Việt Nam đối mặt nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lớn, chưa rõ thời điểm có vaccine

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhấn mạnh mùa đông năm nay sẽ “khốc liệt” Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới, nguy cơ lây nhiễm coronavirus từ các nước vào Việt Nam là rất lớn.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa đề nghị nên có phương án bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất vì nếu gặp tình huống như Nga, Mỹ, Pháp có cùng lúc 30.000 ca mắc/một triệu dân, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Đại diện Bộ Y tế và các cơ quan nghiên cứu sản xuất vaccine Covid-19 của Việt Nam trả lời về tiến trình phát triển và thử nghiệm, những khó khăn, thời điểm có vaccine Covid-19 của Việt Nam và liệu vaccine có giúp chặn đứng đại dịch do coronavirus gây ra hay không.

Việt Nam đối mặt nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập

Sáng nay, 24/11, thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam cho biết, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế chủ trì cuộc họp trực tuyến “Tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới” với sự tham gia của các đầu cầu tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước cùng lãnh đạo Sở Y tế, các Bộ Ban ngành liên quan trên cả nước trong công tác ứng phó với dịch bệnh Covid-19.

Các biện pháp an ninh chống lại coronavirus ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca nhập cảnh mắc Covid-19

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch do coronavirus gây ra hôm nay, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay Việt Nam có 83 ngày không phát hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng. Theo người đứng đầu Bộ Y tế, đây là tín hiệu vui nhưng cũng không ít phần lo lắng.

Lý giải vì sao “mừng, nhưng vẫn lo”, GS. TS Nguyễn Thanh Long cho biết, trên thế giới, số ca mắc đang tăng nhanh ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á và chưa có xu hướng ngừng lại.

Ông Long cho biết, các chuyên gia đánh giá về sinh học phân tử, giải trình tự gen của virus SARS-CoV-2 hiện nay chưa thấy có đột biến biến so với hồi tháng 7 nhưng tốc độ lây nhiễm cao.

Bộ trưởng Y tế Việt Nam lo ngại, mặc dù hệ số lây nhiễm không tăng nhưng ngày càng nhiều người nhiễm. Quần thể nhiễm ở các nước rất cao. Vì vậy, việc phòng, chống Covid-19 ở các nước này khó khăn hơn rất nhiều.

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNTrong ảnh: Quang cảnh Hội nghị.
Việt Nam đối mặt nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lớn, chưa rõ thời điểm có vaccine - Sputnik Việt Nam
Trong ảnh: Quang cảnh Hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Thanh Long khẳng định trước sự phức tạp của dịch trên thế giới, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ các nước vào Việt Nam hiện nay đang rất đáng lo ngại.

“Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ các nước vào Việt Nam là rất lớn và hiện hữu. Nếu đặt trong bối cảnh như vậy thì hệ thống y tế của chúng ta khó đáp ứng được nhu cầu điều trị Covid-19”, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định.

Nhập cảnh trái phép: Thách thức rất lớn cho Việt Nam trong kiểm soát chặt đường biên

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lấy ví dụ, chỉ tính riêng trong ngày hôm qua (tức 23/11), Việt Nam có 5.000 người nhập cảnh và xuất cảnh. Trong đó, khu vực phía Bắc phát hiện 77 trường hợp nhập cảnh trái phép. Phía Nam phát hiện 2-3 trường hợp. Điều này là thách thức rất lớn cho Việt Nam trong kiểm soát chặt đường biên.

Lễ giới thiệu Nhà thương mại của Tập đoàn Trung tâm xuất khẩu Nga (REC) ở Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Dịch bệnh COVID-19 đã không thể cản trở tiến trình xuất khẩu sản phẩm của Nga sang Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Thanh Long cũng nhấn mạnh, trong khi đó, tại các khu cách ly, dù Bộ Y tế đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhưng vẫn có tình trạng lơ là, chểnh mảng trong giám sát, cách ly, đặc biệt là ở các khách sạn, lưu trú dân sự.

Do đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam yêu cầu đề cao vai trò quản lý của các địa phương để việc quản lý cách ly được đảm bảo, chặt chẽ.

“Đối với việc cách ly tại khách sạn, vai trò chính quyền địa phương giám sát rất quan trọng nhưng hiện nay có nhiều nơi rất chủ quan. Sự phối hợp giữa các cơ quan chưa chặt chẽ. Chúng ta không thể bảo đảm 100% ngăn chặn, kiểm soát tốt dịch Covid-19. Nguy cơ cao vẫn hiện hữu”, ông Long nói.

Phát biểu tại Hội nghị sáng nay, Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh, Phó tư lệnh Bộ đội Biên phòng, thông tin từ đầu năm đến nay, Việt Nam có 20.161 trường hợp nhập cảnh trái phép, đồng thời các lực lượng chức năng cũng tiếp nhận 8.340 người Việt Nam được các nước trao trả qua cửa khẩu.

Cô gái đeo khẩu trang y tế tại máy bán khẩu trang miễn phí ở Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có phải là câu chuyện thành công về kinh tế duy nhất ở Đông Nam Á trong thời Covid-19?

Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh cho hay, chuẩn bị tới thời điểm Tết Nguyên đán, nhu cầu thăm thân, giao thương, đi lại và tìm việc làm của nhân dân khu vực biên giới rất lớn.

Bên cạnh đó, theo đại diện lực lượng Biên phòng, đời sống của nhân dân ở vùng biên còn gặp nhiều khó khăn, thiếu việc làm, đặc biệt trong mùa nông nhàn. Vì nhu cầu mưu sinh, người dân tìm mọi cách để xuất nhập cảnh trái phép.

Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, có thực trạng, thời gian qua, cơ quan chức năng phát hiện nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép hoặc người Trung Quốc hết hạn visa đã tìm cách lưu trú ở nhà nghỉ, khách sạn trốn tránh sự kiểm tra, làm giả giấy tờ để kéo dài thời gian ở Việt Nam.

“Do sợ dịch Covid-19. Những đối tượng này làm giả giấy tờ để kéo dài thời gian lưu trú tại Việt Nam hoặc lưu trú bất hợp pháp tại khách sạn, khu nhà trọ”, tướng Nguyễn Đức Mạnh nói.

Trong khi đó, tình trạng người Việt Nam nhập cảnh trái phép, trốn cách ly khi về nước cũng đang diễn biến phức tạp tại biên giới Lào, Campuchia hay trên biển, cơ quan chức năng đều ghi nhận nhiều ca xuất nhập cảnh trái phép. Tướng Biên phòng cũng thông tin về việc có một số lao động từ Brunei nhập cảnh trái phép về nước qua tuyến biển

“Gần đây, chúng ta phát hiện nhiều trường hợp lẩn trốn trên phương tiện vận chuyển hàng hóa như xe tải, container, trà trộn tàu hàng cá để tìm cách nhập cảnh trái phép vào Việt Nam”, thiếu tướng Mạnh nêu rõ.

Thông tin thêm về hiện tượng nhập cảnh trái phép, đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng bày tỏ, việc nhập cảnh trái phép chủ yếu được tiến hành thông qua mạng xã hội, zalo. Các đối tượng liên lạc với nhau bằng sim rác sau đó thuê xe ôm, taxi để vận chuyển người trái phép.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã được duy trì trên 6.000 chốt đường mòn, lối mở và làm thủ tục cho hơn 2,7 triệu người nhập cảnh.

Các biện pháp an ninh chống lại coronavirus ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 16 ca mắc Covid-19 mới

Các cơ quan chức năng cùng lực lượng Biên phòng xác định, cuộc chiến chống Covid-19 còn lâu dài, tình trạng xuất nhập cảnh trái phép dự báo gia tăng, để đảm bảo cho lực lượng bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ, đại diện Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đề nghị Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp, ngành, thôn bản, xã phường tiếp tục tuyên truyền cho nhân dân địa bàn biên giới không xuất nhập cảnh trái phép và tiếp tay cho các hành vi vi phạm.

Trong cuộc họp sáng nay, Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh cũng cho rằng cần tổ chức chốt chặt, nghiêm tại các đường mòn, lối mở biên giới.

“Về cơ bản các tỉnh hiện đã rút hết lực lượng về và cơ bản chỉ còn lực lượng biên phòng, nên công tác phòng, chống dịch hiện nay cũng khó khăn”, tướng Mạnh nêu rõ.

Việt Nam sẽ có bệnh viện chuyên điều trị Covid-19?

Phát biểu tại Hội nghị, Ths. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết hiện nay tỷ lệ của Việt Nam là khoảng hơn một ca mắc/một triệu dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì buổi họp báo - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: COVID-19 thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam

Theo vị chuyên gia, nếu gặp tình huống như Nga, Mỹ, Pháp có cùng lúc 30.000 ca mắc/một triệu dân, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

“Nếu Việt Nam chỉ cần có 3.000 ca mắc/một triệu dân, chúng ta đã không có cơ sở y tế nào điều trị nổi. Chúng ta cũng phải chuẩn bị sẵn lực lượng cán bộ y tế nội khoa để không bỡ ngỡ khi tham gia với các cơ sở điều trị khi thiết lập bệnh viện dã chiến”, Ths. Nguyễn Trọng Khoa thẳng thắn.

Báo cáo tại Hội nghị, ông Khoa nói, các địa phương hiện có trang bị hầu hết máy thở chức năng cao, nhưng năng lực điều trị còn hạn chế. Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng chỉ ra ở Việt Nam hiện chỉ có một số bệnh viện tự chủ được kỹ thuật, hầu hết huy động từ bệnh viện tuyến trên.

Vì vậy, hiện các địa phương phải tự mình lo cho chính mình, phục vụ bệnh nhân chính địa phương mình.

Ths. Nguyễn Trọng Khoa dẫn ví dụ về dịch Covid-19 vừa qua tại Đà Nẵng, chỉ có 1-2 địa điểm dịch nên cả nước dồn lực tập trung hỗ trợ.

“Nhưng với tình huống xấu có 10 địa phương như thế thì chúng ta không có khả năng hỗ trợ từ Trung ương và các địa phương khác”, vị chuyên gia phân tích.

Theo đó, Phó Cục trưởng Nguyễn Trọng Khoa đề nghị các địa phương cần phải có phương án chuyển đổi từ bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thành bệnh viện chuyên điều trị Covid-19. Những bệnh viện này sẽ có hệ thống oxy hồi sức cấp cứu, hỗ trợ kiểm soát nhiễm khuẩn, tạo thông khí, dinh dưỡng cho người bệnh, xét nghiệm sinh hóa, vi sinh, cấy nấm.

 Người dân đeo khẩu trang đi xe máy ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Thế giới vượt 50 triệu ca nhiễm Covid-19, Việt Nam thêm một ngày không có ca mắc mới

Đặc biệt, theo đại diện lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh, các địa phương ít nhất có 1-2 bệnh viện có phương án chuyển đổi thành bệnh viện điều trị Covid-19.

“Phải có phương án thiết lập một đơn vị dã chiến được xây dựng từ một cơ sở dân sự. Chẳng hạn như với 60% ca mắc không có triệu chứng chỉ cần cách ly điều trị tại ký túc xá hoặc cơ sở dân sự khác, có tổ y tế theo dõi”, ông Khoa đề xuất.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương luôn chuẩn bị cho tình huống xấu là dịch xảy ra trên địa bàn để bình tĩnh đối phó khi bùng dịch.

Liệu có bỏ sót ca mắc Covid-19?

Trao đổi trong hội nghị trực tuyến hôm nay về xét nghiệm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện nay, mỗi ngày Việt Nam thực hiện từ 3.800-4.000 mẫu. Con số này tăng gần gấp đôi so với thời điểm tháng 7.

Toàn cảnh Quốc hội. - Sputnik Việt Nam
Về thời điểm Việt Nam sản xuất vaccine Covid-19 và vụ cách chức ông Lê Vinh Danh

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng, hiện nay, Việt Nam tiến hành 4.000 mẫu/ngày. So với trường hợp có dấu hiệu cúm, ho, sốt, viêm phổi nặng, con số xét nghiệm này vẫn rất thấp, dễ bỏ lọt trường hợp mắc Covid-19.

“Chúng ta có cơ chế chi trả cho xét nghiệm từ nguồn bảo hiểm y tế nhưng các địa phương chưa đôn đốc, mạnh dạn và thực hiện triệt để chỉ đạo”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chỉ rõ.
“Bài học là phát hiện càng nhanh, dập dịch khoanh vùng càng nhanh. Trung Quốc xét nghiệm 4 triệu dân cho 1 thành phố là như vậy. Vì vậy, cần lưu ý phải đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm nếu không thì sẽ có tình trạng lấy mẫu không kịp xét nghiệm như bài học từng xảy ra tại Hà Nội”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

GS.TS Nguyễn Thanh Long cũng khuyến cáo hiện nay các cơ sở y tế gần như quay trở lại hoạt động bình thường, nhiều bệnh nhân đến cơ sở y tế nên nguy cơ lây nhiễm tại đây rất cao. Vì thế, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chấn chỉnh công tác xét nghiệm, tăng cường sàng lọc các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở để phát hiện ca nhiễm kịp thời.

Nghiên cứu viên trong phòng thí nghiệm của Viện Dịch tễ Quốc gia ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Vaccine Covid-19 lần đầu tiên thử trên người: Việt Nam đua song song với thế giới

Người đứng đầu Bộ Y tế cho biết đã ban hành chỉ đạo để phòng, chống Covid-19 chặt chẽ tại các cơ sở y tế tuy nhiên, bên cạnh các bệnh viện thực hiện tốt thì vẫn còn một số bệnh viện còn lơ là, đặc biệt là khối tư nhân, bệnh viện tư nhân.

Đồng thời, GS.TS Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương, đối với toàn bộ thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, đặc biệt từ nước có dịch cần phải được xét nghiệm virus gây bệnh Covid-19 để tránh nguy cơ lây nhiễm.

“Bộ Y tế đã yêu cầu thực phẩm đông lạnh từ nước có dịch phải được xét nghiệm Covid-19 vì khả năng sinh tồn ở thời gian dài. Do đó, phòng, chống dịch Covid-19 cần phải đẩy lên cao hơn, cần chuẩn bị tất cả các tình huống ứng phó với việc xuất hiện ca bệnh Covid-19 ở cộng đồng”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Vaccine Covid-19 Việt Nam dần lộ diện

Cùng với nhiều quốc gia trên thế giới đang chạy đua nước rút chế và thử nghiệm vaccine Covid-19 giai đoạn đánh giá lâm sàng, vaccine chống coronavirus Việt Nam đang được người dân hết sức mong đợi.

Người đi xe đạp đeo khẩu trang y tế ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Thêm một ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới

Theo Bộ Y tế Việt Nam công bố trước đó, hiện cả nước có 4 đơn vị đang tham gia nghiên cứu sản xuất vaccine Covid-19 gồm: Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC), Công ty TNHH MTV Vaccine và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vaccine và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC), Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược NANOGEN.

Ông Hoàng Hoa Sơn Phó trưởng Phòng Quản lý khoa học Công nghệ, Cục Công nghệ, Bộ Y tế trao đổi với báo Giao thông cho biết, hiện Việt Nam đã có 3 vaccine Covid-19 tiềm năng đang trong giai đoạn thử nghiệm tiền lâm sàng (thử nghiệm trên động vật).

“Kỳ vọng cuối tháng 11 có kết quả tiền lâm sàng”, ông Sơn cho biết.

Vị lãnh đạo cho biết, ở thời điểm hiện tại, vaccine của Công ty Nanogen là ứng viên tiềm năng nhất trong số 4 đơn vị tham gia nghiên cứu vaccine Covid-19. Dự kiến sau khi công ty hoàn thành hồ sơ nghiên cứu trên động vật sẽ chuyển sang thử nghiệm trên người, thời gian dự kiến vào tháng 12/2020.

Phía Công ty Nanogen đề xuất, vaccine sẽ được sử dụng để tiêm thử nghiệm trên nhóm nhỏ gồm 60 người tình nguyện. Trước đó, chế phẩm này cũng đã được gửi ra nước ngoài làm test thử trên động vật linh trưởng để đánh giá tính an toàn, khả năng sinh miễn dịch trên động vật.

Con khỉ - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bắt đầu thử nghiệm vaccine Covid-19 trên khỉ

Ngoài ra, Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) cũng đang trong quá trình hoàn thiện đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19. Đồng thời, công ty TNHH Một thành viên Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) cũng đã bắt đầu thử nghiệm tiền lâm sàng vaccine Covid-19 trên khỉ.

Dự kiến, sau khi tiêm xong, khỉ sẽ được theo dõi thời gian ngắn, sau đó tiếp tục lấy mẫu máu để làm các xét nghiệm miễn dịch. Trước đó, đơn vị này cũng đã thử nghiệm vaccine Covid-19 trên chuột cho kết quả tốt.

“Mặc dù, gặp rất nhiều khó khăn nhưng đến thời điểm này, chúng ta đã nhận tín hiệu đáng mừng khi vaccine Covid-19 made in Việt Nam dần lộ diện, góp mặt cùng 187 công ty, nhóm đang phát triển vaccine ngừa Covid-19 trên thế giới, trong đó có 38 loại đang ở giai đoạn thử nghiệm trên người”, Phó trưởng phòng Quản lý khoa học công nghệ cho hay.
Chưa rõ thời điểm có vaccine Covid-19 của Việt Nam

Trao đổi về khó khăn đối với vaccine Covid-19 của Việt Nam, TS. Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Vabiotech nhấn mạnh yêu cầu sản xuất vaccine rất cao trong khi thời gian là một áp lực rất lớn đối với các nhà sản xuất vaccine.

Đo thân nhiệt cho công dân trước khi tiếp nhận. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ có đoàn kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch Covid-19

Ông Đạt chia sẻ, trong quá trình làm, có những giai đoạn đặt ra yêu cầu phải thành công chỉ trong một lần thực hiện, bởi nếu làm sai sẽ có thể lại mất vài tháng để đặt hàng nguyên, vật liệu từ nước ngoài về.

“Đến giờ, dù các bước đi có chậm hơn so với nhiều nhà sản xuất vaccine khác trong và ngoài nước nhưng chúng tôi quan niệm “làm đến đâu, chắc đến đó”, đồng thời, đặt kỳ vọng vaccine của mình ra sau nhưng có thể giải quyết được cả những câu hỏi còn bỏ ngỏ của những vaccine đã đi trước”, TS. Đạt bày tỏ.

Chuyên gia Hoàng Hoa Sơn nhấn mạnh, với kết quả nghiên cứu vaccine Covid-19 như hiện nay, Việt Nam kỳ vọng có thể sản xuất vaccine vào cuối năm 2021. Tuy nhiên để khẳng định rõ thời điểm nào là rất khó, bởi việc triển khai vaccine có nhiều công đoạn với các yêu cầu ngặt nghèo.

Ông Sơn cũng đề cập vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay trong thử nghiệm lâm sàng chính là việc xây dựng cách thức đánh giá để vaccine thể hiện được cả tính an toàn và hiệu quả bảo vệ. Theo đó, việc đánh giá hiệu quả bảo vệ của vaccine vẫn phải đòi hỏi được thực hiện trên các nhóm có nguy cơ và tại các vùng lưu hành dịch. Tuy nhiên với điều kiện hiện tại của Việt Nam, nhờ công tác dự phòng tốt, số ca mắc Covid-19 rất thấp, nên việc thực nghiệm trong nước là khó khả thi.

Cư dân đeo khẩu trang trên xe tay ga ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc Covid-19 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh

Còn theo ông Đỗ Tuấn Đạt, hiện vaccine Covid-19 của Vabiotech đang được thử nghiệm trên khỉ, sau khi được đánh giá thành công thử nghiệm trên chuột hamster.

Tuy nhiên công đoạn thử nghiệm vaccine trên khỉ hiện cũng đang đặt ra thách thức. Vì ở Việt Nam hiện chưa có cơ sở nào có phòng an toàn sinh học cấp độ 3 đủ lớn để đáp ứng đúng yêu cầu đánh giá vaccine trên động vật lớn như khỉ.

“Do vậy, chúng tôi chỉ có thể tiêm, lấy máu và đánh giá đáp ứng miễn dịch trên khỉ. Việc test vẫn sẽ phải thực hiện ở nước ngoài. Sau khi có đầy đủ các dữ liệu về hiệu quả miễn dịch mới có thể được cấp phép thử nghiệm lâm sàng trên người”, TS. Đỗ Tuấn Đạt bày tỏ.

Về vấn đề liệu vaccine Covid-19 có chặn đứng được đại dịch, TS. Đỗ Tuấn Đạt nhấn mạnh, cần đánh giá trên hai khía cạnh, hiệu quả được đánh giá trên người mang trùng bệnh hay chưa và thời gian đáp ứng miễn dịch bao lâu. Bởi thực tế, nhiều trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng không hề có triệu chứng lâm sàng (sốt, ho, khó thở).

Những hành khách đầu tiên rời máy bay.  - Sputnik Việt Nam
Bao giờ Việt Nam thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người?
Theo ông Đạt, nếu vaccine Covid-19 không bảo vệ được nguy cơ mắc bệnh của những trường hợp này thì cơ hội virus SARS-CoV-2 tồn tại trong cộng đồng, tiếp tục lây nhiễm rất lớn.

Đồng thời, trong cùng một thời điểm không thể tiêm đồng loạt vaccine với tất cả các đối tượng để đạt được hiệu quả bảo vệ cùng một lúc.

“Việc tiêm vaccine Covid-19 phải được thực hiện lần lượt trên từng nhóm đối tượng khác nhau, do vậy cần có thời gian để theo dõi và đánh giá miễn dịch kéo dài bao lâu”, vị chuyên gia chia sẻ.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала