Kinh tế ứng nghiệm đưa các công ty Trung Quốc lên vị trí thủ lĩnh trên thị trường vũ khí toàn cầu

© Sputnik / Evgeny BiyatovPhi hành đoàn xe tăng Type 96 của Trung Quốc.
Phi hành đoàn xe tăng Type 96 của Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bốn nhà sản xuất vũ khí của Trung Quốc đã được ghi danh trong xếp hạng 25 công ty lớn nhất thế giới về doanh số bán vũ khí và các dịch vụ kỹ thuật quân sự trong năm 2019.

Điều này nêu trong báo cáo do Viện Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố ngày 7 tháng 12. Đáng chú ý, có ba công ty nằm trong top 10 dẫn đầu. Xét về tổng doanh số, bốn công ty này chiếm vị trí thứ hai sau các nhà sản xuất Mỹ.

Thiên Lôi-500 (Tianlei-500) là bom chùm đa mục tiêu có khả năng mang theo đồng thời 6 loại bom con khác nhau, kể cả bom phá hủy đường băng sân bay.  - Sputnik Việt Nam
Bom chùm Thiên Lôi của Trung Quốc: vũ khí của chiến tranh công nghệ cao

Trong danh sách của SIPRI lần lượt các vị trí thứ 6, 8 và 9 thuộc về Aviation Industry Corporation of China (AVIC), China Electronics Technology Group Corporation (CETC) và China North Industries Group Corporation (NORINCO). Trong top 10 dẫn đầu cũng gồm sáu công ty của Mỹ và một công ty của Anh.

Còn công ty thứ tư của Trung Quốc là China South Industries Group Corporation đứng ở bậc thứ 24. Tổng khối lượng sản phẩm của bốn «anh hùng hào kiệt» này đã tăng 4,8% trong năm 2019 so với năm trước  và đạt 16%. Cao hơn chỉ có doanh số của các công ty Mỹ - 61%. Hai công ty Nga trong danh sách này chiếm 3,9%.

Phát triển tiềm năng ứng nghiệm sáng tạo

Thứ bậc cao của các công ty công nghiệp-quân sự Trung Quốc gắn trước hết với đà phát triển khoa học, công nghệ và công nghiệp nhanh chóng của đất nước này, - chuyên gia Pavel Kamennov từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) nhận xét với Sputnik.  

LHQ - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc chuẩn bị tham gia Hiệp ước quốc tế về buôn bán vũ khí
«Trong thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã khởi động quá trình đổi mới toàn bộ nền kinh tế. Các chương trình được thông qua nhằm phát triển tiềm năng công nghệ cao dân sự và tích hợp nó với lĩnh vực quân sự. Tiến trình này được thực hiện với sự hỗ trợ mạnh bằng kinh phí Nhà nước. Về chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp sản xuất-dịch vụ (Research and Development - R&D), Trung Quốc đã tiến lên đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, trong đó việc cấp vốn và phát triển lĩnh vực này ở Trung Quốc được thực hiện với nhịp độ vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong những năm gần đây, tỷ lệ này ở Trung Quốc là 6-6,5%, còn tốc độ tăng kinh phí tài trợ cho R&D là 8-10%. Trên cơ sở đó, Trung Quốc đang hiện đại hóa tổ hợp công nghiệp-quân sự của mình, tái trang bị một cách có hệ thống cho quân đội, đồng thời duy trì hạng bậc cao trên thị trường vũ khí thế giới. Trung Quốc luôn tính đến quan tâm của các đối tác nước ngoài, thực hiện chu đáo các nghĩa vụ cam kết, có danh tiếng là đối tác đáng tin cậy cả trong lĩnh vực liên hệ thương mại-kinh tế, cũng như trong giao dịch mua bán vũ khí. Sự tin cậy ngày càng tăng vào Trung Quốc và vũ khí của nước này đã đưa các công ty Trung Quốc lên đẳng cấp các nhà xuất khẩu dẫn đầu thế giới».

Cách tiếp cận có chọn lọc

Đồng thời, Trung Quốc tiếp cận có chọn lọc và chịu trách nhiệm trong việc bán vũ khí - chẳng hạn, nước này không cung cấp vũ khí cho những bên tham chiến trong xung đột khu vực. Ngoài ra, xuất khẩu quân sự không phải là nguồn thu nhập đáng kể cho Trung Quốc, - như lưu ý của ông Châu Dung (Zhou Rong), nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Một vị khách xem vũ khí xạ kích tại MILEX-2017. - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc muốn sớm tham gia Hiệp ước Thương mại vũ khí
«Trung Quốc không phải là nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới. Xét về xuất khẩu vũ khí trên tỷ lệ dân số, Trung Quốc đứng sau nhiều nước. Ngoài ra, về cơ bản Trung Quốc sản xuất vũ khí phòng thủ, và phần lớn vũ khí xuất khẩu là cần thiết cho các nhà nhập khẩu để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia. Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc cũng cho thấy rằng quá trình hiện đại hóa ngành công nghiệp quân sự của đất nước đang được đẩy nhanh còn tỷ trọng công nghệ cao trong sản xuất vũ khí đang tăng lên. Trung Quốc không làm giàu nhờ xuất khẩu vũ khí, và khác với một số nước khác vẫn làm, Trung Quốc không bán vũ khí cho các nước đang bị cuốn hút vào xung đột khu vực. Trung Quốc cũng cần liên tục đổi mới vũ khí và trang bị để củng cố khả năng quốc phòng, bảo vệ lợi ích ở nước ngoài và đối phó với những vấn đề không  tiên liệu được. Do đó, Trung Quốc bán vũ khí cho các nước thích hợp một cách có chọn lọc. Cuối cùng, Trung Quốc bán vũ khí để duy trì hòa bình và ổn định khu vực, chứ không phải để kích động chạy đua vũ trang. Việc cung cấp vũ khí và trang bị của Trung Quốc làm tăng khả năng phòng thủ và chống khủng bố của các nước có nhu cầu, như vậy chắc chắn góp phần vào sự nghiệp duy trì hòa bình thế giới. Tính đến cố gắng của đất nước trong công việc chung này, Trung Quốc khó có thể trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới».  

Yếu tố địa chính trị

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, GS Andrei Volodin từ Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga đã lưu ý đến hàng loạt yếu tố địa chính trị, có ý nghĩa động lực phân định sự cần thiết phát triển tổ hợp công nghiệp-quân sự đối với Trung Quốc

 Lính hải quân Trung Quốc trong lễ khai mạc cuộc tập trận hải quân ASEAN-Trung Quốc tại cảng quân sự ở Trạm Giang - Sputnik Việt Nam
Tại sao Trung Quốc phát triển quan hệ quân sự với các nước ASEAN?
«Bắc Kinh cho rằng có hàng loạt quốc gia có thể gây đe dọa tiềm tàng cho an ninh của Trung Quốc. Trước hết là Hoa Kỳ, tiếp đó là Nhật Bản, nước yếu hơn Trung Quốc rất nhiều, nhưng trong quan hệ lại có những vấn đề lịch sử. Cuối cùng, là Ấn Độ, là nước có tranh chấp lãnh thổ, định kỳ phát triển thành xung đột biên giới. Trong những điều kiện này, Trung Quốc duy trì khả năng quốc phòng của mình ở mức độ tương ứng nhờ vào việc phát triển sản xuất sản phẩm quân sự, đồng thời tiến ra thị trường thế giới».

Chuyên gia Nga cũng chỉ ra khả năng cạnh tranh ngày càng tăng của các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc trên thị trường thế giới. Điều đó rất quan trọng, vì các quốc gia châu Á lớn khác cũng đang dành chú trọng nhiều hơn cho việc phát triển các tổ hợp quốc phòng của họ.

Chẳng hạn, theo dữ liệu của SIPRI, Trung Quốc năm 2019 vẫn ở vị trí thứ hai thế giới về chi tiêu quân sự, trong khi Ấn Độ đã tăng từ bậc thứ năm lên thứ ba trong vòng ba năm gần đây. Theo đánh giá của SIPRI, Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt chi 261 tỷ USD và 71,1 tỷ USD trong năm 2019. Đồng thời, Ấn Độ bỏ xa Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng đầu tư vào xây dựng quân đội - 6,8% so với 5,1% của Trung Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала