Ở Đức kêu gọi các nước giàu từ bỏ thói ích kỷ về vắc xin

© REUTERS / BioNTech SE 2020, all rights resMột liều vắc xin phòng bệnh coronavirus (COVID-19) của BioNTech và Pfizer được minh họa trong bức ảnh phát tay chưa ghi ngày tháng này, khi Anh trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên phê duyệt vắc xin COVID-19, ở Mainz, Đức
Một liều vắc xin phòng bệnh coronavirus (COVID-19) của BioNTech và Pfizer được minh họa trong bức ảnh phát tay chưa ghi ngày tháng này, khi Anh trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên phê duyệt vắc xin COVID-19, ở Mainz, Đức - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau khi vắc-xin ngừa coronavirus ở Anh được cấp phép, giờ đây đang nổi lên một câu hỏi mang tính toàn cầu: những quốc gia nào sẽ nhận được vắc xin và với số lượng bao nhiêu, Die Welt viết.

Như ấn phẩm lưu ý, bản chất của việc phân phối vắc-xin có thể rất quan trọng đối với tỷ lệ tử vong do coronavirus.

Thư ký báo chí của nhà lãnh đạo Nga Dmitry Peskov. - Sputnik Việt Nam
Phát ngôn viên của ông Putin: Các chính trị gia Nga đã tiêm vắc-xin COVID-19 theo kiểu "phát trực tiếp"

Phân phối vắc xin trên thế giới

Đại học Northeastern của Boston đã tiến hành một nghiên cứu, trong đó xem xét hai kịch bản giả định để phân phối 3 tỷ liều vắc-xin với hiệu quả 80%. Trong kịch bản đầu tiên (hiện tại có vẻ khả dĩ nhất), hầu hết vắc-xin (2 tỷ trong số 3) sẽ được phát cho 50 quốc gia giàu nhất, chỉ 1 tỷ liều tới tay các quốc gia thu nhập thấp. Trong trường hợp này, có thể tránh được 33% số ca tử vong xảy ra khi không có vắc xin. Trong kịch bản thứ hai, vắc xin được phân phối đồng đều, nếu vậy tỷ lệ tử vong giảm 61%.

Như tờ báo viết, khía cạnh đạo đức của vấn đề là hiển nhiên. Tuy nhiên, các chính trị gia ở nhiều quốc gia phát triển đã có vắc-xin ngừa coronavirus đang đứng trước áp lực phải đảm bảo trước tiên cho sự an toàn của chính công dân nước mình. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Quỹ Bill & Melinda Gates, việc phân phối vắc xin không đồng đều có thể gây tác động tiêu cực đến chính các nước giàu.

Các nhân viên tại Trung tâm Gamaleya (Moskva) đóng gói vắc xin chống COVID-19 Sputnik V để vận chuyển ra nước ngoài. - Sputnik Việt Nam
Người đứng đầu RDIF nêu giá vắc xin Sputnik V khi bán cho các quốc gia khác

Coronavirus đe dọa sự ổn định của các nước nghèo như thế nào?

Thứ nhất, đại dịch coronavirus đe dọa sự ổn định của các nước nghèo và gây ra các cuộc khủng hoảng mới, do đó, có thể dẫn đến các luồng người tị nạn mới và các vấn đề cho các nước phát triển.

Tình trạng trì trệ kinh tế ở các nước thu nhập thấp cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các nước giàu, như trong trường hợp này, các nước nghèo sẽ mua ít sản phẩm được sản xuất ở các nước phát triển hơn. Theo tính toán của quỹ, Đức có thể mất tới 2,7 tỷ euro vào năm 2021 trong trường hợp phân phối vắc xin không đồng đều.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала