Pháp sẽ công nhận Nagorno-Karabakh. Còn Thổ Nhĩ Kỳ nói gì?

© Sputnik / Aram Nersesyan / Chuyển đến kho ảnhAgdam, Nagorno-Karabakh
Agdam, Nagorno-Karabakh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
ANKARA (Sputnik) - Nghị quyết của Thượng viện Pháp kêu gọi công nhận Karabakh là thể hiện «tư duy phi lý không lành mạnh» và «hạn chế khả năng Pháp tham gia giải quyết vấn đề», Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố.

Nghị quyết của Thượng viện Pháp

Hôm thứ Tư, Thượng viện Pháp đã thông qua nghị quyết với đa số phiếu tuyệt đối kêu gọi Chính phủ nước này công nhận Nagorno-Karabakh. Văn kiện mang tính chất khuyến nghị.

«Quyết định của Thượng viện Pháp về xung đột ở Karabakh là một ví dụ về sự phớt lờ những nguyên tắc cơ bản nhất của pháp lý quốc tế, tính hợp pháp và công bằng, xuất phát từ lý do chính trị nội bộ», - tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ nhận xét. 
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu trong cuộc họp ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 26 tháng 10 năm 2020 - Sputnik Việt Nam
Erdogan nêu danh những nước bảo đảm hòa bình ở Karabakh

Cần lưu ý rằng quyết định của Thượng viện Pháp cho thấy rõ tại sao «công việc của Nhóm OSCE Minsk là một chiều và không thể giải quyết vấn đề này», - phía Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá.

Đáp trả cứng rắn 

«Sau hành động gây hấn và khiêu khích của Armenia, Azerbaijan đã có phản ứng cần thiết và khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ của mình, giải phóng địa bàn bị chiếm đóng gần 30 năm. Đây là hiện thân các quyền của đất nước này, bởi có các nghị quyết liên quan của Liên Hợp Quốc lệnh cho phía Armenia rời khỏi lãnh thổ Azerbaijan bị chiếm đóng, ngay lập tức và vô điều kiện», - Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố. 
«Việc Thượng viện Pháp kêu gọi Azerbaijan rời khỏi vùng lãnh thổ vốn được giải cứu khỏi sự chiếm đóng, là một biểu hiện của lối tư duy phi lý không lành mạnh, là ví dụ về cái nhìn thiên lệch, tách biệt với thực tế và không thể coi là nghiêm túc», - tài liệu của Ankara kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала