việc thực thi CPTPP:

"Đây là một xu hướng khách quan - sự ra đời của các hiệp định hội nhập lớn ở châu Á. CPTPP không thể bỏ qua Trung Quốc - là nền kinh tế lớn nhất châu Á, và sẽ là bất thường nếu nước này không tham gia CPTPP. Hiệp hội này ban đầu được Hoa Kỳ tạo ra như một cấu trúc để kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nhưng việc Mỹ rút khỏi đã mở đường cho Trung Quốc bước vào hiệp định này. Người Mỹ rời đi, và đó là một đòn giáng mạnh vào Nhật Bản. Trên thực tế, hiện nay Trung Quốc có thể thế chỗ Hoa Kỳ. Thay vì chống lại cấu trúc này, rõ ràng Trung Quốc đã quyết định sẽ nắm lấy. Họ chắc chắn sẽ đứng đầu vì quy mô nền kinh tế cho phép điều đó. Nhật Bản không bận tâm chút nào, vì nó mở ra thêm cơ hội cho hàng hóa Nhật Bản vào thị trường khổng lồ Trung Quốc".

Người Mỹ khó có thể ngăn cản Trung Quốc tham gia, vì đơn giản là họ không có cơ hội thực sự để làm điều đó. Nhật Bản và Trung Quốc có quan hệ kinh tế rất khó khăn với Hoa Kỳ, có nghĩa là điều này càng thúc đẩy họ hợp tác trong các lĩnh vực thương mại và kinh tế khác nhau. Ở Nhật Bản, một bộ phận chính trị gia có tâm lý chống Trung Quốc, nhưng nhìn chung, giới cầm quyền Nhật Bản đều hướng tới mục tiêu cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Nền kinh tế cũng sẽ là cơ sở để cải thiện quan hệ trong các lĩnh vực khác.

Bắc Kinh và Seoul sẽ vạch ra ranh giới trong cuộc khủng hoảng trong quan hệ song phương

Quan chức cấp cao Trung Quốc đầu tiên đến thăm Hàn Quốc sau khi đại dịch bùng phát ở cả hai nước là Yang Jiechi, thành viên Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, người đứng đầu Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương. Chuyến thăm của ông đến Busan diễn ra vào ngày 21-22 tháng 8. Bản thân cuộc gặp có ý nghĩa quan trọng, trong bối cảnh quan hệ song phương nguội lạnh kéo dài do việc triển khai hệ thống chống tên lửa THAAD của Mỹ ở Hàn Quốc dưới thời chính phủ tiền nhiệm của bà Park Geun-hye. Việc Vương Nghị đến Seoul ba tháng sau đó là một sự xác nhận khác về mong muốn của cả hai bên để vạch ra ranh giới trong cuộc khủng hoảng quan hệ song phương đã kéo dài trong vài năm qua.

Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - một liên minh xanh mới?

Giới quan sát cũng tin rằng tại Seoul, các cuộc tham vấn sẽ tiếp tục về vấn đề tổ chức hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản. Trước áp lực cứng rắn của Hoa Kỳ đối với các đồng minh của mình về Trung Quốc, cũng như cuộc đối đầu leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cuộc hội đàm của Ngoại trưởng Trung Quốc tại Seoul và Tokyo sẽ cho thấy các đối tác sẵn sàng đến đâu khi xây dựng mối quan hệ tin cậy hơn với nhau. Và điều này cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với chuyến thăm sắp tới.

Không thể nói Vương Nghị sẽ đến để đảm bảo ngăn chặn liên minh Mỹ - Hàn, nhưng yếu tố này cũng sẽ có mặt trong các cuộc đàm phán. Park Jong Chol, giáo sư tại Đại học Quốc gia Gyeongsang, nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông cũng không loại trừ việc Seoul có thể xem xét lại các mối quan hệ đồng minh của mình trong tam giác Hàn Quốc - Nhật Bản - Hoa Kỳ.

Park Jong Chol: Theo quan điểm của Trung Quốc, Seoul đã cư xử tốt với Bắc Kinh trong những năm gần đây, và chúng tôi muốn duy trì tình trạng này. Do đó, Vương Nghị đi thăm dò cả Hàn Quốc và Nhật Bản về khả năng thành lập liên minh của hai nước này với Hoa Kỳ, chắc chắn sẽ được Biden thúc đẩy trở lại. Nhưng chính phủ Hàn Quốc hiện tại không có ý định như vậy, vì họ sẽ không đồng ý liên minh với Nhật Bản. Và điều đó phù hợp với Trung Quốc. Seoul sẽ ủng hộ các chính sách thân Mỹ, nhưng sẽ không bao giờ ủng hộ các chính sách chống Trung Quốc. Ngay cả áp lực từ Trump cũng không thể thay đổi lập trường này. Và không chỉ có lý do kinh tế, mà còn có lý do chính trị cho điều này. Ví dụ, về hệ thống THAAD, hiện nay có sự bất bình không chỉ từ Trung Quốc, mà còn từ Hoa Kỳ, vì thực tế nó không hoạt động. Và sự mâu thuẫn này sẽ kéo dài, vì trong một tình huống không chắc chắn, tốt hơn hết Seoul không nên đưa ra bất kỳ lựa chọn nào có lợi cho bất kỳ ai.

Tổng thống Mỹ đương nhiệm gọi ông Moon Jae In là một người thích tự do - một đồng minh do dự, không mạnh mẽ lắm, theo quan điểm của Mỹ, chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ Trung Quốc. Rõ ràng là điều quan trọng đối với Hàn Quốc là phải duy trì các mối quan hệ tốt đẹp, toàn diện về kinh tế và chính trị với Trung Quốc. Moon Jae In hiện đang cố gắng khôi phục môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Hàn Quốc tại Trung Quốc. Một động lực bổ sung cho những nỗ lực của ông có thể là việc sớm hình thành một khu vực thương mại tự do ba bên.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала